MỤC LỤC
- Về mặt sản xuất: Doanh nghiệp có nhiệm vụ phải nghiên cứu và thực hiện việc mở rộng mặt hàng, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. - Về mặt kinh tế: Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, là khâu cơ bản để tạo tích lũy cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và làm tăng thu nhập công nhân viên chức.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện tổng hợp nhất ở chỉ tiêu lợi nhuận. Để tăng lợi nhuận doanh nghiệp có thể hạ chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu …và tăng sản lượng bán.
Để xác định hướng kinh doanh mới, phát huy được lợi thế vốn, các doanh nghiệp phải xác định được là không thể đạt được mục tiêu nếu không thiết lập được tổ chức thông tin kinh doanh của mình. Vì vậy, việc thu thập thông tin là việc hết sức cần thiết, nắm vững đặc điểm thông tin là cơ sở cho việc đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn là tiền đề cho sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người đại lý: Là một loại hình kinh doanh làm chức năng trung gian trong quá trình vận động hàng hóa, đối với công tác bán hàng của doanh nghiệp cần quan tâm đến đại lý tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải là đại lý cho người bán buôn bán lẻ. - Người môi giới: Người môi giới là người cần thiết trong mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp vì: sự phức tạp trong quan hệ cung cầu, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự bất lực của người mua và người bán trong việc nắm bắt nhanh nhạy và chính xác các thông tin trên thị trường.
- Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật: Một thể chế chính trị, một hệ thống phỏp luật chặt chẽ rừ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xó hội. Thể hiện rừ nhất là cỏc chớnh sỏch bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động…Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Dịch vụ kèm theo sau bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như:dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành sửa chữa…Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm thoải mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến năng lực, trình độ chuyên môn, sức sáng tạo của người lao động, người lãnh đạo đòi hỏi phải có trình độ tổ chức và quản lý, nắm vững nội dung và nghệ thuật quản trị, có phương pháp quản trị hợp lý tạo ra sự hài hòa giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.
Doanh thu sản xuất kinh doanh có khoản thu nhập lớn nhất và thường xuyên là doanh thu bán hàng hóa dịch vụ hay còn gọi là doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Sự đa dạng hàng hóa và dịch vụ cho phép mở rộng được nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn nhu cầu nhiều vẻ và đa dạng của khách hàng, cho phép tăng được số lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra.
Đây chính là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra người ta còn tính đến mức tăng trưởng hàng năm của doanh lợi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Ưu điểm của phương thức này là: khách hàng lấy trực tiếp tại kho của công ty do đó việc bốc hàng, thủ tục giấy tờ, thanh toán được nhanh chóng do có sẵn lực lượng nhân viên chuyên làm việc này, công ty không cần phải huy động phương tiện vận chuyển, từ đó làm cho giá thành của sản phẩm hạ do không có chi phí vận chuyển, nâng cao tính cạnh tranh về giá. Thị trường bất ổn, kinh tế khó khăn, cùng với đó là tình hình xuất khẩu của công ty cũng có nhiều sự đe dọa, nhiêu sự cạnh tranh đòi hỏi công ty phải có những chính sách xuất khẩu tốt, đồng thời nhà nước cần có một hành lang pháp lý thông thoáng cho hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, điều gây bất lợi nhất hiện nay từ phía khách hàng ảnh hưởng đến công tác bán hàng của công ty là do sự chậm trễ trong việc thanh toán tiền hàng, điều này đã làm cho một lượng vốn tương đối lớn của công ty bị ứ đọng khắp nơi, đề nghị công ty có biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này. Ngoài các nhân tố chính trên, công ty còn một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung và công tác bán hàng của công ty nói riêng như: Các chính sách của nhà nước, sự tăng trưởng, cơ cấu sản xuất xã hội, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, ngoại thương.
Hiện nay, VIGLACERA đang bắt đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ thứ hai trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng bằng việc xây dựng Viện nghiên cứu phát triển, đầu tư và sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng mới đón đầu về công nghệ và thân thiện với môi trường. - Công ty đã không những thích nghi với môi trường kinh doanh mà còn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển bằng những nỗ lực như: Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hóa, chú trọng đa dạng hóa các mẫu mã sản phẩm đặc biệt là đẩy mạnh công tác thu hút nguồn hàng từ sản phẩm xuất khẩu.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GểP PHẦN ĐẨY MẠNH CễNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HÀ NỘI CHI NHÁNH NHÀ MÁY GẠCH VIGLACERA HẢI DƯƠNG. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển từ các sản phẩm gạch ngói truyền thống có giá trị thấp sang các sản phẩm gạch ngói trang trí có giá trị cao với sản phẩm mũi nhọn là ngói lớp và ngói trang trí cao cấp.
Nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách đảm nhận từng công tác từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu giao dịch kí kết với khách hàng đến khi giao hàng cho khách hàng, giải quyết khẩn trương chính xác công việc hàng ngày, tránh những chẫm trễ sai sót gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên nhằm không ngừng nâng cao trình độ quản lí, tạo ra đội ngũ cán bộ công nhân có khả năng hoàn thành có hiệu quả mọi công việc được giao.
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và chi phí chi tiết cho từng tuần, tháng, qua đó nắm bắt được tình hình để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, hàng tuần tiến hành họp phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã đặt ra, những vấn đề đạt được và chưa đạt được, chỉ ra cho các bộ phận các nguyên nhân và biện pháp tháo gỡ, đề ra các biện pháp thực hiện và triển khai thực hiện đồng bộ. Ngoài những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát như : Chi phí sản xuất, chi phi tiêu thụ, chất lượng và uy tín của sản phẩm…khi định giá sản phẩm công ty cần chú ý tới các nhân tố thuộc về thị trường có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả hàng hóa như: Quan hệ cung cầu từng loại hàng hóa theo thời điểm, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng ở từng vùng thị trường, yếu tố tâm lí và thị hiếu khách hàng.