Công Nghiệp Việt Nam và Mục Tiêu Phát Triển Trong Thời Kỳ Hậu WTO

MỤC LỤC

Những lợi ích có được khi Việt Nam gia nhập WTO

- Khi có tư cách thành viên WTO Việt Nam mới có tư cách tham gia các cuôc thương lượng phân chia quyền lợi và thị trường, có điều kiên đấu tranh tránh lợi ich bị phương hại. Nâng cao thu hút đầu tư nước ngoài về vốn cũng như công nghệ, nâng uy tín, niềm tin với nhà đầu tư nứoc ngoài khi áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản lý trong nước.

Những thách thức phải đối mặt khi Việt Nam gia nhập WTO

- Trong bối cảnh Việt Nam đang còn tới 70% số dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, hàng hoá của chúng ta với sức cạnh tranh hiện tại mà bỏ trợ giá - dù dưới hình thức nào - đều có nguy cơ rủi ro rất cao, và những người nông dân nghèo là đối tượng gánh chịu nặng nề. Điều này đặt cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp của Việt Nam nói chung và của Bộ Công thương nói riêng xây dựng những mục tiêu và chiến lược hoạch phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2020.

Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính
Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Áp lực toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dần xóa bỏ những bảo hộ và các hàng rào trở ngại về thương mại và đầu tư, buộc các ngành công nghiệp phải lựa chọn con đường để tồn tại và phát triển bền vững.Chính vì vậy nghiên cứu kĩ những tác động của quá trình hội nhập WTO có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cụ thể nhóm các sản phẩm điện tử dân dụng hiện đang được bảo hộ ở mức cao với mức thuế suất trung bình từ 30 – 50% là nhóm các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng thấp do chủ yếu là gia công lắp ráp do đó nănng lực cạnh tranh sẽ bị giảm khi thực hiện lộ trình giảm thuế.

Bảng 2 -Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt   hàng chính
Bảng 2 -Bảng Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính

THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TRONG THỜI KÌ HẬU WTO

KHể KHĂN, THÁCH THỨC CHUNG CỦA CễNG NGHIỆP TRUNG

    Hơn thế nữa, xét về tổng lượng thì Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như sản xuất than, dệt may, xi măng, thứ hai thế giới về sản xuất hàng điện tử., và rất nhiều nghành khác như dệt may, gia dày … Trong 20 năm cải cách mở cửa, tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân luôn có xu hướng tăng và chiếm tới trên 50% GDP cũng như có tới 23% lao động cả nước tham gia sản xuất công nghiệp. Đặc biệt điều này lại xảy ra trong bối cảnh : quy mô sản xuất công nghiệp của Trung Quốc còn nhỏ bé, chất lượng sản xuất không cao (Trung Quốc chỉ có duy nhất 1 công ty nằm trong danh sách 500 tập đoàn và công ty lớn nhất thế giới theo như đánh giá của tạp chí Fortune); chất lượng lao động thấp ; năng suất lao động thấp (trong ngành luyện kim ngành mà Trung Quốc đang sản xuất dư thừa, năng suất lao động thua Nhật Bản tới 12 lần, trong khi đó sắt thép của ngành luyện kim sản xuất ra không có nơi tiêu thụ đó là “phong trào nhà nhà làm thép người làm thép “ xảy ra tại Trung Quốc); lợi nhuận ở hầu hết các ngành đều thấp; sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn dựa trên công nghiệp truyền thống chứ chưa phải là công nghiệp mũi nhọn (các ngành công nghệ cao chỉ chiếm 5% GDP Trung Quốc trong khi con số này ở các nước phát triển khác như Mỹ, Nhật là 25%); nhiều ngành công nghiệp ở Trung Quốc sử dụng quá nhiều năng lượng, đặc biệt là than, do đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

    Bảng 2: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng công nghiệp Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %)
    Bảng 2: Mức độ bảo hộ nhập khẩu của một số mặt hàng công nghiệp Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (thuế quan hoặc tương đương, %)

    THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO

      Tuy nhiên, việc thực thi còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.Tình trạng này cũng phần nào được giảm bớt do những cố gắng của chính phủ Trung Quốc trong quan tâm đến vấn đề thương hiệu song đó còn là chưa đủ.Trung Quốc mất dần lòng tin nơi các nhà đầu tư nước ngoài tại điểm đen này.Các nhà đầu tư nứoc ngoài lo ngại về tinh trạng vi pham bản quyền một các nghiêm trọng của Trung Quốc. Điều này đang dần hạn chế sự đầu tư vào thị trường Trung Quốc và góp phần làm tăng thêm những tranh chấp thương mại của Trung Quốc trên thị truờng thế giới vốn đã chiếm đa số.Các chính sách bảo hộ với nghành điện lực, viễn thông ngân hàng được áp dụng một cách đặc biệt sau 5 năm vẫn chưa cải cách thực sự triệt để do vậy sức cạnh tranh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gặp nhiều khó khăn trong môi trường kinh doanh mới.

      Bảng 4 : Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Trung Quốc
      Bảng 4 : Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Trung Quốc

      VẤN ĐỀ CềN TỒN TẠI

        Những đối sách của chính phủ Trung Quốc có tác động lớn và tích cực tới nền công nghiệp của Quốc gia này và thể hiện trên những kết quả trên đây nhưng không phải vì thế mà nó toàn diện vì còn bộc lộ không ít những vấn đề.

        Tiêu thụ năng lợng ở Trung Quốc giai đoạn 2001-2005

        - Khai thác cạn kiệt và sử dụng nguồn tài nguyên lãng phí: tăng trưởng công nghiệp dựa vào tiêu hao rất lớn về vốn, tài nguyên và nhân lực làm cho mức độ tiêu thụ tài nguyên và các loại nhiên liệu ở Trung Quốc vượt xa các nước đang phát triển thậm chí cả các nước phát triển. Mức độ tăng lớn này không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn dẫn đến nhiều rủi ro do ô nhiễm môi trường (Trung Quốc mất 54 tỷ USD mỗi năm).

        Xếp hạng khả năng cạnh tranh theo tiêu chi môi trờng

          - Nguy cơ phụ thuộc vào nhập khẩu : do khan hiếm tài nguyên chiến lược và nguyên liệu, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu gang thép, sắt đồng lớn nhất thế giới và là nứơc tiêu thụ điện, dầu mỏ lớn thức 2 trên thế giới(sau Mỹ ).Năm 2005 khai thác 180 triệu tấn dầu thô (khai thác nhiều thứ 2 Thế giới) song tiêu thụ 320 triệu tấn. Nguyên nhân hiệu quả thấp: trình độ quản lý và dân trí thấp chưa theo kịp sự phát triển nóng của công nghiệp là nguyên nhân chính cho dù Trung Quốc vẫn đang nỗ lực chuyển đỏi sang đầu vào thấp tiêu thụ tài nguyên thấp, rác thải thấp đầu ra cao.

          Chỉ số tham nhũng của Trung Quốc Năm Thứ hạng trên số nước được xếp

            Công nghiệp chế biến có ý nghĩa rất quan trọng đối với một nước đi lên từ nông nghiệp và có tỉ lệ dân số thuộc khu vực nông nghiệp cao như Trung Quốc. Hệ quả là nhiều nghành công nghiệp nhẹ có lien quan (là công nghiệp phụ trợ, chế biến, chế biến lương thực thực phẩm ) đều suy giảm.Nghành dệt may Trung Quốc là một ví dụ nghành này là niềm tự hào của Trung Quốc xong đang dánh mất vị trí độc tôn ….T ình trạng khá tương tự đang diễn ra với nghành sản xuất chè của nước này.

            THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỜI KỲ HẬU WTO

            THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC WTO

              Trong thời gian qua, ngành công nghiệp phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng đầu tư và phát triển theo chiều sâu, chưa nâng cao tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất có xu hướng giảm, chi phí sản xuất cao làm hạn chế khả năng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong quá trình hội nhập. Nguyên nhân thực hiện vốn đầu tư thấp là do nhiều dự án lớn được dự kiến triển khai trong kỳ kế hoạch nhưng tiến độ thực hiện chậm như: Nhà máy lọc dầu số 1, các dự án điện chạy than, xi măng (xi măng Hải Phòng mới, Tam Điệp), thép (dự án cán nóng thép tấm, dự án phôi thép phía Bắc), giấy (dự án cải tạo nhà máy giấy Bãi Bằng, dự án giấy Thanh Hoá, dự án bột giấy kon Tum), phân bón (đạm Cà Mau, dap, đạm từ than).

              CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

                - Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (cơ khí chế tạo, điện tử, may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm, cơ khí thủy sản), các ngành công nghiệp phục vụ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện tử, ô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên, nếu xét đến khả năng cho lợi nhuận cao, thu nhập cho ngân sách lớn (thuế nhập linh kiện phụ tùng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ, thuế đơường, lệ phí cầu phà) và khả năng tạo ra một mạng lưới rộng lớn các xí nghiệp vệ tinh và xí nghiệp dịch vụ sửa chữa, công nghệ chế tạo cao thì ngành này đáng đơược xếp ưu tiên sau lĩnh vực năng lượng.

                SO SÁNH CÔNG NGHI ỆP VIỆT NAM VỚI CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

                  Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, trong khi Việt Nam cũng đứng ở vị trí thứ 13 thế giới.Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cũng có nhiều điểm khá tương đồng với nguồn nhân lực Trung Quốc như: khoảng 65% dân số Việt Nam đang trong độ tuổi lao động và đây là thời điểm Việt Nam được đánh giá là có “cơ cấu dân số vàng”, tỷ lệ dân số phụ thuộc liên tục giảm, năm 1999 là 0,7%, dự báo đến năm 2014 tỷ lệ này là 0,5%; Đìêu này thể hiện được nguồn nhân lực dồi dào là động lực lớn cho phát triển công nghiệp.Dù vậyViệt Nam cũng sẽ phải đối mặt với việc lựa chọn giữa vấn đề hiệu quả kinh tế (nâng cao năng suất lao động) và vấn đề sa thải lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động bị sa thải cũng như lực lượng mới tham gia lao động tăng lên hàng năm. Về nguồn cung cấp là bông và sợi, tơ trong khi Trung Quốc là nước đứng đầu về các diện tich trong cũng như sản lượng đủ cung cấp trong nước và xuất khẩu thì Việt Nam mất đi vị thế của mình như bông cần 60 nghàn tấn thì cung nội địa vào khoảng 13 -15 nghàn tấn, tơ tằm ta cũng phải nhập tới 200 tấn từ Trung Quốc mội năm trong khi diện tích trồng của ta tưong đương.

                  GIẢI PHÁP CHO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

                  CÁC GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC

                    + Rà soát và điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và quy hoạch vùng, lãnh thổ: Cần soát xét lại tất cả các quy hoạch ngành và vùng, lãnh thổ đã có và xây dựng các quy hoạch còn thiếu theo hướng quy hoạch mở để sử dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, nắm bắt đúng thời cơ, và đơược cân đối một cách chặt chẽ, khoa học đảm bảo hiệu quả đầu tư. Nếu Việt Nam không nâng cao được chất lượng lao động, không có những đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ sư, chuyên gia, nhà quản lý cao cấp đáp ứng nhu cầu nhân lực của những ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thì khi kinh tế phát triển hơn, chi phí nhân công tăng lên, dòng chảy vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ lại chảy sang khu vực khác.Và cũng chỉ nâng cao đội ngũ nhân lực mới đủ khả năng đáp ứng với làm việc với các công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp đủ sức vận hành tiến tới phát triển trong những ngành công nghệ cao.