MỤC LỤC
Cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các quy luật khách quan, Các điều kiện kinh tế xã hội của từng cơ sở, ngàng, vùng và của toàn bộ nền kinh tế. Tận dụng các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và các tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với từng bước phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng những nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với những tri thức mới nhất của nhân loại.
Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội. Giảm chi phí trung gian, tăng mạnh tỉ lệ giá trị quốc gia, giá trị gia tăng, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực cơ bản có sức cạnh tranh cao.Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn cơ cấu đầu tư hợp lý đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác, phối hợp với môi trường và mục tiêu phát triển.
Đây không chỉ là sự thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và chính sách áp dụng. Sự thay đổi đó có thể là sự thay đổi về quy mô, phân bố nguồn lực hay số lượng, chất lượng các ngành trong quá trình phát triển hoặc cũng có thể là sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế do những biến động trong nền kinh tế như sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành, tốc độ tăng trưởng của các yếu tố cấu thành cơ cấu đầu tư không đồng đều, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư
Tập trung hơn nữa cho giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số, vùng núi Về khoa học công nghệ cũng cần huy động thêm nguồn lực cả trong và ngoài nước cũng như đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng cho các cơ sở đào tạo. Nhiều bộ, ngành và địa phương chưa chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước mà chủ yếu vẫn trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, chưa đủ sức thu hút được nhiều các nguồn vốn khác tham gia đầu tư, đặc biệt là khu vực tư nhân nên đã hạn chế rất lớn về quy mô đầu tư, nhất là đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn. Trong nông nghiệp: chủ yếu vẫn tập trung đầu tư vào thủy lợi (chiếm khoảng 70% vốn đầu tư của ngành), chưa chú ý nhiều đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như đầu tư phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản, mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp.
Trong công nghiệp: công nghiệp chiếm 43% trong tổng số đầu tư toàn xã hội, chưa đủ để phát triển và cơ cấu lại ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp để có thể hội nhập, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt; hiện tượng đầu tư theo phong trào, theo lợi nhuận trước mắt còn tồn tại, lãng phí vốn, tài nguyên, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chất lượng các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, các dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có đủ các căn cứ vững chắc, nhất là các thông tin về dự báo, nhất là dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình thực hiện vượt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ, ngành và địa phương vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng (sau khi rà soát lại, số nợ vẫn còn trên 5 nghìn tỷ đồng, Trung ương khoảng 2 nghìn tỷ đồng, địa phương khoảng 3 nghìn tỷ đồng).
Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 40-50% nhu cầu; do sự cấp bách phải thực hiện một số mục tiêu quan trọng của các địa phương, một số công trình, dự án thuộc các ngành thủy lợi, giao thông phải khẩn trương thi công ngay trước mùa mưa lũ, phải vay mượn hoặc ứng trước vốn để thi công. Mục tiêu của chính sách công nghiệp hóa trong giai đoạn tới là phải làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế xã hội.Công nghiệp hóa trong thời kỳ này cũng phải dựa trên cơ sở của kinh tế thị trường.Sự thay đổi cơ cấu đầu tư phải nhằm mục tiêu thực hiện thắng lợi các quá trình công nghiệp hóa, góp phần làm chuyển dịch một cách sâu sắc và toàn diện cơ cấu nền kinh tế từ nông. Mục tiêu là kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế , đồng thời phải giải quyết căn bản được các vấn dề xã hội , mở đường, hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phi nhà nước, là lực lượng vật chất có iệu quả để Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh là nhóm ngành đáp ứng tốt các tiêu chí về năng lực sản xuất, về giá cả, chất lượng và thị trường, đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước (về lao động, về tài nguyên..) và có khả năng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là những ngành khai thác được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (chế biến nông lâm thuỷ hải sản), giải quyết được nhiều việc làm, có nhu cầu thị trường lớn, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển (khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài..), đáp ứng được định hướng lấy xuất khẩu làm động lực phát triển trong giai đoạn 2006-2010. Nhóm ngành này được coi là cơ sở, nền tảng cho toàn ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung, có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, cung cấp các đầu vào cơ bản về nguyên nhiên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành cũng như chất lượng của các loại sản phẩm công nghiệp.
Định hướng phát triển của nhóm ngành này trong giai đoạn tới là tập trung hoàn thành đúng tiến độ các dự án trọng điểm của ngành để đảm bảo đáp ứng cho các nhu cầu trong nước, tăng cường đầu tư chế biến sâu, nâng cao dần giá trị gia tăng trong sản phẩm, khai thác nguồn tài nguyên trong nước có hiệu quả, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động và chống ô nhiễm môi trường sinh thái. Đây là nhóm ngành ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có trình độ, phát triển theo hướng hội nhập, sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu và khai thác, mở rộng thị trường nước ngoài. Định hướng phát triển của nhóm ngành này trong giai đoạn tới là tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, chủ động tiếp cận, từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển trước một bước công nghiệp phụ trợ và tăng cường công tác đào tạo lao động có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhóm ngành này trong giai đoạn 2010-2020.