MỤC LỤC
Hơn nữa kết cấu hạ tầng nông thôn sau khi được hoàn thành và đi vào sử dụng thì nó cũng cần những khoản kinh phí để tu bổ, sửa chữa, vận hành, sử dụng..Vì vậy để xác định tổng vốn đầu tư cho dự án, ta có thể lập bảng theo mẫu dưới đây. Trong khi yêu cầu về cơ sở hạ tầng lại rất cần thiết để giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, tạo điều kiện cho người dân cải thiện điều kiện sống, cũng như nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Quỹ đầu tư xã: quỹ của chính quyền cơ sở ở nông thôn tiếp nhận nguồn đầu tư từ ngân sách xã; một phần của 45% số thu thuế sử dụng đất; các khoản huy động đóng góp của hội đồng nhân dân xã để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của điều 36 luật ngân sách nhà nước; các khoản phụ thu trên giá, phí, thuế do uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thu vào đầu tư xã;. Do xã quản lý; hỗ trợ một phần công trình do thôn xóm huy động đóng góp xây dựng; đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ công ích, phát triển nguồn thu; đóng góp công trình liên xã; chi hỗ trợ về khắc phục thiên tai, môi trường trong phạm vi hẹp của xã.
Nguồn vốn này chịu sự quản lý trực tiếp của UBND các cấp và các cơ quan tài chính nhà nước cũng như chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của nhà nước để đảm bảo nguồn vốn này được sử dụng có hiệu quả nhất. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải nâng cao năng lực quản lý của các cấp và nhất là chính quyền cấp xã - đây là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững nông thôn nói chung, và cho phát triển hạ tầng gian đoạn mới.
Bởi vì cơ sở hạ tầng là bước khởi động, nó tạo điều kiện cho cuộc sống vật chất, tinh thần ở nông thôn được nâng cao, tạo đà cho các doanh nghiệp, các hộ kinh tế gia đình đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm thành hàng hoá, phục vụ trao đổi và xuất khẩu. Nguồn huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn chủ yếu từ các nguồn sau: Vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương); vốn dân cư, vốn tín dụng vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vốn nước ngoài.
Xuất phát từ một tỉnh kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, mật độ dân cư đông đúc, bình quân ruộng đất cho một nhân khẩu nông nghiệp thấp nhất so với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, việc đảm bảo đời sống cho toàn dân trong tỉnh và có tích luỹ là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo. Thời gian qua giải quyết việc làm đối với người lao động đã được các cấp các ngành trong tỉnh quan tâm đúng mức với các biện pháp như đầu tư xây dựng thêm các cả sản xuất dịch vụ, chuyển dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, cho các hộ vay vốn đầu tư. Thời kỳ 1996 - 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, nhiều cơ sở phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thời kỳ này chậm hơn so vớt các thời kỳ trước.
Sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua mà tỉnh Thái Bình dã đạt được là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: Bên cạnh sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, ý thức người dân còn có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn ngân sách, các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA), xuất nhập khẩu.
Thực trạng đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông.
Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng giao lưu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tạo đà phát triển kinh tế giữa các vùng trung tâm với các vùng kinh tế kém phát triển của tỉnh như: Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ, Đông Hưng, làm giảm tỷ lệ nghèo và sự chênh lệch về kinh tế giữa thị trấn, thị tứ với các nông thôn vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy quá trình cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Điều này đòi hỏi đầu tư phải tăng cường hơn nữa, thường xuyên nâng cấp, tu sửa, bảo dưỡng công trình để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thêm trạm bơm để phục vụ tưới toàn bộ diện tích gieo trồng, tiêu nước trong mùa mưa lũ cho cả phần diện tích nông nghiệp và phi nông nghiệp (hiện nay công tác này còn kém nên úng lụt vẫn có thể xảy ra do công tác tiêu úng không đảm bảo). Do quá trình xây dựng và phát triển lưới điện nông thôn trước đây gắn với việc cấp điện bơm nước thuỷ lợi, mang tính tự phát, chắp vá, không theo qui hoạch và quy phạm kỹ thuật, có đâu làm đó, quá trình sử dụng đã hư hỏng nhiều, hao tổn công xuất lớn, kinh phí sửa chữa có hạn do vậy vừa không đảm bảo an toàn vừa không đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Thực hiện chỉ thị số 12/ CT- UB ngày 18/5/2000 của UBND tỉnh TháI Bình về việc “thực hiện quyết định số 22/2000/ TTG ngày 13/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về đề án điện nông thôn tại các xã ,Huyện nghèo của Tỉnh TháI Bình.” các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh Uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng của huyện, điện lực TháI Bình, tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành tỉnh trực tiếp là Phòng Quản lý điện năng- Sở Công nghiệp kết hợp chặt chẽ với UBND, HTX dịch vụ của các xã để tổ chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh nhờ vậy sau gần một năm triển khai đề án điện nông thôn tỉnh đã đạt được một số kết quả bước đầu, dần dần quỏn triệt rừ mục đớch ý nghĩa của đề ỏn nụng thụn: xoỏ bỏ cai thầu, bỏn điện.
Bên cạnh những khó khăn về nguồn vốn như trên thì công tác quản lý và triển khai các dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đang còn nhiều khó khăn bất cập như: chất lượng tư vấn các dự án đầu tư còn yếu gây khó khăn cho khâu xét duyệt và triển khai thực hiện; sự phối hợp giữa các ngành các cấp còn lỏng lẻo, chưa ăn khớp, những điều này gây khó khăn không ít cho việc thực hiện các dự án đầu tư. Để triển khai chính sách đầu tư cho nông nghiệp nông thôn cần kiện toàn chính sách tài chính tiền tệ với khâu then chốt là các ưu đãi cho khu vực nông nghiệp, nông thôn về thuế, lãi suất tín dụngvà phân bố vốn ngân sách.Tỉnh cần thực hiện chính sách bảo hộ xuất khẩu, chính sách tiêu thụ hàng nông sản, chính sách đất đai, chính sách thương mại đúng đắn, hợp lý. * Có quy chế hoạt động và hỗ trợ tài chính với các hiệp hội ngành nghề trong làng, xã, thôn xóm, khôi phục lại các quỹ hỗ trợ lẫn nhau ở nông thôn và cần đầu tư trực tiếp và hỗ trợ tín dụng thông qua các chương trình kinh tế và dự án như chương trình xoá đói giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thanh toán bệnh xã hội, dân số và kế hoạch hoá gia đình, phòng chống HIV/AIDS, chương trình quốc gia về thể thao.
Chính vì vậy, vai trò của Nhà nước là phải chỉ ra cho khu vực này hướng đầu tư kinh doanh, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có cơ chế hỗ trợ đầu tư về vốn ban đầu, về khoa học kỹ thuật, thiết bị và công nghệ, nhất là phải có cơ chế bảo hộ với sản phẩm nước ngoài hoặc với các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn có khả năng cạnh tranh. Do vậy, đầu tư trong nông nghiệp nông thôn cần phải đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng giảm đầu tư bề rộng (khai hoang, tăng vụ, phát triển đàn con gia súc, trồng rừng - quảng canh..) tăng đầu tư chiều sâu (thâm canh, khoa học kỹ thuật, chất lượng nông sản.. ) và công nghiệp chế biến, bảo quản lương thực thực phẩm, giảm đầu tư cho quốc doanh kém hiệu quả, tăng đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phấn đấu trên 58% dân số nông thôn được dùng nước sạch.Thực hiện dự án cung cấp nước sạch và xử lý nước thải ở Thị xã và một số thị trấn..Tập trung hoàn thành một số công trình thuỷ lợi như:Hệ thống trạm bơm thống nhất, cống Lân 1, cống Đồng cống, nạo vét sông Kiên Giang.