MỤC LỤC
Như vậy, tình trạng doanh số cho vay trung hạn của ngân hàng đối với hộ gia đình, cá nhân cũng diễn ra tương tự như đối với đối tượng này trong cho vay ngắn hạn, tuy nhiên, những món vay trung hạn này thường là những món vay dùng để thực hiện các dự án có chu kỳ dài, phục vụ cho đời sống hàng ngày của các hộ, nhằm ổn định xã hội. Sự tăng trưởng doanh số không đều và giảm tỷ trọng trong cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng cho thấy, trong ba năm qua thì đối tượng cán bộ công nhân viên chức đến vay tại ngân hàng đã được giữ mức ổn định, một phần là do đối tượng này đã được khai thác khá tốt, mặt khác, thu nhập của họ đã có phần được cải thiện nên việc tạm thời thiếu vốn thường ít xảy ra trong những năm gần đây. Như vậy doanh số cho vay của ngân hàng trong ba năm qua đối với các ngành nghề và các thành phần kinh tế hầu hết đều tăng, chỉ có cho vay đối với tiêu dùng và đối với những hộ nông dân tiến hành trồng trọt là có giảm, tuy nhiên gia giảm này là không đáng kể, và trong thời gian gần đây thì tập thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng cũng đã có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng giảm sút doanh số cho vay như: tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với những hộ có nhu cầu vay vốn, khuyến khích những hộ đã có vay vốn tại ngân hàng tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất, mạnh dạng tăng vốn đầu tư vào các ngành nghề mà họ có khả năng thực hiện có hiệu quả.
Điều này cho thấy ngày nay ý thức trả nợ của người dõn khi đến vay vốn tại ngõn hàng đó được nõng lờn rừ rệt, thờm vào đú là sự năng động, nhiệt tình trong công tác tín dụng của các cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng, vì vậy khi cho vay thì doanh số thu lại luôn được đảm bảo kịp thời và khá đầy đủ. Nhìn chung thì doanh số thu nợ đối với các đối tượng kinh doanh – dịch vụ cũng tăng và cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn, tuy nhiên, do đặc điểm của huyện nên hầu hết, các doanh nghiệp đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên khả năng cho vay cũng như doanh số thu nợ từ đối tượng này là không lớn. Nhìn chung, đối với ngành nông nghiệp thì ngân hàng cho vay chủ yếu là ngắn hạn, và chỉ cho vay trung hạn đối với các dự án tài chính nông thôn và các phương án sản xuất khác có chu kỳ sản xuất trên 12 tháng, vì vậy, doanh số thu nợ trung hạn của ngành này chiếm tỷ trọng không lớn lắm.
Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế của ngân hàng trong ba năm qua tương đối ổn định, hầu hết tình hình thu nợ các đối tượng luôn được đảm bảo kịp thời và khá đầy đủ, đặc biệt là doanh số thu được từ các doanh nghiệp và các hộ gia đình, cá nhân, bởi vì các doanh nghiệp muốn hoạt động được ổn định và phát triển tốt thì ngoài việc có tiềm lực về tài chính tốt thì còn cần phải giữ chữ tín đối với mọi đối tác, đặc biệt là với nhà cấp vốn cho họ, đó là ngân hàng. Điều này là do trong năm 2004, những người xuất khẩu lao động ra nước ngoài không được làm việc theo đúng hợp đồng, chế độ lương bổng không đủ cho họ trang trải trong cuộc sống hàng ngày, từ đó họ làm việc không có dư tiền để gửi về trả nợ đúng hạn và đầy đủ, dẫn đến doanh số thu nợ đối với đối tượng này giảm trong năm. Tuy nhiên, trong năm 2005 thì doanh số thu nợ của họ lại được tăng lên nhanh chóng, một phần là do có sự tuyên truyền và phản ánh tình trạng xuất khẩu lao động trên các báo, đài, một phần là do trong năm qua, những người đi xuất khẩu là những người có trình độ chuyên môn và học vấn khá tốt, có rất ít trường hợp là lao động phổ thông, nên chế độ lương bổng cũng được cải thiện và khả năng trả nợ của họ luôn được đảm bảo.
Nhìn chung tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng trong ngành nông nghiệp có phần giảm đi nhưng không đáng kể, tỷ trọng này giảm chủ yếu là do dư nợ của ngành trồng trọt giảm, mặc dù diện tích đất dành cho trồng trọt của huyện Châu Thành là khá cao, 18.502 ha (chiếm 79,05% trong tổng diện tích của huyện), điều này càng cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương đã có sự chuyển biến đáng kể. Trong ba năm qua thì dư nợ trong chăn nuôi luôn tăng nhanh, nguyên nhân là do xu hướng kinh doanh của người nông dân là học hỏi những thành công từ người khác, điều này dẫn đến nhiều người không đủ vốn cũng trực tiếp đến ngân hàng vay về để tiến hành sản xuất theo mô hình có sẵn, mặc khác, họ nhận thấy được giá cả của các sản phẩm đầu ra trong ngành này luôn giữ ở mức khá cao và có xu hướng ổn định. Nhìn chung, dư nợ trung hạn xét theo ngành nghề kinh doanh của ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, dư nợ chủ yếu xảy ra đối với cho vay tiêu dùng và cho vay đối với các dự án tài chính nông thôn, chính những đối tượng này đã làm cho dư nợ trung hạn của ngân hàng tăng trong ba năm qua.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp thì dư nợ ngắn hạn của họ tại ngân hàng cũng chiếm vị trí tương đối lớn, nguyên nhân là do trong những năm gần đây, mục tiêu phấn đấu của nước ta đến năm 2010 thì số lượng doanh nghiệp trong cả nước đạt 500 ngàn doanh nghiệp (hiện nay thì huyện có trên 110 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 1.700 cơ sở sản xuất dịch vụ khác). Doanh số dư nợ của đối tượng này liên tục tăng qua ba năm qua, nguyên nhân là do trong thời gian qua, ngoài những khách hàng cũ thì ngân hàng cũng luôn tìm mọi cách để khai thác những thị trường có tiềm năng mang lại lợi ích cho ngân hàng, đó là những hộ, cá nhân tạm thời thiếu vốn, nhưng họ có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Khác với dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn của các hộ gia đình trong ba năm qua có những thay đổi đáng kể, dư nợ trong năm 2004 giảm những đến năm 2005 lại tăng, nguyên nhân là do trong năm 2004, một số hộ, cá nhân đã chuyển từ vay trung hạn sang vay ngắn hạn, vì điều này sẽ làm cho họ chịu mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trung hạn, mặc khác thì do sự nổ lực của các cán bộ tín dụng nên việc thu nợ vay trung hạn đối với những người vay tôn nền nhà đã được thực hiện rất tốt, và thời gian gần đây, ngân hàng đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm làm tăng tổng dư nợ nhưng lại hạn chế nợ quá hạn, vì vậy tình hình dư nợ trong ba năm qua có sự thay đổi.
Như vậy, năm qua thì tỷ lệ này tăng cao nhất trong những năm gần đây, từ đó ngân hàng có thể yên tâm hơn vì đồng vốn mà mình đã bỏ ra cho vay có thể thu hồi lại một cách có hiệu quả.
Tuy tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm qua có giảm nhưng nguyên nhân làm giảm tỷ lệ này không phải là do ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà là do trong những năm qua, chi nhánh ngân hàng đã tăng cường chi phí, mạnh dạn đầu tư vào các nghiệp vụ huy động vốn nhằm thu hút nhiều hơn khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời tăng cường mua sắm thêm các máy móc, thiết bị phục vụ tốt nhất trong hoạt động của ngân hàng, điều này không chỉ mang lại hiệu quả riêng cho ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả cho những khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng. Hiệu quả của ngân hàng được thể hiện thông qua các tỷ số tài chính như doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Còn hiệu quả đối với người đi vay, những người tạm thời thiếu vốn là họ có thể sử dụng được đồng vốn một cách hiệu quả để đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của mình, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập của mình, phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, gắn kết được “Bốn nhà” trong hoạt động kinh doanh theo xu hướng hiện nay là: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà bank.