Hoàn thiện quy trình thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

MỤC LỤC

Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Tuy nhiên do đặc thù của các dự án là khác nhau về ngành nghề, điều kiện hình thành, chủ đầu tư… nên việc phân tích tài chính đối với chủ đầu tư cần được linh hoạt, không nhất thiết phải tính toán toàn bộ các chỉ tiêu (thậm chí trong một số trường hợp do chủ đầu tư là doanh nghiệp mới thành lập nên những tính toán trên cũng không thể thực hiện). Trong phần này thì ngân hàng sẽ xem xét doanh nghiệp với các nội dung sau: các loại sản phẩm, hàng hóa đang sản xuất kinh doanh, tình trạng thiết bị máy móc của doanh nghiệp, số lượng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, tình hình hàng tồn kho hay doanh số hoạt động và kết quả sản xuất trong năm gần nhất…. Đối với những dự án dưới 5 tỷ đồng thì phòng đầu tư dự án sẽ tiếp nhận và trưởng/ phó phòng sẽ phê duyệt ra quyết định cấp tín dụng cón đối những dự án trên 5 tỷ đồng thì sẽ được thông qua và đánh giá sơ bộ tại phòng quan hệ khách hàng sau đó được chuyển xuồng phòng đầu tư dự án xem xét và việc phê duyệt cấp tín dụng.

BẢNG 1.5.  BẢNG THỂ HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH TẠI SỞ GIAO DỊCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008.
BẢNG 1.5. BẢNG THỂ HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH TẠI SỞ GIAO DỊCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008.

Thẩm định tài chính dự án vốn vay

Phương án vốn

Vay quỹ Hỗ Trợ Phát Triển: theo nghị định 106/2004/NĐ-CP, các hạng mục đền bù, di dân tái định cư và thiết bị thủy công chế tạo trong nước sẽ được vay vốn từ quỹ HTPT. + Vốn vay thương mại trong nước: Dự kiến vay 04 ngân hàng thương mại trong nước với tổng số tiền là 1.763.000 triệu đồng trong đó ngân hang ngoại thương Việt Nam làm đầu mối.

Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án

Với mức giá bán điện thấp hơn 3.96 UScent/kWh thời gian trả nợ của dự án trên 8 năm. - Trường hợp thay đổi sản lượng điện bình quân: dự án sẽ không có hiêu quả nếu sản lượng điện bình quân giảm trên 10.39% so với thiết kế. - Trường hợp nhiều biến cùng thay đổi: khảo sát ở các phương án giá bán, tổng mức đầu tư, công suất huy động ban đầu thay đổi cho thấy các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ trong các trường hợp giả định đều ở mức chấp nhận được.

⇒ Tóm lại, dự án có hiệu quả tài chính và có khả năng chịu đựng rủi ro ở mức chấp nhận được khi các giả định đầu vào trọng yếu thay đổi, thời gian thu hồi vốn nhanh. Khoản vay được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn tự có, vốn vay các ngân hàng thương mại và các nguồn vốn khác (nếu đủ điều kiện). Ngoài ra, toàn bộ các quyền hưởng thụ của chủ đầu tư từ dự án (quyền thụ hưởng các hợp đồng bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên…) cũng phải được sử dụng để làm bảo đảm tiền vay cho các ngân hàng.

Do đặc thù của các công trình thủy điệnc ó diện tích đất sử dụng rất lớn, thuộc nhiều địa bàn khác nhau, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư kéo dài trong thời gian nhiều năm và được tiến hành dần cùng với tiến độ thực hiện công trình nên tại thời điểm thẩm định cũng như trong thời kỳ xây dựng dự án, các dự án thường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp phần tài sản hình thành từ các nguồn vốn khác có thể thé chấp, cầm cố cho các NHĐTT, ngân hàng đầu mối chủ động đàm phán với các nhà tài trợ khác để thống nhất tỷ lệ chia tài sản đảm bảo.

Đề xuất của cán bộ tín dụng

- Lãi suất: bằng lãi suất tiết kiệm bình quân 1 tháng trả sau của các ngân hàng Đồng tài trợ +tối thiểu 3%/năm (chưa kể các loại phí) 06 tháng điều chỉnh một lần kể từ ngày rút vốn đầu tiên. - Bảo đảm tiền vay: bằng chính tài sản hình thành từ vốn tự có, vốn vay các ngân hàng thương mại, các nguồn khác (nếu đủ điều kiện) và toàn bộ các quyền hưởng thụ của chủ đầu tư từ dự án (quyền hưởng thụ các hợp đồng bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên..). Trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu của dự án (Dự án thủy điện Srepok3) phải được các ngân hàng đồng tài trợ chấp thuận bằng văn bản.

Ngoài ra, tại thời điểm chuyển đổi, EVN và pháp nhân mới phải thỏa thuận một mực giá mua bán điện phù hợp, đảm bảo khả năng trả nợ các ngân hàng và phải được các ngân hàng tham gia đồng tài trợ chấp nhận.  Khoản vay của các ngân hàng đồng tài trợ trong nước phải được trả nợ theo nguyên tắc tương ứng tỷ lệ vốn tham gia của bên tham gia tài trợ.  Toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư của dự án phải được mua bảo hiểm theo quy định trong suốt thời gian còn dư nợ vay các ngân hàng với giá trị bảo hiểm.

 Các hợp đồng liên quan tới việc tài trợ cho dự án được soạn thảo bởi một công ty tư vấn luật được cá ngân hàng đồng tài trợ chấp thuận với chi phí do bên vay chịu. - Về quy trình thẩm định : thực hiện đầy đủ theo quy trình, tức là phòng quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, sau đó phòng Đầu tư dự án tiến hành thẩm định. Các nội dung, chỉ tiêu thẩm định tài chính được so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành, dự án khác, và các tiêu chuẩn hiệu quả.

Phương pháp phân tích rủi ro thì mới chỉ đưa ra được các rủi ro có thể xảy ra mà chưa định lượng được và đưa ra có giải pháp cụ thể đối với các rủi ro.

Đánh giá về công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch thời gian qua

Phương pháp dự báo chủ yếu được dùng trong việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra cho dự án, trên cơ sở đó mà tính toán được dòng tiền và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án. Thẩm định tài chính bao gồm các nội dung như thẩm định tổng vốn đầu tư, thẩm định khả năng thực hiện của vốn, thẩm định các yếu tố như chi phí, doanh thu, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Giá trị thời gian của tiền cũng được quan tâm thông qua việc tính toán các chỉ tiêu như NPV, IRR,..Trong quá trình tính toán các chỉ tiêu thì cán bộ thẩm định đã xây dựng nên các bảng biểu nhằm tăng thêm tính chính xác và tỷ mỷ cho các chỉ tiêu.

Ngoài thông tin mà khách hàng cung cấp thì phòng còn thu thập thông tin về thông tin và dự án qua internet, báo chí và hệ thống thông tin dự trữ của chính ngân hàng, nhờ đó mà công tác thẩm được rút ngắn và tính chính xác của thông tin cũng được tăng cường. - Tuy nội dung công tác thẩm định tài chính đã được đề cập khá đầy đủ nhưng do bản chất của ngân hàng là định chế tài chính cho vay vốn nên chỉ chú trọng vào việc phân tích dòng tiền các năm, xây dựng bảng trả nợ vốn vay,. - Khi tiến hành phân tích độ nhạy thì mới chỉ đề cập tới một số yếu tố có ảnh hưởng lớn như giá bán, tổng vốn đầu tư mà chưa phân tích đầy đủ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án như chi phí dự án, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai, mặc dù ngân hàng Nhà nước đã chú trọng xem xét, thường xuyên sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật và quy định về công tác tín dụng nhưng không tránh khỏi tình trạng chung là chồng chéo, không có sự nhất quỏn và rừ ràng trong cỏc chớnh sỏch, gõy nờn sự hoang mang trong quỏ trỡnh thẩm định của cán bộ bởi văn bản này chưa kịp quen thì đã ra văn bản khác. Thứ nhất, việc phân cấp trong thẩm định quá nhiều, một mặt dẫn đến kéo dài thời gian thẩm định, mặt khác nếu thiếu sự kết hợp giữa các phòng ban khác nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng kém hiệu quả trong thẩm định. Do vậy cán bộ thẩm định thường chú trọng vào thẩm định khả năng cân đối trả nợ, tài sản đảm bảo, thế chấp mà ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác.

Đồng thời số lượng cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống vẫn tương đối mỏng, nên để đáp ứng khối lượng công việc lớn thì nhiều công đoạn trong quá trình thẩm định không thất sự tốt, dẫn đến hiệu quả không cao.