MỤC LỤC
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Nghị định 106/2008 cũng bãi bỏ quy định “Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm”. - Trường hợp liên tiếp trong 6 tháng chủ đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng-nếu đã được gia hạn nợ); sau khi đã áp dụng các biện pháp tận thu, Ngân hàng Phát triển được xem xét xử lý tài sản bảo đảm tiền vay (bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay; tài sản thế chấp, cầm cố của chủ đầu tư; tài sản thế chấp, cầm cố của Bên thứ ba) để thu hồi nợ.
Căn cứ vào đối tượng vay vốn tín dụng ĐTPT trong từng thời kỳ, trên cơ sở tình hình đầu tư thực tế trên từng địa bàn, Hội sở chính Ngân hàng Phát triển và các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển xác định nhiệm vụ phát triển tín dụng hàng năm của đơn vị (dự kiến lĩnh vực, Khách hàng vay vốn tiềm năng; dự kiến tổng mức vốn cho vay;..), giao các Ban, Phòng chức năng tổ chức triển khai và phân chia trách nhiệm thực hiện chỉ tiêu phát triển tín dụng đến từng Cán bộ nghiệp vụ. Cán bộ nghiệp vụ phải thông thạo các quy định hiện hành chi phối hoạt động cho vay vốn tín dụng ĐTPT, nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình đầu tư và nhu cầu vay vốn của các Khách hàng có triển vọng trên và ngoài địa bàn hoạt động để tiếp cận và tư vấn cho Khách hàng về nguồn vốn tín dụng ĐTPT, về thủ tục, trình tự vay vốn; góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước nói chung và hoàn thành nhiệm vụ phát triển tín dụng của Ngân hàng Phát triển nói riêng. Định kỳ hàng năm, các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển, Hội sở chính Ngân hàng Phát triển tổ chức Hội nghị Khách hàng (đối tượng Khách hàng bao gồm:. Khách hàng đang vay vốn và Khách hàng tiềm năng) để tổng kết tình hình hợp tác thực hiện các hoạt động tín dụng trong năm; thông báo về những nét mới trong chính sách tín dụng ĐTPT và định hướng hoạt động tín dụng ĐTPT trong thời gian tới; trao đổi về những vấn đề vướng mắc và phương hướng khắc phục tồn tại trong thời gian hợp tác hoạt động tiếp theo.
Trong năm 2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành và doanh nghiệp thực hiện rà soát các dự án nhằm đảm bảo tập trung vốn cho các dự án có hiệu quả cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đầu tư, đưa vào sử dụng trong năm, đảm bảo hỗ trợ vốn cho các dự án có ý nghĩa lớn về an sinh xã hội (xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục), các dự án điện và dự án trọng điểm của Chính phủ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam luôn chủ động, sáng tạo, tích cực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhiều khó khăn vướng mắc đã được tháo gỡ kịp thời như: bảo đảm tiền vay, điều chỉnh các dự án nhóm A, thực hiện phân cấp cho các đơn vị thuộc hệ thống của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm tăng tính chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đơn vị, rút ngắn thời gian thẩm định dự án và quyết định cho vay, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Từ chỗ quy định những nội dung thẩm định tương đối sơ sài, không bao trùm được tất cả nội dung dự án, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy trình thẩm định số 36/2004/QĐ-HTPT hướng dẫn khá chi tiết các nội dung và phân công, phân nhiệm vụ công tác thẩm định trong toàn hệ thống, bước đầu hoàn thiện và quy chuẩn hóa các bước trong công tác thẩm định của hệ thống.
Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành điện Việt Nam đến năm 2010 là sử dụng hiệu quả các nguồn thủy năng (kết hợp với thủy lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xúc tiến, nghiên cứu, xây dựng thủy điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực.
Vốn cho vay ĐTPT của Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với những dự án quan trọng, then chốt của nền kinh tế nhằm tạo tiền đề, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của nền kinh tế, hoặc các dự án thuộc các ngành, các vùng có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng rất cần thiết cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước, định hướng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong giai đoạn tới cần tập trung vào những ngành, những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái trên từng vùng, ngoài việc đầu tư của khu vực tư nhân để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế trang trại còn có sự đầu tư của Nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ đối với các dự án đầu tư chế biến, nâng cao chất lượng gạo, cà phê, cao su, thủy sản, lâm sản; các dự án sản xuất, kinh doanh hàng dệt may, da giầy; các dự án sản xuất động lực, hàng điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính xuất khẩu. Một mặt, tín dụng ĐTPT cần hướng cho vay vào những công nghệ cơ bản có vai trò quyết định đối với việc nâng cao trình độ công nghệ của nhiều thành phần kinh tế, phát huy lợi thế của đất nước về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn; mặt khác, tín dụng ĐTPT khi cho vay cần đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại, hàm lượng trí tuệ chất xám cao. Để góp phần tạo đà cho sự phát triển khoa học, công nghệ trong thời gian tới, tín dụng ĐTPT của Nhà nước nên chỉ tập trung hỗ trợ đối với các dự án nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ vi sinh, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản, dịch vụ khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà nước không nhất thiết phải tập trung đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn mà trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, chúng ta nên chú trọng đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực, khu vực kinh tế năng động làm “đầu tàu” lôi kéo các vùng kinh tế khác cùng phát triển cùng phát triển. Tóm lại, những định hướng cơ bản hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian tới cần tập trung sức vào những ngành nghề, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế so sánh và những dự án mang tính “bản lề” phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.