MỤC LỤC
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, khi bàn về khái niệm quản lý nhà trường đã khẳng định: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.” [20; 22]. Tác giả Kônđacốp định nghĩa: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường là một hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế xã hội, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”. Quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các chính sách của nhà trường XHCN Việt Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Giáo dục THCS là bậc học phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, là bước căn bản để chuẩn bị tri thức khoa học, hình thành nhân cách để học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất, có đủ bản lĩnh góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Công đoàn giáo dục cơ sở, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể xã hội khác được thành lập và hoạt động trong nhà trường trong khuôn khổ pháp luật, giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong trường THCS có Bí thư đoàn, tổng phụ trách đội, có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đồng thời quản lý nề nếp học sinh và các hoạt động khác có tính chất thời sự theo yêu cầu của lãnh đạo.
Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng là tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng là người quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phân công, cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao, thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
Từ quan điểm của Hồ Chủ Tịch ta có thể thấy rằng nhân cách của người CBQL giáo dục bao gồm 2 mặt: “phẩm chất và năng lực”, hai mặt này được biểu hiện ở năng lực quản lý trường học thông qua các chuẩn mực như: Sự thông hiểu quá trình đào tạo và việc điều khiển nó trong phạm vi trường học, năng lực tổ chức tập thể, điều hành công việc, hoạt động của nhà trường, năng lực ứng xử các tình huống sư phạm, trong đó năng lực tổ chức thực hiện là một tính cách điển hình của nhà quản lý giáo dục. Như vậy, từ việc xác định các phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học giúp cho chúng ta nhận thấy rằng, nhân cách người CBQL là tổng hợp những phẩm chất nhân cách của người đứng đầu nhà trường, đơn vị cơ sở trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục – đào tạo với tư cách là một nhà giáo dục đồng thời là một nhà quản lý. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá đội ngũ CBQL giáo dục các cấp, rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu cơ chế đổi mới QLGD, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục…”.
Ngày nay yêu cầu năng lực cơ bản đối với hiệu trưởng đặt trong môi trường quản lý vận hành với đặc trưng là chuyển đổi phương thức chỉ đạo quản lý tập trung sang giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở, quản lý trường phổ thông có hai thành tố quan trọng nhất đó là chiến lược và tác nghiệp. “Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương”.
Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng với phòng nội vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn huyện, bố trí, sắp xếp nhân sự trong diện quy hoạch cử đi đào tạo các lớp nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Hàng năm với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện, phòng GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề hoạt động của các trường học từ bậc học Mầm non đến THCS, trong đó có các hình thức thanh, kiểm tra đột xuất và định kỳ, trong đó tập trung vào công tác quản lý của hiệu trưởng, chú trọng các cuộc thanh tra hoặc kiểm tra toàn diện để đánh giá hoạt động, hiệu lực của đội ngũ CBQL, trên cơ sở đó đánh giá được chất lượng đội ngũ CBQL từ đó phát hiện các nhân tố mới bổ sung vào diện quy hoạch và loại bỏ các nhân tố kém tích cực để sàng lọc đội ngũ CBQL một. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường THCS nói riêng là hết sức quan trọng và mang tính tất yếu vì người CBQL là người quyết định chất lượng giáo dục và trường THCS chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu giáo dục khi có một đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn giỏi, hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao cho.
Ngoài ra trên địa bàn huyện hiện nay còn có 23 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn góp phần xây dựng xã hội học tập theo đề án 112 của Chính phủ, làm cho chất lượng giáo dục phổ cập không ngừng được nâng lên. Việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, học sinh giỏi tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhiều học sinh thi đỗ vào các trường THPT có chất lượng của tỉnh. Nguyên nhân của những tồn tại trên là nhận thức của một bộ phận, cán bộ, nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc thiểu số vùng cao đối với công tác PCGD vẫn còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình; Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của một số xã vào thời điểm nhất định chưa cao ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Kết quả phổ cập giáo dục THCS ở một số địa phương chưa thực sự vững chắc, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được theo yêu cầu, tỷ lệ đạt chuẩn chưa cao; Tỷ lệ tuyển sinh và tốt nghiệp bậc THPT còn chưa cao;. Mặc dù đã đảm bảo về số lượng nhưng một số trường mới chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu theo tiêu chuẩn đã ban hành, chất lượng về hệ thống cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo. Về quy mô, mạng lưới hệ thống trường, lớp phát triển theo hướng đa dạng, được sắp xếp hợp lý trên địa bàn toàn huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc trong huyện.