MỤC LỤC
Hướng dẫn cho quá trình ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu, Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế Số 320 và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 320 – “Tính trọng yếu trong kiểm toán”, Mục 12 ghi: “Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với kết quả đánh giá ở các thời điểm khác nhau trong quá trình kiểm toán. Trường hợp giám đốc đơn vị được kiểm toán từ chối điều chỉnh báo cáo tài chính, và kết quả thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ sung cho phép kiểm toán viên kết luận là tổng hợp các sai sót chưa được sửa chữa là trọng yếu, thì kiểm toán viên cần xem xét, sửa đổi lại báo cáo kiểm toán cho phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 700 – Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Trường hợp tổng hợp các sai sót đã phát hiện nhưng chưa được sửa chữa xấp xỉ với mức trọng yếu đã được ấn định thì kiểm toán viên phải xem xét khả năng có những sai sót chưa được phát hiện kết hợp với những sai sót đã được phát hiện nhưng chưa được sửa chữa có thể tạo thành sai sót trọng yếu hay không.
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 400 – “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Mục 28 ghi: “Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”(6, 89).
Ngày 4/4/1995, Uỷ ban nhà nước về Hợp tác Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ban hành Quyết định 1187/GP cho phép 2/3 số nhân viên VACO tách ra thành lập liên doanh VACO-DTT (còn gọi là Phòng Dịch vụ Quốc tế ISD -Inernational Services Division). Sự kiện quan trọng nhất diễn ra vào ngày 1/10/1997, căn cứ Quyết định số 697/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính cho phép VACO mua lại phần góp vốn của Delloitte trong liên doanh VACO-DTT và Chuẩn y số 263/BKH-QLDA ngày 29/10/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y việc nhượng quyền lợi và nghĩa vụ của Delloitte trong liên doanh VACO-DTT cho bên Việt Nam là VACO. Về phía mình, Delloitte tạo những ưu đãi trong lĩnh vực đào tạo, cụ thể là đào tạo cho VACO những nhân viên chuyên nghiệp theo chương trình riêng của Delloitte, chương trình phát triển toàn cầu Global Development Program (GDP)…Bên cạnh đó, Delloitte cũng đã chuyển giao cho VACO hệ thống kiểm toán tiên tiến của Delloitte toàn cầu Audit System 2 (AS/2).
Trong AS/2, Delloitte đã liên tục cập nhật, điều chỉnh phương pháp đánh giá trọng yếu và quản lý rủi ro cũng như việc xác định mức trọng yếu cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới để trợ giúp cho những người sử dụng kết quả kiểm toán trong việc ra quyết định, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro kinh doanh. Đặc biệt theo hướng dẫn kiểm toán mới (IAA - Internal Audit Aproach) của Delloitte phiên bản 2006, việc đánh giá rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ phải thực hiện với mọi khách hàng không phụ thuộc vào quy mô của khách hàng. Bí quyết thành công của VACO thể hiện thông qua phương châm: “Thấu hiểu vấn đề, đẳng cấp toàn cầu, giải pháp tối ưu” nhờ vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng kiểm toán tuyệt vời do quản lý tốt, đánh giá đúng rủi ro kiểm toán và luôn đặt mức trọng yếu ở mức thấp nhất có thể.
Ngoài ra, VACO còn thường xuyên thắng thầu ở các dự án lớn của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank-ADB)…Trong số các loại hình khách hàng thì khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn vì đây là khách hàng chủ yếu của Công ty. Các Phó Giám đốc phụ trách các phòng sẽ là người trực tiếp thực hiện công việc soát xét cuối cùng đối với công việc kiểm toán nói chung cũng như đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng của từng nhóm kiểm toán ở các phòng đó. Đây là một quy trình khá phức tạp và chặt chẽ, bắt đầu từ khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán đến khi kết thúc cuộc kiểm toán, trong đó có quy định cụ thể và bắt buộc đối với các bước công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng cũng như kiểm soát chất lượng kiểm toán nói chung.
- Hồ sơ kiểm toán thông thường: loại hồ sơ này chủ yếu chỉ phục vụ công tác lưu trữ thông tin khách hàng, từ đó sẽ phục vụ cho quá trình tìm hiểu thông tin khách hàng hỗ trợ cho việc đánh giá trọng yếu và rủi ro thông qua việc so sánh giữa các năm thực hiện kiểm toán. Ngoài việc cung cấp cho VACO một Quy trình kiểm toán hiệu quả và Hệ thống Hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc tiên tiến, AS/2 còn cung cấp các Phần mềm kiểm toán ứng dụng để trợ giúp kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc.
Trong Phần mềm này, Delloitte đã thiết kế những hướng dẫn kiểm toán cụ thể cho quy trình kiểm toán nói chung cũng như cho việc giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng. Trong thực tế, tại VACO, trước khi chính thức ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập các thông tin sơ bộ về khách hàng, bao gồm: thông tin về môi trường, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; đối thủ cạnh tranh; hình thức sở hữu; các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máy quản lý…Các thông tin này kiểm toán viên có thể tìm trong hồ sơ kiểm toán chung (Permernent file) đối với khách hàng truyền thống. - Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán thấp, Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho VACO sẽ chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng.
- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao, Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho VACO không chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì khi đó cuộc kiểm toán được dự đoán sẽ gặp khó khăn, chất lượng kiểm toán không đảm bảo theo các tiêu chuẩn theo Delloitte. - Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nếu trong các năm kiểm toán trước kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng. - Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu khách hàng là khách hàng truyền thống của VACO nhưng vì các lý do khác nhau, VACO có thể thay đổi nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán công ty khách hàng đó.
Do đó, Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho VACO đã chính thức ký kết và chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty X cho năm kiểm toán 2005. Sau khi thu thập các thông tin về các bên tham gia góp vốn, lĩnh vực kinh doanh, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Công ty Y kiểm toán viên nhận định đây là một lĩnh vực kinh doanh nhiều mạo hiểm. Mặc dù Ban Giám đốc Công ty Y đã cam kết về tính liêm chính của mình song rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với Công ty Y được kiểm toán viên nhận định cao trên mức trung bình.
Kiểm toán viên VACO đã liên lạc với Chi nhánh Delloitte tại Singapore để tìm hiểu thông tin thêm về Tập đoàn vui chơi giải trí này, kiểm toán viên thu được thông tin phản hồi do Delloitte Singapore cung cấp khẳng định Tập đoàn vui chơi giải trí Singapore là tập đoàn kinh doanh hiệu quả và ổn định trong những năm qua. Giám đốc nghề nghiệp phụ trách cũng liên lạc với Văn phòng Quản lý rủi ro khu vực Châu Á tại Hồng Kông để tìm hiểu các thông tin về mức đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán mà Deloitte Singapore đã thực hiện đối với Tập đoàn vui chơi giải trí Singapore.