MỤC LỤC
Như vậy, sự ra đời của Kiểm toán nhà nước tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước và thông lệ quốc tế; nó là một tất yếu khách quan là sản phẩm trí tuệ của quá trình đổi mới, đáp ứng sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, nhằm tăng cường kiểm soát của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước và tài sản quốc gia. Thông qua hoạt động thực tiễn, Kiểm toán nhà nước đã xứng đáng là công cụ bảo vệ sự minh bạch của nền tài chính quốc gia, góp phần quan trọng vào quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Ngân sách Nhà nước; đặc biệt là vai trò phòng ngừa và răn đe những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong đời sống kinh tế - xã hội. Điều 84, Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nờu rừ: “Quốc hội là cơ quan quyết định những chớnh sỏch cơ bản của quốc gia trong đó có quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán Ngân sách Nhà nước và phân bổ Ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán Ngân sách Nhà nước”.
Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, các cơ quan của Quốc hội vẫn còn thiếu một lượng thông tin cần thiết từ cơ quan Kiểm toán nhà nước, một cơ quan có nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng phân tích, đánh giá việc quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước nói riêng và nguồn tài sản công nói chung, để có thể đưa ra những quyết định về Ngân sách Nhà nước. Việc chuyển cơ quan Kiểm toán nhà nước từ trực thuộc Chính phủ (cơ quan hành pháp, trực tiếp điều hành việc thu - chi Ngân sách, quản lý và sử dụng nguồn tài sản công) sang thuộc Quốc hội (cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước) đã đảm bảo tính độc lập tương đối của Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện chức năng là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất. Đồng thời, được tổ chức là một cơ quan thuộc Quốc hội, những thông tin qua kiểm toán mà Kiểm toán nhà nước cung cấp sẽ giúp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các Uỷ ban khác có liên quan nắm bắt chính xác và kịp thời hơn tình hình quản lý và sử dụng Ngân sách, từ đó đề ra được những quyết định, những chính sách đúng đắn trong công việc thẩm tra, quyết định dự toán Ngân sách và phê chuẩn tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước.
- Trong công tác tổ chức bộ máy, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì nghiên cứu xây dựng các đề án, chuẩn bị các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước cùng các bộ phận trình Tổng Kiểm toán Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền ban hành; đưa ra phương án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức trong cơ cấu; hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Kiểm toán Nhà nước thực hiện các qui định của Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi lĩnh vực tổ chức cán bộ;. - Trong công tác tổng hợp, hành chính, Văn phòng xây dựng chương trình kế hoạch cụng tỏc, theo dừi tỡnh hỡnh thực hiện cỏc mặt cụng tỏc của Kiểm toỏn Nhà nước; sắp xếp, bố trí chương trình làm việc của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán Nhà nước; tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước trong việc quản lí, điều hành trong nội bộ Kiểm toán Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp công tác của các đơn vị trong cơ cấu; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thư viện của cơ quan;. - Trong công tác lập kế hoạch kiểm toán, quản lí hoạt động kiểm toán, tổng hợp và lập báo cáo kết quả kiểm toán, Vụ Giám định giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước tổng hợp và xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ, từ đó tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước phân giao kế hoạch kiểm toán cho các đơn vị kiểm toán; quản lí, theo dừi, kiểm tra việc thực hiện chương trỡnh, kế hoạch kiểm toỏn, từ đú đề ra phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán; làm đầu mối cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quản lí việc công khai, phát hành báo cáo kết quả kiểm toán; tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, từ đó tham mưu trong việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lí tài chính cho phù hợp;.
- Trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, Vụ Giám định kiểm tra các đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán, kiểm toán viên trong việc chấp hành quy chế tổ chức và hoạt động, việc quản lí hồ sơ, tài liệu kiểm toán; thẩm định báo cáo kết quả kiểm toán của các đơn vị kiểm toán và tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thành lập Hội đồng kiểm toán; đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác đối với đoàn kiểm toán hoặc tổ kiểm toán hoặc kiểm toán viên nếu xét thấy trong hoạt động kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có hành. - Trong công tác xây dựng pháp luật, Vụ Pháp chế trình Tổng Kiểm toán Nhà nước chương trình xây dựng pháp luật của Kiểm toán Nhà nước và tổ chức thực hiện kế hoạch; chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, làm đầu mối trong việc lấy ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán Nhà nước được giao chủ trì soạn thảo; làm đầu mối tổ chức việc xây dựng, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện quy trình và phương pháp chuyên môn nghiệp Vụ Kiểm toán; thẩm định về mặt pháp lý đối với các văn bản quy phạm pháp luật và một số văn bản khác khi được yêu cầu;. - Trong công tác quản lí và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, Trung tâm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của toàn ngành; nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm toán và các ngành khoa học có liên quan đến kiểm toán, tham gia xây dựng quy trình, chuẩn mực kiểm toán; nghiên cứu việc ứng dụng các thành tựu khoa học kiểm toán trong nước và trên thế giới; thu nhận, xử lý thông tin chọn lọc phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quản lí, chỉ đạo và thực hiện nhiệm Vụ Kiểm toán trong từng giai đoạn; thu nhận, xử lý thông tin khoa học, thư viện, kho tư liệu khoa học kiểm toán; chủ trì soạn thảo các văn bản về quản lí khoa học; quản lí, kiểm tra việc thực hiện nội dung, tiến độ các đề tài khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học; xây dựng mạng lưới cộng tác viên nghiên cứu khoa học và thông tin khoa học; quản lí nguồn kinh phí khoa học;.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Kiểm toán Nhà nước và các kênh thông tin liên lạc khác trong việc thực hiện nhiệm vụ; nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ công tác của Kiểm toán Nhà nước; xây dựng, sử dụng đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên trong và ngoài ngành trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực được giao; tham dự và tổ chức các cuộc họp, hội thảo, toạ đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền. Kiểm toán nhà nước sau hơn mười năm thành lập và hoạt động, với phương châm: “Vừa xây dựng tổ chức bộ máy, vừa phát triển lực lượng kiểm toán viên, vừa đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, vừa triển khai kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, đã chủ động vươn lên và khẳng định sự cần thiết hình thành và phát triển Kiểm toán nhà nước ở Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu không thể thiếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.