Đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với làng nghề tại Ngân hàng Công thương Hà Tây

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với làng nghề

Ở các làng nghề, nhu cầu tín dụng của các cơ sở thường lớn hơn so với hộ và ngân hàng cũng dễ dàng chấp nhận các khoản vay với quy mô lớn của các cơ sở sản xuất hơn so với hộ vì các cơ sở sản xuất có tư cách pháp nhân, trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh cao hơn nên họ có thể ký kết được các hợp đồng về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn hơn. Đối với khách hàng là hộ sản xuất ở các làng nghề, tài sản đảm bảo thường là nhà đất, máy móc thiết bị, còn đối với các doanh nghiệp thì tài sản đảm bảo thường là hàng tồn kho, các khoản phải thu và động sản khác mà ngân hàng có khả năng kiểm soát chặt chẽ và không để các chủ nợ khác giành quyền đảm bảo từ các tài sản đó.

Kinh nghiệm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các ngành nghề nhỏ của một số nước

- Các ngân hàng và tổ chức tài chính đã tìm cách mở rộng hoạt động tín dụng tới khách hàng tiềm năng thuộc khu vực ngành nghề nhỏ bằng cách giới thiệu miễn phí các chương trình đào tạo về quản lý doanh nghiệp, marketing, quản lý tài chính, kỹ thuật sản xuất. Việc trợ giúp được tiến hành như sau: các hợp tác xã, các liên minh hợp tác xã, các tổ hợp công thương hoặc các pháp nhân theo quy định của Chính phủ, các thành viên trực tiếp hay gián tiếp là những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phải lập kế hoạch khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

Đặc điểm của các làng nghề ở Hà Tây

Tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho các làng nghề hiện nay là tình trạng sử dụng hoá chất và một số nguyên liệu trong quá trình sản xuất đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ nhựa, vật liệu xây dựng: nhuộm vải ở Vạn Phúc, La Phù; chế biến lương thực, thực phẩm Dương Nội, Dương Liễu. Nguyên liệu các làng nghề sử dụng chủ yếu được khai thác ngay tại địa phương và trong nước, hầu hết là lấy trực tiếp từ thiên nhiên nhưng việc tổ chức, khai thác, cung ứng một số nguyên liệu chưa tốt (như gỗ, song mây) nên các hộ, cơ sở ngành nghề phải mua lại từ nhiều nguồn, chủ yếu là nguồn cung ứng gián tiếp, thậm chí từ nguồn cung ứng bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Thực trạng tín dụng đối với làng nghề tại NHCT Hà Tây

Phương thức cho vay chủ yếu được áp dụng với các hộ và cơ sở sản xuất ở làng nghề chủ yếu là cho vay từng lần do đặc điểm sản xuất kinh doanh của làng nghề là quy mô nhỏ, số lượng hộ sản xuất kinh doanh chiếm đa số, nhu cầu tín dụng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nên mang tính thất thường. Những làng nghề có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng và đang có xu hướng tăng mạnh cũng là những làng có vị trí gần với thị xã Hà Đông - nơi tập trung các phòng giao dịch của Ngân hàng, đó là các làng La Phù, Vạn Phúc, Dương Liễu, Dương Nội, Trường Yên, Phú Vinh, Bích Hoà với các ngành nghề chủ yếu là dệt lụa, dệt kim, chế biến nông sản, thực phẩm, mây tre đan.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay làng nghề thời kỳ 2000 - 2002  tại NHCT Hà Tây.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay làng nghề thời kỳ 2000 - 2002 tại NHCT Hà Tây.

Nợ quá hạn

Với phương châm hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng đã thường xuyên chấn chỉnh hồ sơ, kiểm soát điểm hàng ngày, đẩy mạnh thu hồi nợ đến hạn và quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ làng nghề rất thấp, đến ngày 31/12/2002, nợ quá hạn đối với làng nghề chỉ còn 46 triệu đồng, chiếm 1,69% tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ các đơn vị sản xuất ở các làng nghề hoạt động rất có hiệu quả và mở rộng tín dụng đối với làng nghề là bước đi đúng đắn của Ngân hàng.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY

Thành tựu và nguyên nhân

Khách hàng có nhu cầu vay vốn mà đặc biệt là các hộ và cơ sở ở làng nghề rất quan tâm đến vấn đề này nên khi Ngân hàng hạ mức lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn lãi suất cho vay địa bàn nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây thỡ khả năng cạnh tranh của Ngõn hàng đó tăng lờn rừ rệt. Họ là những người nông dân với bản chất cần cù, chịu khó làm ăn; mặt khác, sống trong môi trường lãng xã, họ bị ràng buộc bởi những quan hệ, trách nhiệm với những người xung quanh nên họ luôn cố gắng giữ chữ tín với ngân hàng và cũng là giữ uy tín với dân làng.

Những hạn chế và nguyên nhân

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở thiếu tính pháp lý: Các hộ phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm ( nhất là đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo, chế biến lương thực, thực phẩm..), các cơ sở còn phải có thêm giấy phép thành lập doanh nghiệp trong bộ hồ sơ vay vốn. - Thời hạn cho vay nhiều khi chưa hợp lý, nhiều làng nghề thường phải mua nguyên vật liệu tập trung vào những thời điểm nhất định trong năm để sản xuất, có những làng thì sản phẩm lại chỉ tiêu thụ được trong những thời gian nhất định, do đó Ngân hàng cần phải xét đến yếu tố mùa vụ khi cho vay đối với các làng nghề để có thời hạn cho vay hợp lý, tránh trường hợp phải gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH Trong những năm qua, sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa

Để sớm khắc phục những tồn tại trên và phát huy hơn nữa thế mạnh của các làng nghề, ban thường vụ tỉnh uỷ đã ra chỉ thị số 04 - CT/TU về phát triển ngành nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cần nâng cao nhận thức hơn nữa về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển ngành nghề, nhất là các ngành nghề ở nông thôn và nhấn mạnh: “ Tiếp tục triển khai quy hoạch phát triển ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung và các làng nghề phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2000 - 2005 của tỉnh, nhằm động viên mọi nguồn nhân lực của Nhà nước, nhân dân, các thành phần kinh tế để từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông, bến bãi, thông tin liên lạc..”. Đồng thời tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch các dự án phát triển sản xuất, chấn chỉnh bộ máy quản lý, củng cố xây dựng trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã, thành lập các hội nghề nghiệp ở các làng nghề, có chính sách khuyến khích, động viên các nghệ nhân, các hộ, cá nhân sản.

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với Nhà nước

Các hộ và cơ sở ở làng nghề khi vay vốn thì tài sản đảm bảo chủ yếu là đất đai, nhà xưởng nhưng trên thực tế số hộ và cơ sở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ chiếm khoảng 40%, do đó rất nhiều hộ, cơ sở có nhu cầu vay vốn nhưng lại không đủ điều kiện. Vì thế, để đảm bảo nguồn vốn cho các làng nghề, Nhà nước nên có những chính sách thiết thực để hỗ trợ Ngân hàng như: cấp bù lãi suất, theo đó Nhà nước chỉ định Ngân hàng cho vay làng nghề với một mức lãi suất ưu đãi, sau đó sẽ cấp cho Ngân hàng một khoản tiền bằng phần chênh lệch lãi suất nhân với số tiền cho vay để đảm bảo Ngân hàng không bị lỗ.

Kiến nghị với UBND tỉnh

Do làng nghề phân bố rải rác ở khắp nơi trên địa bàn các huyện, xã và sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ nên mức độ rủi ro cao hơn và Ngân hàng thường tốn nhiều chi phí hơn để điều hành các khoản cho vay làng nghề. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề trong việc vay vốn Ngân hàng thì UBND tỉnh nên thay dổi lại khung giá đất đai ở các làng nghề cho phù hợp với thực tế và thường xuyên có sự điều chỉnh kịp thời khi giá thị trường thay đổi.

Kiến nghị với NHCT Hà Tây

Do vậy, tỉnh nên có quy hoạch lại đối với các làng nghề, tạo điều kiện cho các hộ xây dựng nhà xưởng, sản xuất tập trung thành một khu vực riêng biệt, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường cho các làng. Có như vậy, các làng nghề mới có thể phát triển lâu dài và phát triển được hình thức du lịch thăm quan làng nghề và đặc biệt là đáp ứng được mặt xã hội của sản phẩm đối với các cơ sở có hoạt động xuất khẩu.