MỤC LỤC
Càng ngày chiều hướng chiến lược toàn cầu càng ảnh hưởng mạnh đến chiến lược của các doanh nghiệp.Thị trường toàn cầu tác động mạnh đến nhiều doanh nghiệp yếu tố toàn cầu vừa là cơ hội, vừa là thách thức một cách trực tiếp và gián tiếp.Những doanh nghiệp nắm vững môi trương toàn cầu sẽ có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận lên gấp bội, và ngược lại nếu không nắm bắt được môi trường toàn cầu khi tham gia sẽ sớm nhận được sự thất bại.Khi một nước lớn gặp khó khăn về tài chính hoặc khi thế giới khan hiếm một nguyên liệu nào thì sự việc đó có thể ảnh hưởng lớn đến chiến lược của một tổ chức. Thị phần tăng là cơ sở để có lợi thế cạnh tranh vì có tiết kiệm do qui mô ( những chi phí cố định như quảng cáo, chi phí chung của lực lượng bán hàng, chi phí R&D, chi phí nhân viên, chi phí bảo quản phương tiện..) và khúc tuyến kinh nghiệm (là một đề xuất cho rằng khi một doanh nghiệp tích lũy kinh nghiệm trong việc sản xuất một sản phẩm thì chi phí sản xuất tính theo giá không đổi sẽ ngày càng giảm theo một tỷ lệ có thể tiên đoán được).
Ban nghiên cứu phát triển công ty : Tìm hiểu những thay đổi của thị trường và nền kinh tế, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn trong tương lai cho công ty; Dự báo trước những biến động có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các trung tâm chi nhánh của công ty: Giúp công ty mở rộng được thị trường trên khắp vùng đặt trung tâm, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ thực tế tại địa bàn, từ đó tham mưu cho các phòng ban có chuyên môn nhằm đưa ra những điều chỉnh cần thiết khi có nhu cầu. + Tại Hà Nội: Phòng tiêu thụ xi măng là chủ quản của các cửa hàng. + Tại tỉnh Vĩnh Phúc : Chi nhánh công ty tại tỉnh Vĩnh Phúc quản lý. + Tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng : Chi nhánh của công ty tại tỉnh Phú Thọ quản lý. + Tại tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang : Chi nhánh của công ty tại tỉnh Phú Thọ quản lý. + Tại tỉnh Lào Cai : Chi nhánh của công ty tại Lào Cai quản lý. II.Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại xi măng. Phòng, Công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng Bút Sơn, công ty xi măng Hoàng Mai, công ty xi măng Tam Điệp ) theo kế hoạch tiến độ và hợp đồng đã kí kết. Năm 2005 sản lượng tiêu thụ của công ty là 2030182.312 tấn, hơn năm 2007 là 673819.018 tấn ( tương ứng với 33.19 %).Tuy nhiên để đạt được những thành tựu như hiện nay công ty đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách.Chúng ta biết rằng xi măng là sản phẩm tiêu dùng mà có thành phần chính quyết định đến khả năng cầu về xi măng là : Nhà nước, các nhà đầu tư và cuối cùng là người dân.Các thành phần kinh tế này chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế- xã hội và các vấn đề chính trị.Trong những năm qua, chịu tác động của các yếu tố: nền kinh tế hội nhập, nhiều công ty kinh doanh nước ngoài dễ dàng thâm nhập; nhiều nhà máy sản xuất xi măng được xây dựng; tư nhân tự do kinh doanh buôn bán…và thực hiện quá trình cổ phần hóa ( 2/7/2007 ) đã làm cho sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty giảm như vậy. Trong khi đó, doanh nghiệp xi măng trong nước sẽ gặp phải nhiều sức ép gia tăng giá thành sản xuất, giảm sức ép cạnh tranh như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của các công ty xi măng nhưng tiếp tục có xu hướng tăng lên.Trong những năm tới nguồn than của các nhà máy xi măng có khả năng bị thiếu hụt do nguồn cung cấp và giá cả sẽ biến động lớn do ngành than nhiều lần yêu cầu tăng giá, nguồn cung cấp than sẽ cạn kiệt dần.Ngoài ra, giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng, cộng với khó khăn về cước vận tải và cước phí tăng cao sẽ làm tăng giá thành sản xuất xi măng.Những biến động lớn về giá cả xăng, dầu hay điện năng, than…sẽ có tác động đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty xi măng, Công ty Cổ phần Thương mại xi măng cũng không thể tránh khỏi luồng xoáy khan hiếm hàng cũng như chịu mức giá thành cao.Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn như hiện nay, chính sách tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng nâng cao sức cạnh tranh của công ty, nhất là cạnh tranh với xi măng nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện cam kết với WTO giảm thuế xi măng.
Trong những năm qua ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam về kỷ luật giá, lượng xi măng dự trữ tại các địa bàn vào các giai đoạn cao điểm trong năm, đáp ứng nhu cầu xi măng cho thị trường, góp phần tích cực trong việc bình ổn giá trên địa bàn được phân công quản lý.Công ty còn thu được rất nhiều thành tựu khác: Tổ chức của công ty đã đi vào nề nếp và ổn định, có được mạng lưới bán hàng và kho hàng đảm bảo được chủ động trong kinh doanh ; Qua quá trình kinh doanh, công ty đã thực sự trở thành người bán hàng tin cậy của người tiêu dùng xi măng trên thị trường, các cửa hàng của công ty phục vụ tận tình, chu đáo, không kể ngày lễ, chủ nhật, hàng hóa bán ra đảm bảo số lượng, chất lượng ; Công ty đã chủ động trong việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của công ty.
Thực hiện những công cuộc đổi mới và hội nhập hiện nay, Việt Nam đã thu hút nhiều nguồn đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.Trong giai đoạn này thể hiện bằng tổng mức tiêu thụ xi măng tăng vọt.Nước ta là một thị trường tiêu thụ xi măng rất lớn, do Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng luôn được đánh giá cao.Bằng hàng loạt các hoạt động như: xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cầu cống, thủy điện, công trình giao thông trên khắp các vùng. Giá bán xi măng tại công ty là do Tổng công ty xi măng quy định nên họat động điều chỉnh giá không được năng động và kịp thời.Từ trước đến nay giá của Tổng công ty xi măng quy định thường xuyên cao hơn mức giá bán ở bên ngoài thị trường.Chính vì lý do này đã làm cho thị trường luôn luôn có hiện tượng “giá treo”.Hiện tượng này làm bóp méo giá trị thật của hàng hóa, làm cho các nhà nghiên cứu không có một cách nhìn nhận chính xác về thị trường, làm thương nhân có điều kiện để đầu cơ tích trữ nhằm thu lợi nhuận bất chính, làm thị trường xảy ra những bất động không đáng có. Công ty CP TMXM có được ưu thế là mua vào sản phẩm của những công ty sản xuất xi măng có tiếng trên thị trường, dễ thâm nhập vào thị trường và chất lượng cũng được đảm bảo hơn.Tuy nhiên cũng chính vì lý do này mà có thể chất lượng đầu vào khi nhập kho của công ty sẽ không đáp ứng yêu cầu đưa ra.Nên điều quan trọng là công ty phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và có một quy trình hợp lý nhằm phát hiện xi măng sản xuất ra chưa đúng tiêu chuẩn, để cảnh báo đơn vị sản xuất nhằm đưa ra một chất lượng sản phẩm được tốt và ổn định hơn.
Để có thể thực hiện được chiến lược thì cần phải có một đội ngũ những người làm việc có trình độ, có thể nắm bắt đựơc thông tin nhanh nhất.Trong điều kiện hiện nay không thể nhanh chóng có ngay đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn hoàn toàn là có nghiệp cụ vao.Việc này đòi hỏi phải từng bước tiến hành đào tạo và đào tạo lại, nhằm trang bị cho họ những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường.Về kỹ năng nghề nghiệp, phải đào tạo để cán bộ công nhân viên họat động trong lĩnh vực này nắm vững phương pháp thâm nhập thị trường, vận dụng linh họat lý thuyết nghệ thuật kinh doanh thương mại, tiến tới nắm vững quy trình thương mại điện tử và tổ chức kinh doanh trên mạng.