Ảnh hưởng của mức độ đồng và kẽm đối với quá trình trao đổi chất và chức năng miễn dịch trong cơ thể động vật

MỤC LỤC

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

(Vindrid,1965)6 xác nhận rằng thiếu sắt ở heo sẽ dẫn đến không chỉ giảm tỷ lệ hemoglobin mà còn giảm hoạt tính những men có chứa nguyên tử sắt, những men này có liên hệ chặt chẽ với việc tổng hợp protein và các hoạt động tế bào quan trọng khác. Phần lớn sắt được bài tiết theo đường thận, lượng sắt bài tiết qua thành ruột được xác định bằng mức độ bảo đảm chung của cơ thể về nguyên tố đó, khi thỏa mãn nhu cầu thì tốc độ vận chuyển sắt vào máu chậm lại và bài tiết tăng lên theo đường phân. Đồng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi glucid, sự tổng hợp iod và hoạt tính của hormon sinh dục, đồng tham gia quá trình tạo sắc tố melamin, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985).

Kẽm còn liên quan đến chức năng hoạt động của tuyến nội tiết, tuyến yên, kẽm có tác dụng tăng cường hoạt động của pituitrin (Boyld và Clarde, 1937)12 Kẽm rất cần thiết cho sự tạo thành tinh trùng, sự hoạt động protein khi thiếu không những làm giảm đồng hóa thức. Qua các men này kẽm tham gia vào các quá trình chuyển hóa khác nhau, chẳng hạn như carboxydase giữ vai trò quan trọng trong các quá trình hô hấp bằng cách làm tăng nhanh quá trình kết hợp CO2 ở mô bào và bài xuất ra ngoài qua phổi, điều hòa nồng độ acid của máu, tạo HCl ở dạ dày, tạo kiềm ở dịch tụy, góp phần giải phúng CO2 khỏi vừng mạc và thủy tinh thể của mắt. Về ảnh hưởng của tuyến giáp trạng đến trao đổi kẽm xác nhận một sự thật là khi dùng liều lớn Ca gây phì đại tuyến giáp trạng và làm rối loạn chức năng của tuyến này, làm biến đổi sự phân bố kẽm trong cơ thể.

Tính chất hợp đồng như Fe và Cu, tính chất đối kháng như Ca-Mg, Mg-Cu, Cu-Zn, Zn-Ca, …Như vậy muốn tăng được tính hợp đồng và giảm tính đối kháng giữa các nguyên tố vi lượng, cần sử dụng theo một tỷ lệ hợp lý (Hoàng Văn Tiến,1991). Vấn đề được các nhà nghiên cứu dinh dưỡng đưa ra để lưu ý khi phải sử dụng thức ăn tập ăn cho heo con là phải theo nguyên tắc “sự phát triển từ từ” và “ít và thường xuyên” để hạn chế sự xáo trộn, rối loạn tiêu hóa do việc sản xuất enzym tiêu hóa còn giới hạn. Một số sản phẩm như: SMR (Sow’s Milk Replacer, West Germany) (chất thay thế sữa, Đức) thì khuyến cáo có thể dùng cho heo con từ 6 - 7 ngày tuổi như là một biện pháp kích thích cho sự phát triển sớm, hoàn thiện hơn của hệ enzym tiêu hóa hơn là nguồn cung cấp dưỡng chất chủ yếu.

Ngoài ra, (Smith,1995)23 còn nhấn mạnh thêm tình trạng sức khỏe của heo con cùng với yếu tố ngoại cảnh, bệnh lý cũng làm cho khả năng tiêu hóa ảnh hưởng như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Theo Aherne (1982) thì để cho khả năng tiêu hóa thức ăn ở heo con tốt hơn, ngoài việc chọn thực liệu phù hợp, còn có thể đưa vào khẩu phần thức ăn, hoặc pha vào nước uống các chế phẩm kháng sinh chất trợ sinh, enzym tiêu hóa cho heo con. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng khoáng vi lượng cũng là một trong những nhóm dưỡng chất rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của heo, chúng tham gia rất nhiều vào các phản ứng sinh lý, sinh hoá quan trọng.

Hiện nay các nhà chăn nuôi thường sử dụng các hợp chất khoáng vi lượng ở dạng premix để bổ sung vào khẩu phần với mục đích là làm tăng độ hữu dụng của vi khoáng và làm giảm lượng khoáng không được hấp thu bài thải ra môi trường. Do đó, việc chọn lọc premix cần dựa vào tình trạng sức khỏe của đàn; tình trạng khoáng của đàn heo hiện tại và quá khứ; thời gian tồn tại khẩu phần, thức ăn hạt, premix; các kết quả nghiên cứu hiện tại và tương lai; sự ổn định của thực liệu; giá thành so với giá hàm lượng/ thành phần của premix.

Bảng 1.  Những tổn thương do thiếu đồng  Cytochrom
Bảng 1. Những tổn thương do thiếu đồng Cytochrom

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Máng tập ăn heo con, lọ thuỷ tinh, túi nilon, viết lông dầu để đựng và ghi mẫu thức ăn, phân và nước tiểu. + Thuốc thú y gồm có như penicilline và streptomycine, thuốc trị tiêu chảy heo con, men tiêu hoá. + Các dụng cụ thiết bị, và hoá chất cần thiết để phân tích mẫu thức ăn, phân và nước tiểu về thành phần dinh dưỡng và mức tiêu hoá.

Thành phần hoá học của thức ăn, phân và nước tiểu được phân tích theo qui trình tiêu chuẩn (AOAC, 1984). Hàm lượng vật chất khô (DM) được xác định bằng cách sấy ở nhiệt độ 105oC qua đêm. Hàm lượng béo thô (EE) được sử dụng phương pháp chiết xuất với ether khan trong bộ soxhlet.

Hàm lượng xơ thô (CF) được xác định bằng cách thủy phân liên tục với acid và base loãng. Hàm lượng Ca được xác định bằng phương pháp chuẩn độ phức chất với Trilon B và fluorexon. Hàm lượng P được xác định bằng phương pháp so màu trong môi trường molybdat với acid ascorbic ở bước sóng 720nm.

Riêng chỉ tiêu protein thô (CP) của phân được xác định bằng cách phân tích trên mẫu tươi để tránh sự bốc hơi của NH3 bằng phương pháp Micro – Kjeldahl (CP = N% x 6,25). Đối với chỉ tiêu đồng và kẽm trong phân được phân tích tại phòng thí nghiệm chuyên sâu Đại Học Cần Thơ theo phương pháp sắc ký hấp phụ nguyên tử. Số liệu kết quả thí nghiệm được phân tích phương sai bằng chương trình Minitab 13.2 có so sánh sự khác biệt giữa 2 trung bình nghiệm thức theo phương pháp Tukey ở mức ý nghĩa 5%.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở giai đoạn từ 7 – 24 ngày tuổi và giai đoạn   24 – 60 ngày tuổi
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở giai đoạn từ 7 – 24 ngày tuổi và giai đoạn 24 – 60 ngày tuổi

HSCHTĂ

TỶ LỆ TIấU HểA VÀ HẤP THU CÁC DƯỠNG CHẤT

Điều này cũng rất phù hợp khi chúng ta nhìn lại ở bảng 1.2 thì ở giai đoạn từ 24 – 60 ngày tuổi ở NT2 cho tăng trọng cao hơn các nghiệm thức khác, do đó nhu cầu về năng lượng tiêu hóa của NT2 cũng phải cao hơn các nghiệm thức khác là điều hợp lý cho quá trình trao đổi chất của tăng trọng. Tương quan giữa lượng nitrogen ăn vào và lượng nitrogen tiểu bài thải Khi nhìn vào phương trình tương quan ở Hình 5 thì chúng tôi thấy rằng giữa nitrogen ăn vào và nitrogen thải ra trong nước tiểu có mối tương quan, với r2 = 0,99. Khi tiêu hóa ngoài protein không tiêu hóa được bài thải qua phân thì bên cạnh đó còn có một phần khác thải ra gọi là nitrogen phân trao đổi tiêu hóa và nội sinh như tế bào màng nhầy, vi sinh vật, dịch tiêu hóa sẽ làm cho nitrogen trong phân cao hơn.

Mức độ nitrogen thải ra trong phân và trong nước tiểu sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên lượng nitrogen tích lũy của heo thí nghiệm, lượng nitrogen ăn vào ở NT2 thấp hơn so với NT4, nhưng tổng lượng nitrogen bài thải qua phân và nước tiểu của NT2 gần tương đương với NT4 nên nitrogen tích lũy ở NT2 thấp hơn NT4. Theo kết quả nghiên cứu của (Kornegay và Harper, 1997)28 cho rằng lợn ăn thức ăn công nghiệp có giá trị sử dụng là 30 – 55% và lượng nitrogen loại thải là 45 - 60%, nhưng ở thí nghiệm thì giá trị sử dụng nitrogen cao hơn, lượng nitrogen loại thải gần. Tuy nhiên, về mặt tăng trọng thì NT2 lại là nghiệm thức cao nhất (360g/co/ngày), còn NT3 lại là nghiệm thức có tăng trọng thấp nhất trong các nghiệm thức thí nghiệm (280g/con/ngày).

Điều này có thể nghĩ rằng khi hàm lượng đồng tích lũy cao trong cơ thể cũng không có nghĩa là hiệu quả nhất mà còn có thể có hại cho cơ thể, làm cho con vật không phát triển tốt được. Điều này cho thấy rằng không có nghĩa sử dụng liều lượng đồng cao để phối hợp vào khẩu phần để nhằm kích thích tăng trưởng heo con, nhất là heo con sau cai sữa sẽ cho hiệu quả kinh tế cao mà điều đó còn có thể trái lại. Để đạt được mức tăng trọng cao này thì ngoài hàm lượng kẽm cao, đồng thời phải kết hợp với hàm lượng đồng thích hợp thì thí nghiệm mới đạt được hiệu kết quả như trên.

Điều này cũng thấy rất rừ qua Bảng 12 ở NT2 là nghiệm thức cho tăng trọng cao nhất, nhưng phải có sự kết hợp giữa hàm lượng kẽm cao (500ppm) và hàm lượng đồng thấp (100ppm) mới cho tăng trọng cao. Sở dĩ ở NT4 có hàm lượng đồng bài thải qua phân cao hơn các nghiệm thức khác là do mức độ sử dụng đồng trong khẩu phần ở NT4 cao (150ppm) nên số lượng đồng ăn vào ở nghiệm thức này cũng khá cao (14,33ppm) và cao hơn các nghiệm thức khác. Khi sử dụng hàm lượng đồng cao mà cơ thể vật nuôi không có khả năng hấp thu một cách có hiệu quả thì phần dư lượng đồng sẽ được bài thải ra bên ngoài nhiều hơn các nghiệm thức khác là điều tất yếu.

Hình 5. T ương quan giữa lượng nitrogen ăn vào và lượng nitrogen tiểu bài thải Khi  nhìn  vào  phương  trình  tương  quan  ở  Hình  5  thì  chúng  tôi  thấy  rằng  giữa  nitrogen ăn vào và nitrogen thải ra trong nước tiểu có mối tương quan, với  r 2  = 0,9
Hình 5. T ương quan giữa lượng nitrogen ăn vào và lượng nitrogen tiểu bài thải Khi nhìn vào phương trình tương quan ở Hình 5 thì chúng tôi thấy rằng giữa nitrogen ăn vào và nitrogen thải ra trong nước tiểu có mối tương quan, với r 2 = 0,9