MỤC LỤC
Khách hàng của A&C bao gồm: các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, khách sạn ,ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí…Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan và tổ chức của quốc tế và trong nước, các dự án trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện, cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên của A&C liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về pháp luật, kinh tế, thị trường… để có khả năng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Ngoài các chương trình đào tạo trong nước, các kiểm toán viên còn được đi tu nghiệp và đào tạo qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại các nước Malayxia, Singapore, Philippines, Hongkong, Anh, Pháp,Bỉ,…. Giám đốc chi nhánh: trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động kinh doanh và là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh, là người có quyết định cao nhất về điều hành hoạt động của chi nhánh, quản lý và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động chung. Phó Giám Đốc chi nhánh: là người giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc.
Phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB: Phòng này thực hiện các cuộc Kiểm toán báo cáo quyết toán XDCB, thẩm định đầu tư…Chi nhánh A&C tại Hà Nội chỉ có một phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB. Bộ phận tư vấn và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: chức năng chính của bộ phận này là thực hiện kiểm tra, soát xét các tài liệu kiểm toán đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán để phục vụ cho việc phát hành Báo cáo kiểm toán.
Do đó trong giai đoạn này trưởng nhóm luôn phải giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán mà các KTV áp dụng cũng như phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV…Trong quá trình làm việc, các KTV phải giám sát chặt chẽ công việc của các trợ lý kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ trực tiếp xem xét tổng hợp công việc của các KTV để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các Biên bản kiểm toán, đồng thời cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét, đánh giá của các KTV khác tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất các kết quả đó. Các thông tin chung: bao gồm các thông tin cơ bản về khách hàng như đặc điểm hoạt động của công ty; sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: KTV sẽ lưu sơ đồ tổ chức do khách hàng cung cấp hoặc do KTV vẽ lại theo sự mô tả của khách hàng kèm theo văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận; thu thập và cập nhật thông tin về các nhân sự trong Ban lãnh đạo khách hàng và các quyết định bổ nhiệm; thu thập thông tin về các giai đoạn phát triển quan trọng hay các mốc đáng nhớ đánh dấu sự phát triển củacông ty khách hàng và các tài liệu tham khảo để có thông tin này (Báo cáo phát triển của doanh nghiệp, các bài báo, tin từ tạp chí, internet, niên giám thống kê…).
Các tài liệu pháp luật: bao gồm bản sao Điều lệ công ty và tóm tắt các nội dung quan trọng trong Điều lệ ; bản sao giấy phép đăng kí kinh doanh, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và các lần điều chỉnh (nếu có); bản sao các hợp đồng liên doanh nếu là doanh nghiệp liên doanh; bản sao các Biên bản họp, bản tóm tắt với biên bản họp quan trọng (mức độ quan trọng theo đánh giá của KTV); tổng hợp thông tin và cập nhật các thay đổi từ các bản đăng ký kinh doanh; theo dừi vốn kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh thông qua các giấy phép đăng kí kinh doanh. Các tài liệu kế toán: bao gồm các thông tin về chế độ, chính sách kế toán áp dụng trong DN; báo cáo kiểm toán, BCTC đã được kiểm toán các năm; thư quản lý, bản nhận xét sau kiểm toán; tổng hợp kết quả kiểm toán và những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau(thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Các vấn đề kiểm toán: bao gồm Báo cáo kiểm toán, thư quản lý; tổng hợp kết quả kiểm toán: được lập lần đầu cho toàn bộ các nội dung và các lần tiếp theo đối với các nội dung có sự thay đổi so với lần soát xét trước; soát xét báo cáo trước khi phát hành; dự thảo thư quản lý: lưu từ dự thảo lần đầu và tất cả các thay đổi tiếp theo (nếu có); tổng hợp sai sót đề nghị điều chỉnh; nhận xét sau kiểm toán và các sự kiện phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán năm trước; những vấn đề chưa rừ cần được giải quyết (được ghi trong Bảng tổng hợp các vấn đề); những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau; các bản giải trình của doanh nghiệp: là các thư giải trình gửi cho KTV; kế hoạch kiểm toán; các biên bản họp với khách hàng; và các tài liệu khác.
Các phần hành:bao gồm Báo cáo tài chính của khách hàng; tóm tắt hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: gồm câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, giấy làm việc thử nghiệm kiểm soát, mô tả thủ tục kiểm soát; các giấy tờ liên quan đến việc kiểm toán từng tài khoản mà đơn vị được kiểm toán sử dụng được sắp xếp theo thứ tự sau: trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán, chương trình kiểm toán, giấy làm việc.
Hơn nữa, A&C đã thiết kế được một chương trình kiểm toán chuẩn, dựa vào vào đó các KTV có thể thực hiện các bước công việc vì các giai đoạn kiểm toán đã được xây dựng và thực hiện theo một trình tự logic, khoa học phù hợp với hoạt động của các kiểm toán viên khi tác nghiệp, không gây ra sự khó khăn,phiền toái đối với khách hàng. Song ban lãnh đạo A&C đã có một quyết định nhằm giúp các KTV giải quyết vấn đề trên là cho phép các KTV có thể dựa trên chương trinh kiểm toán mới của HLBi để xây dựng chương trình kiểm toán cho từng doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể tại mỗi khách hàng, điều này sẽ giúp cho các cuộc kiểm toán đạt được chất lượng tốt nhất và KTV cũng dễ dàng hơn khi thực hiện cuộc kiểm toán. Một điều mà không thể không nhắc tới đó là trong công tác tổ chức Hồ sơ kiểm toán tại Chi nhánh đã có những qui định phù hợp với hoạt động với hệ thống tham chiếu được xõy dựng một cỏch rừ ràng, cụ thể, khoa học giỳp cho việc lưu trữ, soát xét hồ sơ được thực hiện đầy đủ, nhanh chóng…nhưng cũng hết sức gọn nhẹ, dễ hiểu.
Nhận thức rừ được điều này, A&C đã rất chú trọng tới việc tuyển chọn và đào tạo những kiểm toán viên, tuy nhiên bên cạnh những KTV có kinh nghiệm, lâu năm, quen thuộc với khách hàng, Chi nhánh còn tạo điều kiện cho những KTV trẻ được thực tế nhiều hơn nhằm nâng cao kinh nghiệm tuy nhiên những kiểm toán viên trẻ phải luôn được các KTV lâu năm giám sát. Thứ hai, thị trường nhân sự kiểm toán luôn biến đổi trong các công ty kiểm toán do đặc tính nghề nghiệp vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh phải cố những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho nhân viên nhằm giữ gìn nhân lực như khen thưởng, ưu ái hơn trong việc sắp xếp phân công công tác đối với các KTV nữ đặc biệt là những người có gia đình, đang mang thai và có con nhỏ.