Đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty May Đức Giang

MỤC LỤC

Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang

Đặc điểm sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang

    Sản phẩm của May Đức Giang trong những năm qua đã được xuất sang các nước thuộc Châu Âu, Châu á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, thị trường chính của May Đức Giang là Mỹ và Liên minh Châu Âu. Tổng công ty cổ phần Đức Giang mà tiền thân là Công ty cổ phần may Đức Giang hiện nay đã đầu tư xây dựng lại 2 khu nhà xưởng sản xuất mới khang trang với dây chuyền công nghệ, máy móc sản xuất tiên tiến nhập từ nước ngoài chuyên may mẫu, cắt sơ mi và nhà kho 3 tầng tại 59 Đức Giang - Hà Nội có tổng diện tích mặt bằng sử dụng 6.600m2 với tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng.

    Tổng công ty CP Đức Giang còn nghiên cứu cải tiến phương pháp tổ chức sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi mô hình. - Trong tình hình mới Công ty đã chủ động đăng ký đánh giá để được cấp chứng chỉ của WRAP; Đây là một bước đi mới của Công ty thể hiện sự chủ động và trưởng thành của đội ngũ cán bộ Văn phòng và ISO. - Công ty cổ phần May Đức Giang hiện có đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chính quy, cơ bản, nhanh nhạy trong cơ chế thị trường và là nòng cốt để Công ty phát triển sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

    Công ty cổ phần May Đức Giang có đội ngũ công nhân lao động lành nghề trong các thao tác nghiệp vụ, đảm bảo được các chức danh cụ thể trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công ty đã có chính sách tốt để thu hút các cán bộ kỹ thuật và các cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm về làm việc tại Công ty. Công ty đã có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, trả lương theo cấp bậc công việc tương ứng với mức độ trách nhiệm và tính phức tạp của công việc.

    Thu nhập bình quân của người lao động thuộc loại khá trong khối doanh nghiệp dệt may.

    Bảng 2.1: Tình hình lao động của Tổng công ty Đức Giang
    Bảng 2.1: Tình hình lao động của Tổng công ty Đức Giang

    Kết quả va phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang

    + Kinh doanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh cho thuê nhà làm văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị và nhà ở. + Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lưu trú du lịch, kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế. Năm 2006, Công ty nâng lượng vốn đầu tư cho xây dựng đổi mới trang thiết bị lên 6 tỷ đồng.

    Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2007 đã đạt được những kết quả khả quan. (Ghi chú: nộp ngân sách 2 năm đầu sau khi tiến hành cổ phần hóa được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư số 128/2003/TT-BTC).

    Bảng 2.4 : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006
    Bảng 2.4 : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006

    Đánh giá hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đức Giang

    Những điểm mạnh và điểm yếu của Tổng công ty Đức Giang 1. Những điểm mạnh

      - Việc chuyển sang hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần đã đảm bảo việc lãnh đạo tập trung, thống nhất. Hội đồng quản trị và Ban điều hành của Công ty đã nhanh nhạy trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao.

      - Lãnh đạo công ty quyết tâm đổi mới, chỉ đạo và điều hành sản xuất một cách toàn diện, đồng bộ, chỉ đạo tập trung và có chiều sâu đối với các xí nghiệp và các công ty có vốn góp. - Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển đã tạo điều kiện cho việc đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ nội địa đối với các mặt hàng may mặc của Công ty. - Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng của Việt Nam như việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cơ hội phát triển và mở rộng thị trường quốc tế.

      - Hiện nay, Công ty chưa triển khai được chiến lược đầu tư phát triển chung cho Công ty cũng như các công ty có vốn góp, chưa thực hiện được việc xây dựng một mô hình hiện đại nhằm đảm bảo việc tái cơ cấu, sắp xếp công ty theo mô hình thích hợp, đa sở hữu có sự gắn kết giữa Công ty với các công ty có vốn góp và các đơn vị khác có cùng chiến lược phát triển. - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đối với doanh nghiệp. - Thị trường nội địa mặc dù đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô và hiệu quả kinh tế.

      - Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật còn nhiều bất cập. Đầu tư công nghệ mới, hiện đại mang tính đón đầu sẽ mang lại năng suất, chất lượng nhưng chi phí đầu tư cao, không tận dụng và kết hợp được với hệ thống sản xuất sẵn có gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Các thủ tục tiến hành đầu tư còn rườm rà làm kéo dài thời gian đầu tư.

      - Việc bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân lực trong công tác thiết kế dẫn đến khâu thiết kế chưa đáp ứng được khả năng phát triển của Công ty cũng như nhu cầu của thị trường.