MỤC LỤC
Việc xuất khẩu lao động giúp cho các quốc gia giải quyết được phần nào những hạn chế của thi trường lao động như giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa, giảm thiểu thất nghiệp ở những quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu và giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động ở những nước tiếp nhận.Hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đem sức lao động của người lao động từ nước này sang nước kia mà nó còn đem theo cả một khối lượng dân cư từ nước đưa lao động đi xuất khẩu tới nước tiếp nhận lao động. Chính sách, pháp luật của quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước đó là điều đương nhiên rồi vì nó quyết định đến sự khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu của hoạt động xuất khẩu lao động nhưng chính sách, pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động, ví dụ một quốc gia đưa ra chính sách hạn chế lượng người nước ngoài nhập cư thì ngay lập tức sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của những quốc gia có lao động đi làm việc tại nước đó và ngược lại.
Một điều có tính chất đương nhiên là khi xuất khẩu lao động sang một quốc gia nào đó thì việc cần làm đó là tìm hiểu kỹ về luật pháp của nước đó xem họ có chính sách đối xử như thế nào với lao động nước ngoài làm việc tại đất nước họ, xem họ cần những thủ tục pháp lý như thế nào khi tiếp nhận lao động của ta,.Và cũng cần xem xét kỹ luật pháp của họ để khi lao động của ta sang nước họ làm việc không bị vi phạm điều gì trong pháp luật của nước sở tại. Tuy nhiờn, tuỳ theo uy tớn và khả năng hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao động của họ tốt hơn hay kém hơn, những doanh nghiệp có uy tín, có khả năng lớn thì sẽ tìm được nhiều thị trường hơn, sẽ thu hút được nhiều lao động hơn,..Chất lượng của quá trình đào tạo, của hoạt động marketing của doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển hay bị hạn chế vì quá trình đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động và quy mô của thị trường.
Các doanh nghiệp XKLĐ đến tuyển lao động trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều hội nghị tư vấn tuyên truyền về xuất khẩu lao động tại các xã, phường, thị trấn cho trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ, trưởng đoàn thể và người lao động để nhân dân và người lao động tiếp nhận thông tin trực tiếp và nhanh nhất. Trong những năm tiếp theo UBND tỉnh và các Ban, Ngành cần có các chính sách và biện pháp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tới công tác xuất khẩu lao động nói riêng và của cả nền kinh tế trong tỉnh nói chung để toàn tỉnh thực hiện được những mục tiêu trong những năm tiếp theo.
Tồn tại hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong việc khai thác thị trường, chuẩn bị nguồn lao động, tiền môi giới…Có những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tuyển chọn lao động qua khâu trung gian, nảy sinh tiêu cực, không công khai minh bạch về chi phí mà người lao động phải đóng góp. Tuy chất lượng lao động nước ta đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn tồn tại không ít người lao động còn hạn chế về trình độ, tác phong làm việc, ý thức chấp hành pháp luật của nước sở tại, vi phạm hợp đồng lao động…Những điều này làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển thị trường lao động ở nước ngoài của nước ta.
Theo ông Đoàn Đại Thành, Phó giám đốc công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại ( Sona), mới đây nhiều doanh nghiệp tại Malaysia đã thu hẹp sản xuất và kết thúc sớm hợp đồng với lao động Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp XKLĐ phải hoạt động cầm cự với những đơn hàng ít ỏi, thậm chí phải chuyển sang các lĩnh vực vốn không phải sở trường như du lịch, đầu tư vào xây dựng, bất động sản.
Chính phủ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, được Bộ Lao động - TBXH cấp giấy phép chuyên doanh, chủ động tìm kiếm thị trường lao động, trực tiếp ký kết hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài, tuyển chọn, đưa lao động đi, và tổ chức quản lý, bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong và sau khi hết hạn hợp đồng lao động theo quy định của. Tại Chỉ thị số 41/CT-TW, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định "Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, ..cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá..”.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Như vậy, hệ thống các văn bản pháp luật này sẽ điều chỉnh hầu hết các mặt và lĩnh vực của hoạt động xuất khẩu lao động và tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động phát triển trong thời kỳ mới.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về mức tiền ký quỹ của người lao động.
Do trình độ sử dụng Tiếng Anh, ngôn ngữ giao tiếp thông thường yếu kém nên làm cản trở tới lĩnh hội, triển khai và chuyển giao công việc, hạn chế quan hệ với chủ sử dụng lao động, với môi trường xung quanh…, một số lao động chưa sớm thích nghi với quan hệ lao động chủ thợ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa cao, trình độ tay nghề hạn chế, kỹ năng sống còn nhiều khoảng trống… Công tác tổ chức tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác XKLĐ, nhất là ý thức chấp hành kỷ luật của. - Một số doanh nghiệp XKLĐ khi về địa phương tuyển lao động chưa thông báo cụ thể kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động ( như số lao động cần tuyển, làm công việc gì, ở nước nào, trình độ tay nghề, các quyền lợi. nghĩa vụ, các khoản chi phí đóng góp của người lao động…) với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cũng như chính quyền các cấp theo quy định.
Đầu tiên là đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động thì phải thực hiện tốt các kế hoạch chỉ đạo của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh từ đó xây dựng những kế hoạch trình tỉnh uỷ, chỉ đạo các cơ quan phụ trách chuyên môn các phòng chuyên trách cấp huyện thực hiện tốt kế hoạch đề ra; Sở cũng có trách nhiệm trực tiếp theo dừi tỡnh hỡnh biến động trờn thị trường xuất khẩu lao động để cú những biện pháp chỉ đạo mới thích hợp, chỉ đạo hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở sao cho đảm bảo nguồn lao động tuyển dụng cho công tác xuất khẩu lao động, quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tính hợp pháp của công tác xuất khẩu lao động, …. Doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thông những biện pháp trừng phạt đối với những người lao động vi phạm hợp đồng như đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động trở về nước, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bên nước bạn,…như yêu cầu đặt tiền đặt cọc, quản lý chặt chẽ chế độ tiền lương cũng như việc chu chuyển tiền về nước của lao động,… để răn đe và ngăn chặn, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do người lao động gây ra cho bản thân doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động nước ngoài.