MỤC LỤC
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia có tên giao dịch quốc tế là National Agency for Science and Technology Information, viết tắt là NASATI (gọi tắt là Cục) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là tổ chức đứng đầu hệ thống các tổ chức thông tin khoa học và công nghệ (KH-CN), thực hiện chức năng thông tin, thư viện, thống kê trung tâm của cả nước về KH-CN. Cục Thông tin đã tổ chức các Hội nghị bạn đọc giới thiệu các nguồn tin số, hướng dẫn bạn đọc truy cập khai thác, nhằm giúp các nhà khoa học, các học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, bác sĩ nắm bắt các nguồn tin và khai thác có hiệu quả nhất cho mục đích nghiên cứu khoa học của họ.
Theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 15/8/2004 của Chính phủ về hoạt động Thông tin khoa học và công nghệ và Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu giữ và phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã đặt mua thêm 13 gói tạp chí hồi cố thuộc các chủ đề: Khoa học nông nghiệp và sinh học; Hoá sinh, Di truyền và sinh học phân tử; Kỹ thuật hoá học; Khoa học máy tính; Năng lượng; Kỹ thuật và công nghệ; Khoa học môi trường; Vật lý hạt nhân năng lượng cao và thiên văn học; Khoa học vật liệu; Hoá. ISI Web of Knowledge là công cụ mạnh mẽ để tìm kiếm và đánh giá chất lượng các công trình khoa học trên cơ sở dữ liệu trích dẫn khoa học từ hơn 12.000 tên tạp chí hàng đầu thế giới được cập nhật hàng tuần, trong đó có: 8.060 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, 2.697 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, 1.497 tạp chí thuộc lĩnh vực nghệ thuật và xã hội nhân văn và hơn 150.000 tài liệu hội nghị hội thảo với bề dày hồi cố tới năm 1900.
Các tạp chí của Viện Vật lý Hoa Kỳ: Truy cập Website này của Viện Vật lý Hoa Kỳ (AIP - American Institute of Physics), bạn đọc có thể truy cập nhiều tạp chí hàng đầu thế giới do Viện phối hợp xuất bản về các lĩnh vực như: Vật lý ứng dụng, Vật lý hoá học, Vật lý y học, Vật lý hạt nhân, Điện tử học, Địa vật lý, Khoa học vật liệu, Khoa học về chân không và âm học, v.v.
Sự chênh lệch về cơ cấu nam, nữ của thư viện nói riêng và Cục nói chung có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động phục vụ thông tin/tài liệu cho người dùng tin nói chung và việc nâng cao trình độ cho cán bộ nữ nói riêng. Trong thời đại ngày nay – thời đại của thông tin, hội nhập và phát triển, nước ta đã và đang mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa trên mọi lĩnh vực, trong tất cả các ngành nghề, và lĩnh vực TT-TV cũng không phải là ngoại lệ. Số lượng CSDL của Cục phần lớn là tiếng Anh nên đòi hỏi người cán bộ tại đây không chỉ có kiến thức về nghiệp vụ, trình độ về các lĩnh vực khoa học mà còn cần phải có trình độ ngoại ngữ thì mới có thể làm công tác bổ sung, lựa chọn tài liệu, xử lý tài liệu, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng để có thể phục vụ tài liệu cho người dùng tin một cách tốt nhất được.
Hầu hết các cán bộ tại Cục không được đào tạo đúng chuyên ngành TT- TV, họ được đào tạo từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, môi trường, nông nghiệp, ngoại ngữ, báo chí,….
Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Thời gian NDT tại nhóm này dành cho nghiên cứu tài liệu chiếm tỷ lệ khá cao, họ có nhu cầu thông tin để hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ…. Nhóm người dùng tin là những người sản xuất, kinh doanh cần những thông tin về thị trường, giá cả, thông tin về những công nghệ, thiết bị và giải pháp kinh doanh mới, thông tin về kỹ năng quản lý doanh nghiệp, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nhất là thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhóm người dùng tin là sinh viên, học sinh: Nhóm đối tượng này là những người còn trẻ chưa, có kinh nghiệm trong nghiên cứu, đang học tập, tìm hiểu về ngành nghề, nên việc tìm kiếm thông tin của họ chủ yếu là phục vụ cho công tác học tập, hoàn thiện quá trình tự học, tự nghiên cứu.
Cục Thông tin KH&CN cần phải đặt ra những kế hoạch phát triển mới trong hoạt động của mỡnh, nắm rừ nhu cầu tin của người dựng tin và đỏp ứng tốt thụng tin cho họ, đảm bảo cung cấp thông tin luôn mới, kịp thời, chính xác.
Cục Thông tin đã tổ chức các Hội nghị bạn đọc giới thiệu các nguồn tin điện tử, hướng dẫn bạn đọc truy cập khai thác, nhằm giúp các nhà khoa học, các học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, bác sĩ nắm bắt các nguồn tin và khai thác có hiệu quả nhất cho mục đích nghiên cứu khoa học của họ. Số bạn đọc từ các trường đại học, các viện nghiên cứu và thư viện các tỉnh, thành phố tham gia Liên hiệp Thư viện Việt Nam về các nguồn tin điện tử hiện nay lên tới hàng triệu người, trong đó có 23.166 cán bộ giảng dạy, gần 2.000 giáo sư, phó giáo sư; 3.808 tiến sĩ, một tỷ lệ khá đông trong đó là bạn đọc thường xuyên của Cục Thông tin. Cục đã chú trọng bổ sung các nguồn tin trong nước, cũng như nước ngoài có liên quan đến các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, công nghệ khai thác biển của các nước trong khu vực cũng như các nước có nền khoa học và công nghệ phát triển trên thế giới, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam nhằm phục vụ đắc lực cho việc phát triển các ngành mũi nhọn, nằm trong chiến lược phát triển quốc gia đưa đất nước tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT tại Cục, đòi hỏi Cục phải cố gắng nhiều hơn nữa khắc phục những điểm yếu trên, đồng thời phát huy các sáng kiến trong công tác tổ chức và khai thác nguồn tin số hóa đang có tại Cục một cách tối đa.
Ðối với cán bộ thư viện cần được đào tạo kỹ năng cần thiết khi tham gia vào công tác marketing, họ cần đuợc trang bị những kiến thức, các kỹ năng như kỹ năng làm việc nhúm, tớnh cộng tỏc, phối hợp…và nắm rừ về cỏc sản phẩm, dịch vụ thông tin, lập kế hoạch marketing và thực hiện kế hoạch, chủ động quảng bá các sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin đến với nguời dùng tin. Đối chiếu với các văn bản trên cho thấy, việc số hoá tài liệu tại Cục đã đáp ứng được yêu cầu về mục đích (phục vụ nghiên cứu, học tập của các cá nhân và sử dụng tại thư viện), tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những quy định đã nêu tại khoản 3 Điều 20 và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ. (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan có hướng dẫn cụ thể “Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn lập kế hoạch tài chính (tạo nguồn, quỹ), cơ chế thực hiện việc mua bản quyền”.
“Song song với việc phát triển nội dung và hình thức của Tạp chí, trong khuôn khổ dự án Mạng Quốc tế về ấn phẩm Khoa học (INASP) của Anh tài trợ nhằm giúp nâng cao hiểu biết và sử dụng của bạn đọc về các tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam, thời gian tới Ban Biên tập Tạp chí Thư viện Việt Nam sẽ chính thức đăng tải nội dung Tạp chí lên mạng Internet thông qua trang Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL )- http://www.vjol.infor.