Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam theo kinh nghiệm quốc tế

MỤC LỤC

Hoạt động đăng ký kinh doanh

- Chưa quy định, nhận thức rừ về sở hữu vốn điều lệ của cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn một thành viên nên đã dẫn đến tình trạng cán bộ đăng ký kinh doanh tại một số địa phương yêu cầu doanh nghiệp phải có quyết định chia vốn điều lệ cho các thành viên Hội đồng thành viên nắm giữ, sở hữu như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; yêu cầu doanh nghiệp phải ghi thêm lời giải thích vào ngành nghề đăng ký trong khi ngành, nghề này đó được ghi rừ trong quyết định chuyển đổi. Vì vậy dẫn đến tình trạng cấp giấy đăng kí kinh doanh cho công ty con hoạt động trong mô hình công ty mẹ - công ty con ở một số sở kế hoạch và đầu tư còn lúng túng làm chậm hoặc cấp phép cho doanh nghiệp chưa đúng theo qui định hiện hành.

Về mặt tài chính và tư tưởng

- Tuy luật doanh nghiệp qui định doanh nghiệp có quyền chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn kinh doanh đầu tư, nhưng vẫn còn có ý kiến cho rằng ngành nghề kinh doanh của công ty con phải đúng như ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Hiện nay, việc thiếu một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ làm cho chúng ta khó khăn rất nhiều trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, một yếu tố không thể xem nhẹ trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.

Các nhân tố khách quan

Pháp luật và cơ chế chính sách

Nhiều quan niệm cho rằng các hình thức chuyển đổi DNNN ở Việt Nam là một quá trình rối rắm, phức tạp và tốn thời gian, làm hao tổn các nguồn lực tài chính và làm giảm sút sự kiên nhẫn của các doanh nghiệp. Từ trước đến nay, Cổ phần húa được chủ yếu tiến hành trờn cơ sở tự nguyện mà không có quy định phải ưu tiên Cổ phần hoá đối với loại hình doanh nghiệp hay thành phần kinh tế nào.

Chính quyền TW và chính quyền các cấp

Bên cạnh đó, nhiều địa phương không thực sự quan tâm đến vấn đề Cổ phần hoá và coi đó là nhiệm vụ của các cấp ban nghành cao hơn. Sự phân quyền, hướng dẫn và phối hợp giữa địa phương và TW chưa thực sự thông suốt cũng là những nhân tố góp phần kéo dài quá trình CPH.

Xác định tiêu chí, đối tượng chuyển đổi

- Quy định tiêu chí doanh nghiệp phải có quy mô vốn nhà nước trên 30 tỷ đồng mới thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn và được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Quyết định 155/2004/QĐ-TTg và trên cơ sở đó đưa vào Nghị định 95/2006/NĐ-CP đang gây lúng túng cho việc chuyển đổi đối với một số doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích, doanh nghiệp thuỷ nông, nông lâm trường, doanh nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; cụ thể là: (i) Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích và lâm trường quốc doanh đang hoạt động trong lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn, nhưng chỉ có dưới 30 tỷ đồng vốn nhà nước ở doanh nghiệp nên không đáp ứng tiêu chí về quy mô vốn quy định tại Nghị định 95/2006/NĐ-CP dẫn đến tình trạng các Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rất lúng túng trong việc sắp xếp đối với các doanh nghiệp này; (ii) Hiện có một số lượng khá lớn các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích, doanh nghiệp thuỷ nông, nông lâm trường thuộc diện cổ phần hoá nhưng do đặc điểm ngành nghề không hấp dẫn. Hơn nữa, một số địa phương cũng muốn chuyển đổi sớm các lâm trường đáp ứng đủ điều kiện sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhằm tránh phải chuyển đổi nhiều lần, đỡ tốn kém về thời gian, công sức và tiền của doanh nghiệp và của Nhà nước nhưng lại chưa được quy định tại Nghị định 200/2004/NĐ-CP nên phải xin phép như trường hợp đặc biệt.

Sự cần thiết trong việc thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước

Sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khi chưa cải cách chuyển đổi

    Nhiều cán bộ quản lý chưa được đào tạo, đào tạo lại và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nên không đáp ứng nhu cầu chuyên môn ; một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý doanh nghiệp sa sút về phẩm chất đạo đức ; trong khi chậm chạp, chưa có cơ chế phù hợp cho việc tuyển chọn những người có năng lực vào quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước. Theo kết quả khảo sát của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường tại nhiều doanh nghiệp nhà nước thuộc 10 ngành( luyện kim, hóa chất, nhựa, sản xuất phân bón, dệt may, thực phẩm, chế biến nông thủy sản, sản xuất giấy, chế biến gỗ, điện- điện tử, cơ khí chế tạo), thì ngoài một số doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của thế giới và khu vực( như phát, dẫn điện ; sản xuất sợi, dệt ; thi công xây lắp ; sản xuất vật liệu xây dựng), còn lại thì các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm( như cơ khí, sản xuất phôi), trình độ cơ khí hóa, tự động dưới 10%( chế biến thủy sản) ; mức độ hao mòn hữu hình từ 30- 50%, thậm chí có 38% là ở dạng thanh lý, 52% đã qua bảo dưỡng và sửa chữa.

    Theo yêu cầu của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2005

    Để thực hiện tốt quyền này việc giám sát phải mạnh, song đế nay, Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước chưa được ban hành, sự chồng chéo giữa chức năng quản lý vốn và quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng vẫn còn tồn tại. Do vậy với việc đưa ra yêu cầu về mốc thời gian, nhà nước cần thực hiện giám sát việc chuyển đổi chặt hơn, cùng với đó là chuẩn bị đánh giá, xác định giá trị của các doanh nghiệp, phương án bán cổ phần, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp vì đích đến cuối cùng của thay đổi doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hóa.

    Kinh nghiệm về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trong khu vực

    Trung Quốc

    “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” được thông qua ngày 13/4/1998, đã quy định cụ thể về các quyền lợi của DNNN như: Cho phép DN tự sản xuất một số sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; có quyền điều chỉnh vật tư được cung ứng theo kế hoạch; có quyền từ chối các nhiệm vụ sản xuất ngoài kế hoạch của các ban, ngành; có quyền tự tiêu thụ sản phẩm làm ra; có quyền lựa chọn đơn vị mua hàng… Có thể thấy, “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” đã đem lại cho các doanh nghiệp nhiều quyền tự chủ hơn trong sản xuất-kinh doanh, góp phần tháo gỡ các ràng buộc về mặt hành chính, trả doanh nghiệp về đúng với vòng quay của thị trường. Nhà nước tập trung nắm khoảng 500 doanh nghiệp lớn và vừa, tiến hành cải cách để tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp đó và tập hợp chúng lại thành những tập đoàn lớn, còn hàng vạn các doanh nghiệp nhỏ thì có thể tùy tình hình cụ thể áp dụng các giải pháp liên doanh, cổ phần hóa, bán, cho phá sản… Đợt cải cách này đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận, nhiều doanh nghiệp nhà nước qui mô lớn và vừa trước đó sản xuất kinh doanh thua lỗ, qua cải cách đã chuyển sang có lãi.

    Nga và các nước Đông Âu

    - Tư nhân hóa không có nghĩa là xóa bỏ càng nhanh càng tốt sở hữu nhà nước mà chỉ là sự rút lui của sở hữu nhà nước khỏi các lĩnh vực không cần thiết, tập trung vào các lĩnh vực có thể kém hiệu quả hơn nhưng thực sự cần thiết cho quốc kế dân sinh mà tư nhân không thể hoặc không muốn làm. - Quá trình tư nhân hóa được thực hiện trên cơ sở hệ quan điểm phát triển, có nghĩa là với các loại hình sở hữu đã được tạo ra sẽ tiến hành cải biến hệ thống quản lý dựa trên huy động nguồn lao động là chủ yếu sang quản lý theo các phương pháp kinh tế dựa vào huy động nguồn vốn và tăng năng suất, chất lượng hiệu quả.

    Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

    Kinh nghiệm trên thế giới có 2 thái cực, một là 100% cổ phiếu do một doanh nghiệp nhà nước duy nhất nắm giữ, và thái cực kia là trường hợp cổ phiếu được phân tán rộng khắp giữa một số cơ quan, và tỉ lệ cổ phần của một doanh nghiệp nào đó do một công ty giữ phần đơn lẻ nắm giữ là tương đối nhỏ. Một doanh nghiệp nhà nước càng có nhiều quyền lợi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì nó càng có thẩm quyền và động cơ trong việc chi phối các quyết định quản lý chủ yếu, như cơ cấu lại, bán tài sản, đóng cửa có lựa chọn một số hoạt động, sáp nhập với các doanh nghiệp khác… Do vậy, nếu một doanh nghiệp nhà nước có ý định giữ một vai trò chi phối và gánh trách nhiệm tổ chức lại các doanh nghiệp thành viên, hay nâng cao kết quả hoạt động của chúng thì cần phải nắm giữ một cổ phần khá lớn trong các doanh nghiệp này.

    Thực trạng cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

    Thực trạng quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

      Để triển khai thực hiện chuyển đổi, phần lớn các bộ ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổng công ty nhà nước đã tổ chức quán triệt, tập huấn về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu cho các cơ quan và doanh nghiệp có liên quan để nghiên cứu tổ chức thực hiện. Trong đó, những bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước có số lượng doanh nghiệp tương đối lớn chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (20 doanh nghiệp), Bộ Công thương (29 doanh nghiệp), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (15 doanh nghiệp), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (9 doanh nghiệp), thành phố Hồ Chí Minh (25 doanh nghiệp), tỉnh Điện Biên (19 doanh nghiệp), Quảng Ninh (13 doanh nghiệp), Nam Định (11 doanh nghiệp).

      Bảng 2.5 Số lượng công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi
      Bảng 2.5 Số lượng công ty TNHH một thành viên được chuyển đổi

      Các chính sách của nhà nước về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước

      - Các cơ chế, chính sách nhằm đổi mới cơ chế, tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước như quy định về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước; quy định về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; về chuyển tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, hình thành các tập đoàn kinh tế,… nhằm đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trỏch nhiệm của cụng ty nhà nước; quy định rừ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, động lực cũng như trách nhiệm của bộ máy quản lý công ty nhà nước;. - Các cơ chế, chính sách về sắp xếp, chuyển đổi sở hữu như: quy định về cổ phần hóa công ty nhà nước theo hướng thực hiện công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, mở rộng đối tượng mua cổ phần, giá trị doanh nghiệp được xác định theo cơ chế thị trường, cho phép bán bớt cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối; quy định về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước theo hướng mở rộng quy mô doanh nghiệp áp dụng, mở rộng đối tượng tham gia mua công ty nhà nước cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài, nâng mức tỷ lệ tham gia góp vốn của các đối tượng này; quy định về phá sản doanh nghiệp đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa trình tự, thủ tục tạo điều kiện cho các công ty nhà nước lâm vào tình trạng phá sản có thể thực hiện phá sản.

      Đánh giá chung về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 1. Kết quả đạt được

        Mặt khác, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần húa, đa dạng húa sở hữu đó được cải thiện rừ rệt, thể hiện ở cỏc chỉ tiêu tài chính, thu nhập và việc làm của người lao động tăng khá so với trước khi đa dạng hóa sở hũu Hơn nữa, việc áp dụng các hình thức giao, bán công ty nhà nước quy mô nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần hoặc không cổ phần hóa được đã tránh phải giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng người lao động mất việc làm, đời sống khó khăn thường thấy trong các doanh nghiệp giải thể, phá sản; năng lực sản xuất của doanh nghiệp được phát huy. + Việc triển khai thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua còn chậm so với tiến độ đã đề ra và chủ yếu là đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; trong khi đó, các doanh nghiệp cần chuyển đổi sở hữu trong thời gian tới lại tập trung vào các doanh nghiệp quy mô lớn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước có cơ cấu tổ chức phức tạp bao gồm nhiều pháp nhân, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn trong cả nước lại phải vừa sắp xếp, tổ chức lại vừa phải triển khai cổ phần hóa toàn bộ tổng công ty hoặc cổ phần hóa một bộ phận các doanh nghiệp thành viên vừa hình thành công ty mẹ có 100% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu trong thời hạn 4 năm như Luật định là điều không dễ dàng trong điều kiện hiện nay.

        Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước

        Định hướng và mục tiêu về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước

          - Xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; thực hiện và áp dụng thống nhất các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh theo hướng bình đẳng; thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các chính sách về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuyển giao công nghệ. - Thực hiện việc chuyển đổi toàn diện đối với khối doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty hiện đại, hoàn thành cơ bản cổ phần hóa đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, đặc biệt đẩy mạnh việc cổ phần hóa và đổi mới cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa những tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm… tiếp tục cổ phần hóa những công ty nhà nước đang thuộc diện phải cổ phần xong đã chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo nghị định ngày 19-3.

          Các giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 1. Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa

          • Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

            - Sửa đổi hoặc ban hành các quy định pháp luật để tách bạch chức năng làm chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và phần vốn nhà nước) ra khỏi các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó: loại bỏ chức năng thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận (tại Điều 82 Luật tổ chức Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân năm 2003) và nghiên cứu “hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước quy mô lớn quan trọng, kể cả Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước” tại Quyết định 1715/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi các tổng công ty, tập đoàn kinh tế sang hoạt động theo các nguyên tắc quy định tại Điều 168 Luật Doanh nghiệp. - Quy định cụ thể việc áp dụng mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý đối với từng loại công ty: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ thuộc nhóm công ty mẹ-công ty con, công ty quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, hoạt động tại nhiều địa bàn có cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Kiểm soát viên; Đối với công ty mẹ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đặc biệt, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Đối với các công ty khác: căn cứ vào quy mô, đặc điểm ngành nghề và hoạt động của từng công ty: chủ sở hữu quyết định áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Kiểm soát viên hoặc theo mô hình Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; việc Chủ tịch công ty kiêm hoặc không kiêm Tổng giám đốc.