Một số phương pháp quy hoạch trục giao thông từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Chức năng chính của đường đô thị

Cần hiểu đường phố là một không gian toàn diện được kết hợp rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các yếu tố giao thông, điều kiện khí hậu, yếu tố đất đai…Đường phố còn tạo ra khoảng không gian đủ để thu nhận các các công trình kiến trúc theo 3 chiều (Dọc theo đường phố, dọc theo chiều ngang của đường phố và từ các điểm cao của đô thị). Yêu cầu mỹ quan kiến trúc đòi hỏi phải có sự cân đối với chiều rộng đường phố và chiều cao của nhà hai bên đường, đòi hỏi một bố cục hợp lý các bộ phận của đường phố, sự hoà hợp về hình thái và sắc màu của cây trồng và các công trình khác với nhà cửa ở xung quanh.

Phân cấp kỹ thuật đường đô thị

Đường phố được hình thành và tồn tại hành chục có khi hành trăm năm và là phần ổn định nhất của đô thị.Thay đổi hướng hoặc mở rộng các đường phố đẵ có thường là một việc hết sức khó khăn vì công tác giải phóng mặt bằng tốn rất nhiều tiền của. - Loại III: Gặp nhiều hạn chế, chi phối khi xây dựng đường phố với các vấn đề về giải phóng mặt bằng, nhà cửa hoặc các vấn đề nhạy cảm khác.

Cơ sở lý luận về quy hoạch giao thông đô thị

Khái niệm và bản chất quy hoạch GTVTĐT

Bước 2: Phân tích vấn đề quy hoạch: Khi tiến hành phân tích vấn đề quy hoạch trước hết chúng ta cần tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng, phải nghiên cứu khát vọng của người dân, nhu cầu của người dân, thông qua một kênh thông tin nào đó đưa quy hoạch đến với người dân, từ đó chúng ta sẽ có những phản hồi rất quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá các vấn đề một cách khách quan, logic. Tác động còn có khía cạnh khác là tác động về đối tượng liên quan và khả năng thực thi chủa nó, từ đó có những đánh giá tổng hợp về tác động và khả năng thực hiện và đưa ra các giải pháp khi có những phản ứng.

Sơ đồ 1.1: Quá trình lập quy hoạch.
Sơ đồ 1.1: Quá trình lập quy hoạch.

Nội dung và quy trình lập quy hoạch trục giao thông từ ngã ba Văn Điển – ngã tư Hà Đông

    ═► Trước những thuận lợi và khó khăn đó, Thành phố Hà Nội quyết tâm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những khó khăn, hạn chế, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH, phát triển thủ đô toàn diện, vững chắc, góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. + Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường quốc gia kết nối liên thông các đô thị đối trọng xung quanh Hà Nội, bán kính phân bố trung bình 40 - 60 km (vành đai V), phục vụ mối giao lưu trực tiếp giữa các đô thị, đồng thời góp phần giải toả lưu lượng ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm.

    Bảng 2.1: Khí hậu bình quân của Hà Nội
    Bảng 2.1: Khí hậu bình quân của Hà Nội

    Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội

    Giao thông đường bộ 1: Đường vành đai

    Vành đai 2: Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La - Trường Chinh – Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân – Đi Nhật Tân và vượt qua song Hồng tới xã Phú Thượng sang qua xã Vĩnh Ngọc qua Đồng Hội, Đông Trù – Quốc lộ 3 tiếp tục vượt song Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai dưới 1 vành đai khép kín. Với mặt cắt ngang chật hẹp như vậy cũng như tốc độ đô thị hóa nhanh của Hà Nội nói chung và các khu vực mà tuyến đường vành đai 2 đang diễn ra nhanh chóng nên hiện nay thực tế tuyến đường vành đai 2 đồng thời phải đảm nhiệm hai chức năng là tuyến vành đai thành phố đối ngoại và tuyến giao thông đô thị.

    Đường quốc lộ

    Giao thông đường sắt

    Tuyến đường vành đai 3 cho tới thời điểm này vẫn chưa hình thành một tuyến liên tục, về cơ bản khép kín ở phía Tây từ Nội Bài tới Pháp Vân và còn một số dự án khác đã và đang được thực hiện. Khi tuyến vành đai 3 được xây dựng hoàn tất sẽ giải quyến được vấn đề lưu lượng giao thông trên các trục đường đô thi, khi đó lưu lượng giao thông trên trục quốc lộ 70 sẽ được giảm đáng kể do sự thu hút của đường vành đai 3.

    Vận tải hành khách công cộng

    Nhận xét về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội

    Vấn đề ùn tắc giao thông tuy đã được giải quyết một phần (xây dựng hệ thống điều khiển giao thông cưỡng bức bằng đèn tín hiệu. Tài các nút giao thông bố trí các dải phân cách mềm để phân bố lại các làn giao thông…) Tuy nhiên nếu không có biện pháp thực sự hữu hiệu về tổ chức quy hoạch phân luồng giao thông thì sự ùn tắc vẫn xẩy ra nhất là khi có những yếu tố tác động bất thường. - Phần lớn trục đường bộ hướng tâm và các tuyến vành đai chưa được nâng cấp, một số đoạn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật chưa phù hợp, các tuyến đường vành đai 1 và 2 do đô thị hoá quá nhanh đã mất dần tính chất là đường vành đai và đang mang chức năng là đường đô thị.

    Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội Huyện Thanh Trì

      Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành phía Nam Hà Nội, theo định hướng Quy hoạch chung Thủ Đô là: Khu vực phát triển đô thị phía Nam Thủ đô và là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của huyện; Khu vực tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố, Khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các trung tâm dịch vụ, thương mại, đào tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng đô thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn liền với giữ gìn tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ gắn với việc phát huy truyền thống lịch sử văn hoá địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các tầng lớp dân cư trong Huyện.

      Mối quan hệ giữa Huyện Thanh Trì và các Huyện Thị Tỉnh Hà tây cũ khi Hà Nội mở rộng

      - Đường vành đai 4: Quy hoạch điều chỉnh lại đường vành đai 4 đưa sát xuống khu vực giáp huyện Thường Tín qua sông Hồng nối sang tỉnh Hưng Yên bằng cầu Vạn Phúc. Huyện có quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe tĩnh rộng 20 ha (quy hoạch chi tiết huyện Thanh Trì tỉ lệ 1/ 5000) trên địa phận xã Tam Hiệp – Vĩnh Quỳnh nằm sát bên cạnh đường Phan Trọng Tuệ ( thuộc QL 70) nhằm đáp ứng nhu cầu về bãi đỗ xe cho huyện Thanh Trì và Quận Hà Đông.

      Hiện trạng trục đường Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông

        Trên đoạn có rất nhiều điểm thu hút lưu lượng vận tải HKCC như bệnh viên 103, trường học viện Quân Y, và rất nhiều các công ty, xí nghiệp do vậy khả năng phát triển loại hình này ở đây là khá cao nhưng hiện tại Trên đoạn 1 chỉ có duy nhất xe 39 (Bến xe Nước Ngầm – Công viên Nghĩa Đô) chạy qua hiện tại khả năng đáp nhu cầu vận tải HKCC của riêng tuyến 39 là còn thiếu, trên đoạn 2 cũng chỉ có duy nhất xe 22 (Viện 103 - Bến xe Kim Mã) và cũng là bến xe 22, bến xe. Vì đây là trục giao thông liên tục nên không có các bãi đỗ xe hai bên đường, Nhu cầu về bãi đỗ xe tĩnh ở khu vực này khá cao do khu vực có nhiều điểm tập trung phương tiện lớn, tương lai khi trục đường được quy hoạch thì nhu cầu về bãi đỗ ở đây tăng cao huyện Thanh Trì đã có quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe tĩnh rộng 20 ha trên địa bàn xã Tam Hiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về bãi đỗ cho quận Hà Đông và huyện Thanh Trì, hiện nay đã giải phóng mặt bằng, san nền và đang chuẩn bị tiến hành xây dựng.

        Hình 2.1: Trục đường Nghiên cứu
        Hình 2.1: Trục đường Nghiên cứu

        Hiện trạng sử dụng đất hai bên đường

        Liệu trong tương lai với diện tích 20 ha bãi đỗ xe có thể đáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu về đỗ xe trong khu vực, do có nhiều hạn chế về thời gian, nguồn vốn và nhiều lý do khác mà đố án không nghiên cứu kĩ vấn đề này.

        Hiện trạng tham gia GT trên trục đường từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông

          Trên đoạn 2 lưu lượng quy đổi là 3438 (xcqd/ giờ) Lưu lượng thông qua trên đoạn này nhiều hơn đoạn 1 nhưng Trên đoạn này không xảy hiện tượng tắc đường hay tai nạn giao thông là do đoạn đường ở đây có đầy đủ các công trình phục vụ cho giao thông như hệ thống cây xanh, đèn đường, hệ thống cống hiện đại và hợp lý, đây là đường 2 chiều với, làn xe máy và xe ôtô riêng biệt ngoài ra còn có đường dành riêng cho xe cơ giới, vỉa hè rộng 6m…(như hình 2.5) tuy hiện tại trên đoạn đường không xảy ra hiện tượng tắc đường, tạm thời đáp ứng được lưu lượng thông qua nhưng trong tương lai cụ thể là tới năm 2025 thì không thể nói trước do vậy ta cần có kế hoạch chi tiết để đáp ứng được nhu cầu giao thông trong tương lai. Đoạn đường này rất hay xảy ra tai nạn, tắc đường… một trong những lý do là đây là con đường được xây dựng từ lâu, từ thời còn chiến tranh, bề rộng mặt đường nhỏ hẹp ( hình 2.4), kết cấu mặt đã xuống cấp nghiêm trọng, các cở sở hạ tầng phục vụ cho giao thông như hệ thống sơn vạch biển báo dải phân cách…đã quá xuống cấp trong khi đó lưu lượng thông qua lại quá lớn, hiện tai đã không đáp ứng được nhu cầu lưu thông do đó cần có những biện pháp cải tạo, quy hoạch ngay để có thể đáp ứng được nhu cầu giao thông hiện tại và trong tương lai.

          Bảng 2.6: Lưu lượng quy đổi ra xe con qua mặt cắt A trong một giờ theo hai chiều (xcqd/giờ)
          Bảng 2.6: Lưu lượng quy đổi ra xe con qua mặt cắt A trong một giờ theo hai chiều (xcqd/giờ)

          Dự báo nhu cầu vận tải trên trục đến năm 2025

            Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, ta có thể sử dụng mô hình hàm mũ để dự báo lưu lượng trên trục cho năm tương lai, với hệ số công bội theo kinh nghiêm áp dụng cho Hà Nội. Vì hiện tại không có xe buyt nhỏ đi trên trục nên trong các phép tính đều ra kết quả là 0, dự báo cho tương lai thì trên trục có thể sẽ có loại hình xe buyt nhỏ chạy, do vậy nếu ta thay bằng số 0 sẽ không đúng với thực tế nên ta thay vào đó là dấu ║.

            Bảng 2.8:  Hệ số tăng trưởng xe năm tương lai.
            Bảng 2.8: Hệ số tăng trưởng xe năm tương lai.

            Những vấn đề cần giải quyết

            Trong điều kiện thực tế của tuyến đường có rất nhiều điểm thu hút khách tiềm năng cần phải bố trí lại các điểm dừng cho hợp lý nhằm kết nối, tiếp cận một cách dễ dàng đối với người dân đồng thời phải nâng cấp hệ thống nhà chờ tại các điểm dừng, lắp đặt nhà chờ trên tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó vấn đề quan tâm đến người đi bộ chưa được quan tâm, chất lượng vỉa hè rất kém, vỉa hè thường bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh buôn bán, nhiều khu vực người đi bộ không thể đi được, vỉa hè có chiều rộng không đồng nhất và thường xuyên là nơi lấn chiếm của các phương tiện khi xảy ra ách tắc, đây là điều xảy ra thường xuyên.

            Căn cứ và quan điểm mục tiêu quy hoạch

              Quy hoạch giao thông liên quan đến các vấn đề về sắp đặt, thiết kế, tổ chức và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đối với các phương thức vận tải nhằm đảm bảo việc vận chuyển con người và hàng hóa một cách nhanh chóng, kinh tế, an toàn, thuận tiện, thoải mái, đảm bảo môi trường và cạnh tranh. - Đối với những tuyến đường cải tạo và xây dựng mới thì việc lựa chọn dải đất phát triển cho tương lai có ý nghĩa quan trọng bởi nó đảm cho sự ra tăng lưu lượng trên trục mang tính đột suất, hoặc cho một tương lai xa, khi đó ta không cần tốn nhiều công trong việc quy hoạch phát triển trục giao thông đã làm mà ta sẵn có dải đất dự trữ chỉ việc tính toán phần mở rộng thêm mà thôi, và làm cho các quy hoạch hạng mục khác sau này có hiệu quả hơn.

              Xác định cấp hạng đường kỹ thuật cho trục QL70 đoạn Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông

              Ta thấy trục đường từ Ngã Ba Văn Điển tới Ngã Tư Hà Đông có bề rộng mặt đường cũng như cấp hạng đường cho toàn bộ trục chưa có sự thống nhất cụ thể là đoạn trên địa bàn Huyện Thanh Trì không đáp ứng được nhu cầu hiện tại, đoạn trên địa phận Quận Hà Đông đúng với cấp hạng đường chính đô thị cấp thứ yếu. Vì vậy kết hợp với địa hình, chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch trong tương lai, nhu cầu vận tải trong những năm tới do vậy quan điểm quy hoạch ở đây là quy hoạch toàn bộ trục đường thành đường phố chính đô thị cấp thứ yếu với một số tiêu chuẩn sau.

              Đề xuất các phương án quy hoạch trục Ngã Ba Văn Điển – Ngã Tư Hà Đông

                Hiện tại hệ thống dây điện thoại, dây cáp, dây điện, hệ thống thông tin trên trục đều ở tình trạng rối loạn, trên cùng một cột điện tất cả các loại hình dây trên đều “tụ họp” làm mất cảnh quan đô thị, khi chập cháy, sửa chữa thì khó khăn và không an toàn, ta cần bố trí ngầm cho hệ thống dây trên, Hà Nội phần đấu đến cuổi năm 2010 sẽ hạ ngầm các dây trên địa bàn nội thành Hà Nội, do vậy chúng ta cũng cán có chủ trương cải tạo cho kịp với kế hoạch của thành phố. Dùng đèn tín hiệu để điều khiển tại đây không được hợp lý vì trong tương lai khi được quy hoach mở rộng QL 1A và trục Văn điển Hà Đông thì đây là nút giao lớn, nếu đèn đỏ hoặc vào dúng tầm có tầu qua các phương tiện không vượt được nút do bị chắn bởi balie, các phương tiện bị dồn đọng trên đoạn QL1A do vậy phương tiện xe đi thẳng trên QL1A bị tắc nghẽn, mà đây lại là lượng phương tiện khá đông, vậy nếu sử dụng đèn điều khiển tại đây có khi lại làm hạn chế khả năng thông xe và tốc độ xe chạy.

                Hình 3.1: Cấu tạo chỗ dừng xe buýt có làn phụ.
                Hình 3.1: Cấu tạo chỗ dừng xe buýt có làn phụ.

                Vấn đề giải phóng mặt bằng

                  • Đối với nhà cửa, vật kiến trúc hoặc công trình có thể tháo dời và di chuyển đến chỗ mới để lắp ráp được thì chỉ đền bù chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt lại và chi phí vật tư hao hụt trong quá trình vận chuyển lắp đặt, mức đền bù tối đa không vượt quá 10% mức giá chuẩn của ngôi nhà cùng tiêu chuẩn kỹ thuật do UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành và đảm bảo cho mỗi gia đình phải di chuyển chỗ ở được trợ cấp về di chuyển. • Giá đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng, khi cần cú giá để tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật loại đất này thì căn cứ vào giá của loại đất liền kề có mức giá cao nhất (trường hợp liền kề với hai loại đất khác nhau trở lên) để xác định giá đất.

                  Đánh giá lựa chọn phương án

                  Ngoài ra còn chi phí bồi thường công trình nhà ở, chi phí hỗ trợ di chuyển, chi phí dịch vụ GPMB, và các chi phí khác có liên quan …. Giai đoạn 1: Giải phóng mặt bằng theo chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt, tiến hành các thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác GPMB.