MỤC LỤC
Sự ra đời của luật giao dịch điện tử năm 2005, trong 2 năm qua đã có tác động lớn đến nhận thức xã hội như việc hình thành hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 25/6/2007; các hoạt động tuyên truyền đào tạo về TMĐT không ngừng phát triển, các chương trình sinh viên nghiên cứu TMĐT cũng được phát động mạnh mẽ trong cả nước…Đặc biệt, TMĐT có tác động mạnh mẽ đến các phương thức kinh doanh: Các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp kinh doanh TMĐT chuyên nghiệp. Chứng từ TMĐT “có giá trị pháp lý như văn bản nếu thông tin chứa trong chứng từ điện tử đó có thể truy cập được để sử dụng khi cần thiết” (Điều 8). Đặc biệt, để hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề này, Điều 9 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP quy định rằng “chứng từ điện tử không chỉ có giá trị pháp lý như văn bản mà còn có giá trị pháp lý như bản gốc”. Chứng từ điện tử có giá trị như bản gốc nếu thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau:. - Có sự đảm bảo tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác. - Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Đã có những quy phạm luật cụ thể hoá các nguyên tắc giao kết hợp đồng TMĐT. - Các bên tham gia có quyền tự do thoả thuận sử dụng các phương tiện điện trong giao kết và thực hiện hợp đồng;. - Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng;. - Khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về kỹ thuật, chứng thực các điều kiện bảo mật tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. Đã có một số quy định hướng dẫn cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử. Thời điểm gửi, nhận đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trong việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng điện tử và phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Luật Thương mại năm 1997 đã không đưa ra một nguyên tắc nào đển xác nhận thời điểm gửi,. nhận, còn Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thời điểm gửi, nhận giao kết hợp đồng nhưng chỉ áp dụng cho giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống. Điều 391 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung cho những thiếu sót này với quy định “đề nghị được coi là đã được nhận khi giao kết hợp đồng là đề nghị được gửi vào hệ thống thông tin chính thức của bên nhận đề nghị”. Quy định này được áp dụng cho những đề nghị được giao kết hợp đồng dưới những thông điệp dữ liệu. Để hướng dẫn cụ thể về giao kết hợp đồng thì Điều 36, khoản 2 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 khẳng định: “Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện qua các dữ liệu điện tử”. Điều 12 Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/06/2006 cụ thể hoá hai giai đoạn đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại: “ Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bờn nhận cụ thể thỡ chưa được coi là giao kết hợp đồng, trừ khi bờn thụng bỏo chỉ rừ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận”. Những quy định trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và những quy định hướng dẫn trong Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/06/2006 nói trên đã chỉ dẫn tương đối cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử. c) Đã ban hành các quy định về chữ ký điện tử. Điều 17;18;19 của Luật chỉ quy định về thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu mà không có một quy định nào nói rằng việc nhận thông điệp dữ liệu như thế nào thì được coi là chấp nhận chào hàng và do đó hình thành hợp đồng điện tử v.v…Điều 14 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 cũng khụng quy định rừ ràng sẽ phải giải quyết thế nào để bờn được đề nghị muốn sửa đổi nội dung đưa ra trong đề nghị giao kết hợp đồng?.
Trong luật giao dịch điện tử Việt Nam và các nghị định hướng dẫn thi hành luật giao dịch điện tử còn thiếu mảng quy định về các hành vi gian lận và các biện pháp xử lý vi phạm gian lận trong giao kết hợp đồng điện tử, từ đó thiếu khung pháp lý để căn cứ tiến hành xử lý, đưa ra các chế tài cho các hành vi gian lận trong giao kết hợp đồng điện tử, dẫn đến khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp. Nhìn chung, tuy Luật giao dịch điện tử năm 2005 - một văn bản được coi là quan trọng nhất nhằm hình thành khung pháp lý ban đầu cho TMĐT nói chung và cho giao kết hợp đồng điện tử nói riêng ở Việt Nam đã được ban hành nhưng nhiều nội dung trong luật còn chưa được cụ thể, chưa tạo đủ cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh, chưa tạo được niềm tin cho doanh nghiệp và người tiêu dùng khi họ muốn tham gia giao kết hợp đồng điện tử. Luật chưa có quy định về các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng điện tử được giao kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài; Luật cũng chưa quy định hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể về các chế tài được áp dụng khi có sự vi phạm hợp đồng điện tử, đặc biệt là chưa quy định chế tài đối với hành vi lợi dụng phương thức kinh doanh này để lừa đảo doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.
Điều kiện thứ hai, doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp ( thiết kế trang web quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc giao kết hợp đồng điện tử…) và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phat sinh (như diệt các vius tấn công, có biện pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học). Điều 150 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. Do vậy nhiều công nghệ đã phát triển để hỗ trợ thanh toán trực tuyến như tiền điện tử, các phương pháp kiểm tra tín dụng hợp lý, công nghệ ví tiền điện tử và nhiều hệ thống thanh toán có sự tham gia của bên thứ ba…Các loại công cụ hỗ trợ khách hàng như cộng đồng khách hàng sẽ cung cấp các thông tin, ý kiến vf tư vấn về sản phẩm và về người bán.
Hạ tầng công nghệ bao gồm từ các chuẩn của doanh nghiệp, của trong nước, và sự kiên kết các chuẩn đấy với chuẩn quốc tế; tới các kỹ thuật và thiết bị ứng dụng; và không chỉ riêng từng doanh nghiệp, mà phải là cả hệ thông quốc gia, với tư cách là phân hệ của hệ thống quốc gia, hay một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực, và toàn cầu, và hệ thống ấy phải tới đựoc từng cá nhân.
Hệ thống thanh toỏn điện tử sẽ đúng vai trũ như của ngừ giữa internet và mạng ngân hàng. Hiện nay, thanh toán bằng các hình thức Master Card, Visa Card, thanh toán thẻ thông minh đang được sử dụng rộng rãi góp phần vào sự thuận lợi cho việc thanh toán các hợp đồng điện tử.