MỤC LỤC
* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định (đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKH- ĐT. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện: tài chính, kinh tế- xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án, tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tài liệu lập thành tờ trình thẩm định.
Trong phần này cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý hay chưa, đã tính toán tất cả các khoản mục cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, các khoản mục có thể phát sinh thêm về khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở tham khảo các dự án tương tự và những kinh nghiệm được ngân hàng đúc kết ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và không cần thiết ở giai đoạn thực hiện đầu tư…), nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ta nhận xét. Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tài sản đảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự án nhằm đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay Lưu ý: đối với tài sản hình thành từ vốn vay, người vay phải cam kết dùng toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, thiết bị máy móc…để thế chấp cho ngân hàng.
Nếu như trước đây, công tác thẩm định hầu như chỉ chủ yếu xem xét khía cạnh tài chính, thì đến nay nội dung thẩm định đã tính đến các khía cạnh khác nhau của một dự án: đó không chỉ là việc đơn thuần tính toán các chỉ tiêu tài chính mà còn là xem xét tư cách pháp lý của người vay, lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, việc xem xét các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án, phân tích các rủi ro mang tính thị trường. Điều này thể hiện ở chỗ: mặc dù quy trình thẩm định đã quy định rừ ràng cỏc bước, cỏc cụng đoạn trong quỏ trỡnh thẩm định, song trờn thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc khá linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với VPBank… Tuy nhiên dù có linh hoạt đến đâu thì các cán bộ thẩm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá của mình đến việc đảm bảo đưa ra một cách khách quan và tổng thể toàn diện nhất.
Thực tế chúng ta gặp nhiều trường hợp mà việc ngân hàng có quyết định cho vay hay không không chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định mà còn phụ thuộc vào "tài sản vô hình đem ra thế chấp với ngân hàng"- đó là mối quan hệ giữa VPBank và khách hàng, do đó việc thẩm định trên thực tế chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Trước hết phải kể đến trình độ lập dự án của các doanh nghiệp còn yếu, các dự án được lập còn thiếu chính xác và thiếu căn cứ khoa học… Khi trình hồ sơ tài liệu lên ngân hàng, các chủ đầu tư không cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết cho qua trình thẩm định, khiến cho công tác thẩm định thường bị kéo dài.
Cũng chính nhờ việc kiên định chiến lược phát triển trên mà trong thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh găy gắt giữa các ngân hàng ( các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, áp dụng các chương trình khuyến mãi có giá trị lên tới hàng tỷ đồng, mở rộng mạng lưới hoạt động…). Việc mở rộng cho vay phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trên từng khách hàng, giảm thiểu hệ số rủi ro, quá hạn vốn vay - Phấn đấu đạt mức huy động vốn tiết kiệm tăng 35%, dư nợ tín dụng tăng 30% so với năm 2005, nợ quá hạn phát sinh mới không quá 2% trong tổng dư nợ tăng thêm.
Do đó để trợ giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá kỹ thuật, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể (như các tiêu chuẩn về công nghệ, máy móc, thiết bị được sử dụng,…) làm cơ sở để cán bộ thẩm định tham chiếu. Trong trường hợp những dự án quá phức tạp, ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn phù hợp thẩm định nội dung kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thẩm định. * Đối với nội dung phân tích thị trường. Cán bộ thẩm định cần phân tích sâu hơn về phương diện thị trường của dự án, những đánh giá về tình hình cung- cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được định tính toán, định lượng một cách cụ thể, chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính. Ngân hàng cũng cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong phân tích và dự báo cung- cầu sản phẩm. Hiện có nhiều phương pháp dự báo cung- cầu đã được nghiên cứu áp dụng trong thực tế, như phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn… cán bộ thẩm định có thể căn cứ vào số lượng và chất lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nhằm làm tăng tính chính xác cho các kết quả dự báo. Ngoài ra trong quá trình thẩm định cần lưu ý tới các yếu tố khác như:. khả năng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì chúng có thể ảnh hưởng đến đầu ra của dự án. * Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính. Thứ nhất, khi thẩm định tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí… bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì tổng vốn đầu tư của dự án khi trình lên ngân hàng thường thấp hơn thực tế. Lý do là vì dự án khi đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới hoặc do chủ đầu tư cố tình làm giảm tổng vốn đầu tư để dễ xin vay vốn hơn. Mặt khác nếu dự án đầu tư được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định nên kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là các cam kết bỏ vốn của các cơ quan tài trợ cả về mặt số lượng và tiến độ, tránh để xảy ra tình trạng thiếu vốn dẫn đến làm chậm tiến độ thi công của công trình Thứ hai, khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia… ngân hàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý. Nếu là dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dự án mới hoàn toàn thì các chỉ tiêu của những dự án tương tự cũng là những tham khảo tốt. Đối với chi phí khấu hao, ngân hàng cần kiểm tra đối chiếu với các văn bản quản lý kinh tế mới nhất của Nhà nước nhằm đảm bảo tính, hợp pháp, chính xác trong tính toán. Ngân hàng cần xem xét mức khấu hao cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của dự án, của từng loại hình doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao nhanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Nếu doanh nghiệp tính sai quy định của Bộ tài chính thì VPBank cần tính toán lại và có ý kiến với doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng phải đặt chi phí này trong mối quan hệ với khả năng tiêu thụ của sản phẩm, với tính khả thi của dự án vì khấu hao là một nguồn trả nợ cho ngân hàng, nó không phải nguồn có sẵn hiển nhiên, do đó nó có thể là con số vô nghĩa nếu dự án không khả thi, sản phẩm của dự án không tiêu thụ được Thứ tư, cần chú ý đến các khoản thu hồi khi xác định dòng tiền của dự án Khi xác định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng. thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không. Ngoài ra khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động ròng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án. Như trong dự án xây dựng nhà máy sản xuất đá xẻ trên, mặc dù các tài sản cố định của dự án được khấu hao trong vòng 14 năm và vòng đời của dự án chỉ là 10 năm, nhưng cán bộ thẩm định đã không đưa phần giá trị thanh lý tài sản cố định cũng như khoản thu hồi vốn lưu động vào dòng thu cuối cùng của dự án. Mặc dù dự án có hiệu quả ngay cả khi không có các khoản thu hồi trên, nhưng việc tính toán các dòng thu thiếu cơ sở khoa học như vậy sẽ làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Thứ năm, các chỉ tiêu NPV, IRR, T là các chỉ tiêu thường gặp trong các dự án đầu tư của ngân hàng, tuy nhiên khi sử dụng chúng phải quan tâm đến giá trị thời gian của tiền, nếu không chúng sẽ không phản ánh đầy đủ ý nghĩa. Mặt khác, cùng với các chỉ tiêu NPV, IRR, T, ngân hàng cũng nên đưa các chỉ tiêu khác vào tính toán như chỉ tiêu điểm hoà vốn, lợi ích- chi phí, năng lực hoà vốn… những chỉ tiêu này sẽ bổ xung cho nhau giúp cán bộ thẩm định có một cái nhìn toàn diện hơn về dự án. Thứ sáu, ngân hàng nên đưa ra một phương pháp tính tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của mỗi dự án đầu tư và là căn cứ cho các quyết định tài trợ vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ suất chiết khấu thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một dự án có thể được tài trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và với mức lãi suất khác nhau. Do đó tỷ suất chiết khấu phải phản ánh được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó Hiện có nhiều phương pháp tính tỷ suất chiết khấu khác nhau, cán bộ thẩm định nên lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp với từng loại dự án, chứ không nên chỉ sử dụng lãi suất ngân hàng làm lãi suất chiết khấu như hiện. Trong ví dụ trên, nếu tính theo phương pháp đơn giản nhất là phương pháp bình quân gia quyền, tỷ suất chiết khấu dùng để tính chuyển dòng tiền của dự án sẽ là :. Tại thời điểm hiện tại lãi suất cho vay của ngân hàng là 12%/năm Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tối đa trên thị trường tiền gửi là 9,5%/năm ). Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, tìm nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo… Bên cạnh khuyến khích động viên cán bộ tự trau dồi kiến thức, ngân hàng có thể cử những nhân viên có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong những khoảng thời gian nhất định, từ đó giúp cán bộ có điều kiện học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Chính phủ cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của các bên vớikết quả thẩm định trong nội dung dự án, quy định từng bước về từng bước mở rộng quyền và trách nhiệm thẩm định đối với những đối tượng thường xuyên liên quan đến lập và thẩm định dự án như Ngân hàng, Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư…. Khi xem xét để đi đến quyết định đầu tư cần nghiên cứu kỹ về các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính… Các chủ đầu tư cần nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả, tránh coi việc lập dự án chỉ là hình thức để xin vay.