Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc và gợi ý áp dụng cho Việt Nam

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc

Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì những lợi thế về lao động, tài nguyên cũng dần mất đi đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải có những chiến lược xuất khẩu phù hợp trong tương lai để vừa phát huy được những lợi thế tương đối trong nước vừa góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đặc biệt là trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu thương mại quốc tế hiện nay. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc tương đối phong phú, là cơ sở để Trung Quốc có thể xuất khẩu một số loại khoáng sản, đồng thời cũng là căn cứ để tiến hành nhập khẩu những loại còn thiếu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước.Trung Quốc là quốc gia có các vùng nguyên liệu cho sản xuất cực kỳ lớn, đây là một điểm khác biệt, giúp Trung Quốc tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và hạ giá thành trong sản xuất hàng loạt.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SÂU

Khái quát về xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc

Cho tới nay, Trung Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng lại mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20% cơ cấu trị giá hàng xuất khẩu), giầy dép, đồ chơi, sản phẩm điện tử gia dụng lắp ráp, hàng nông thủy sản chế biến. Phần lớn và thặng dư của máy tính và viễn thông là phù hợp với thực tế là, Trung Quốc đang ở vị trí cuối cùng giai đoạn sản xuất lắp ráp dây chuyền công nghệ thông tin và số liệu thống kê thương mại hiện nay gán toàn bộ giá trị của một sản phẩm công nghệ cao lắp ráp nước vận chuyển sản phẩm ở nước ngoài.

Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1990 – 2008)
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1990 – 2008)

Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc

  • Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thông qua Thuế quan
    • Chính sách thu hút FDI
      • Chính sách khoa học công nghệ

        Điều này làm cho đồng tiền của Trung Quốc giá rẻ và trợ cấp đã đạt được của Trung Quốc vào xuất khẩu của nó (AFL-CIO 2006). Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá đồng RMB và tỷ giá giữa đồng USD và RMB vào thời điểm này là 1 USD = 8.27 RMB, sau đó Ngân hàng Trung ương tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàng Trung ương. Việc phá giá đồng nhân dân tệ, hay nói cách khác việc cho phép tỷ giá đồng RMB được đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chính sách trợ giá cho người tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung quốc, hàng Trung quốc bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá Trung quốc tăng lên. Ta có thể thấy, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp thực tế đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc biệt với đồng USD để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn. Có thể thấy trong thương mại quốc tế, nếu để lợi thế so sánh tự nó phát huy tác dụng theo đúng quy luật sẽ chậm hơn rất nhiều so với lợi thế có sự tác động của chính phủ để nhanh chóng tận dụng cơ hội thương mại thường xuyên xuất hiện và mất đi. Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Hình 2.4: Tỷ giá hối đoái giữa RMB với USD giai đoạn 1980 - 2010 Tuy nhiên, do biến động của kinh tế, đặc biệt việc nợ công Châu Âu diễn ra ngày càng căng thẳng đã tác động không nhỏ tới tỷ giá của Trung Quốc. Chính vì vậy tại Hội nghị Trung Ương về công tác kinh tế năm 2010, các nhà hoạch định chính sách đã chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang “thận trọng”. Số liệu mới từ Cục thống kê quốc gia cho thấy tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc đã chạm mức 5,1% trong tháng 11 – mức cao nhất trong vòng 28 tháng gần đây, thúc giục chính quyền nước này đặt vấn đề kiểm soát giá cả lên hàng đầu. Chính sách quản lý tiền tệ, cùng thặng dư thương mại ở mức cao và luồng vốn đổ vào ngày một nhiều là những nguyên nhân khiến kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc có thêm hơn 1.000 tỷ USD trong vòng 2 năm vừa rồi. Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn lớn nhất thế giới, đứng tiếp theo là Nhật Bản, Nga. Chính sách tín dụng a) Tín dụng xuất khẩu. Từ năm 1994, Trung Quốc đã thành lập một cơ cấu tín dụng xuất khẩu chuyên môn là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, sau đó, kể từ. năm 2001, một số Ngân hàng khác cũng bắt đầu phát triển nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu như ngân hàng Công thương, Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng xây dựng..Các lĩnh vực chủ yếu được hỗ trợ là đóng tàu, thiết bị đồng bộ và các sản phẩm cơ điện khác. Ví dụ như tháng 3 năm 1996, Trung Quốc đã cấp khoản tín dụng người mua trị giá 70 triệu USD cho Peru, khoản tín dụng này chủ yếu dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu thiết bị phục vụ đường sắt và ô tô sang Peru. Tính đến hết năm 2009, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cấp các khoản tín dụng trị giá 10 tỷ USD, riêng ngành chủ lực là đóng tàu đã chiếm 8,5 tỷ USD. b) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Năm 1983 để khắc phục những hạn chế của luật doanh nghiệp liên doanh, chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Quy đi ̣nh hướng dẫn thực hiện luật Doanh nghiệp liên doanh” và việc mở của 14 tỉnh ven biển và 3 đồng bằng chính (1985). Điều này đã góp phần tạo lòng tin cho doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc. Toàn bộ những cải cách trong môi trường pháp lí và môi trường hoạt động đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của FDI. Năm 1985, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho phép về mặt pháp lí hoạt động của các doanh nghiệp này trên phạm vi cả nước. Cũng trong năm đó, Trung Quốc đã ban hành “Quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài”. Mục tiêu của quy định đó là nhằm “cải thiện một trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển nền kinh tế quốc dân”. Sự cải thiện môi trường đầu tư ở Trung Quốc đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của FDI. Trong cơ cấu ngành của FDI cũng có sư thay đổi đáng kể: 85% dự án đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo năm 1988. Tuy nhiên đến giữa năm 1989 do ảnh hưởng của chính sách khắc khổ và sự kiện Thiên An Môn khiến cho dòng FDI vào Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh. Trước tình hình này, bước sang những năm 1990 quá trình tự do hóa và cải thiện môi trường pháp lí được đẩy mạnh nhằm khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư. Tiếp đó Trung Quốc cũng đã tiến hành sửa đổi Luật doanh nghiệp liên doanh và đến năm 1991 Luật thuế thống nhất đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài được thông qua, chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử hình thức FDI khác nhau. Cuối năm 1993 Trung Quốc thông qua một loạt các luật và quy định mới trong đó phải kể đến Luât bản quyền, Quy định về bảo vệ phần mềm, Luật nhãn hiệu, Luật công ty, Luật chứng khoán, Luật ngân hàng, Quy định về kiểm soát ngoại hối. Sự cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lí cùng với việc nới lỏng kiểm soát tín dụng và mở của thị trường trong nước đã góp phần tăng cường nguồn FDI. trong vòng 14 năm trước đó. Trong giai đoạn 2010-2020 Trung Quốc nờu rừ quan điểm thu hỳt FDI vào các ngành kĩ thuật cao, kinh nghiệm quản lí, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung “Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài”, đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD. b) Chính sách hỗ trợ tài chính với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài Đây cũng được coi là một trong những chính sách tiến bộ góp phần nâng cao sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư. Theo như chính sách này thì các xí nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc nếu có nhu cầu vay vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn từ các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản được áp dụng như đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra như giảm phí sử dụng đất, trợ cấp cho lao động, ưu đãi thuế, ưu tiên trong việc cung cấp điện, nước và các dịch vụ công cộng khác, hình thành thị trường ngoại hối với các doanh nghiệp nước ngoài. Với những biện pháp ưu đãi này, FDI đổ vào Trung Quốc trong những năm 1980 tăng mạnh cùng với việc một loạt các cơ sở gia công- lắp ráp các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động được thành lập ở SEZ. c) Chính sách vùng lãnh thổ.

        Hình 2.3: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc qua các năm
        Hình 2.3: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc qua các năm

        Đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu của Trung Quốc

          Bên cạnh việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU thì Trung Quốc cũng có nhiều chính sách khai thác các thị trường tiềm năng như Đông Nam Á, Ấn Độ… Chính những cải cách định hướng thị trường này đã giúp cho hệ thông ngoại thương của Trung Quốc có tính trung lập cao – điều này là một yếu tố có lợi cho xuất khẩu trong thời kì toàn cầu hóa kinh tế hiê ̣n nay. Các số liệu trên cho thấy Việt Nam cần sớm khắc phục tình trạng yếu kém về chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu, khắc phục sự mất cân đối giữa sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước với tiếp nhận công nghệ qua các doanh nghiệp FDI và khắc phục sự liên kết yếu kém giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.

          Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010
          Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010