MỤC LỤC
+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất 92.278,13 ha (70,16%), phân bố chủ yếu ở các vùng thấp trũng của huyện Bình Minh, Tam Bình, Vũng Liêm, Long Hồ, Mang Thít…Khác với đất phèn vùng tứ giác Long Xuyên và vùng Đông Tháp Mười, đất phèn ở đây có tầng sinh phèn nằm khá sâu so với mặt tiền đất nên ít ảnh hưởng đến canh tác, hiện nay nơi đây là vùng lúa năng suất cao của tỉnh (canh tác 2 -3 vụ/năm), tiềm năng phát triển cây lúa còn lớn nếu trình độ thâm canh được nâng cao. Nhìn chung, các kết quả đánh giá đất đai của tỉnh cho thấy: vùng trung tâm tỉnh phần lớn diện tích đất thấp nên thích nghi cơ cấu 2 – 3 vụ lúa hoặc cơ cấu lúa mùa hoặc cơ cấu lúa – màu.
Vùng ven sông Tiền, Sông Hậu và sông Mang Thít do thế đất cao hơn, đa số thích nghi cơ cấu cây trồng: lúa – màu hoặc chuyên màu và cây ăn trái đặc sản. Lợi thế khí hậu nhiệt đới cần phải được lưu ý để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nhiệt đới vốn rất được yêu thích ở thị trường Châu Âu.
GVHD: Trương Chí Tiến 14 SVTH: Lê Thị Bích Trâm Hệ động vật cũng rất phong phú: heo, bò, trâu, gà, vịt… đều đã được thuần dưỡng từ rất lâu đời, những giống ngoại nhập cũng thích nghi tốt với môi trường địa phương. Vĩnh Long có 3 hệ sinh thái thủy sản chính: hệ kênh rạch, hệ ao hồ mương vườn, hệ ruộng lúa, là tiềm năng phát triển thủy sản chưa được khai thác tốt.
Nguồn tài nguyên thủy sản rất phong phú, gồm thủy sản nước ngọt và lợ.
Các mặt hàng về trái cây ngoài cam sành, bưởi 5 roi, xoài cát là đặc sản chính của địa phương có truyền thống là chất lượng khá song độ đồng đều về chất lượng những năm gần đây có dấu hiệu sa sút, sản xuất lại manh mún, quá trình sản xuất, thu mua, tiêu thụ, phân chia ra nhiều công đoạn đã làm phát sinh nhiều chi phí bất hợp lí, đẩy giá thành lên cao, giảm năng lực cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của nước ngoài. GVHD: Trương Chí Tiến 18 SVTH: Lê Thị Bích Trâm + Trong xu thế hội nhập các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế, hợp tác, trang trại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học công nghệ mới như kinh tế hợp tác, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn Vĩnh Long hoạt động còn lúng túng, nông dân tham gia hợp tác cũng như tổ hợp tác còn mang tính hình thức, hiệu quả kinh tế mang lại từ sự sản xuất kinh doanh của nhiều tổ hợp tác xã trong ngành chưa thực sự hấp dẫn đối với nông dân.
Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân(%). Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long. Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, trong đó chủ yếu là cây lương thực mà cây lúa giữ vị trí số 1, kế đến là cây lâu năm chủ yếu là cây ăn trái, sau cùng là rau đậu, gia vị. Tuy nhiên trong giai đoạn này cây lương thực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, cây lâu năm có tốc độ tăng trưởng khá đặc biệt trong giai đoạn này cây màu phát triển rất mạnh do áp dụng nhiều biện pháp chuyển đổi canh tác. Cây lương thực. Cây lâu năm Rau màu Khác. Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân. Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long. Cây lương thực Cây lâu năm Rau màu. Cây lúa được gieo trồng từ 3 vụ mùa chính là đông xuân, hè thu và thu đông. Trong những năm qua nhờ chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiến bộ và được sự trợ giúp của các cấp ngành về máy móc, thuốc bảo vệ thực vật và các chương trình khuyến nông nên nông dân đã tích góp được nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa, năng suất qua các năm đều tăng. Giảm diện tích lúa vụ 3 là kết quả của sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp chính quyền, vận động của các đoàn thể và thực tiễn nhiều năm về sâu bệnh của vụ lúa sau. Giảm diện tích gieo trồng đi đôi với tăng năng suất lúa trong điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại là sự nỗ lực vượt bậc của người sản xuất. Đồng thời ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền đã thực hiện khá tốt việc tuyên truyền vận động nông dân làm đất kỹ trước khi gieo sạ, xuống giống tập trung theo lịch thời vụ, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, kiểm soát chặt chẽ sâu bệnh,…. Giá lúa trong những năm qua tuy có gia tăng nhưng không ồn định, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu phục vụ sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận thực tế của người trồng lúa là thấp. Trong những tháng đầu của năm 2008 này, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long có được niềm vui là nhờ vụ đông xuân được mùa và. GVHD: Trương Chí Tiến 30 SVTH: Lê Thị Bích Trâm trúng giá. Năng suất lúa vụ này đạt bình quân từ 7 – 7,5 tấn/ha, điều mà nông dân phấn khởi hơn là giá lúa tăng rất cao và gần như tăng hằng ngày, đây là tín hiệu đáng mừng cho người trồng lúa. Tuy nhiên, để năng suất lúa tăng cao, giá lúa ổn định thì cần có sự hỗ trợ của các cấp ngành có liên quan để thu nhập của nông dân trồng lúa khá hơn. Có thể nói cây ăn trái là cây có vị trí quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa ở Vĩnh Long. SNN&PTNT). (GAP) như: bưởi năm roi Bình Minh; cam sành Tam Bình, Trà Ôn; quýt đường Trà Ôn; bòn bon, măng cụt ở các xã cù lao của huyện Vũng Liêm; xoài cát chu, nhãn xuồng ở Mang Thít,…Cùng các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long đang tiếp tục triển khai dự án nâng cao chất lượng 9 loại trái cây đặc sản trong vùng. Mỗi tỉnh sẽ chọn và phát triển từ 1 đến 3 cây chủ lực, khuyến khích nhà vườn đầu tư cùng dự án dẫn đến hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản cho sản lượng cao, chất lượng tốt. Cây lâu năm khác chủ yếu là cây dừa: đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến dầu ăn. Nguyên nhân nữa là do đất vườn trồng cây ăn trái có hiệu quả hơn trồng dừa nên đã hạn chế khả năng phát triển cây dừa, khả năng phát triển cây dừa phụ thuộc vào khả năng đa dạng hóa các sản phẩm chế biến có giá trị từ dừa. c) Cây công nghiệp hằng năm: có vai trò rất quan trọng việc cung cấp nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
GVHD: Trương Chí Tiến 38 SVTH: Lê Thị Bích Trâm đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vừa đóng góp gia tăng GDP vừa góp phần giải quyết công ăn, việc làm, ổn định đời sống. Sản lượng khai thác giảm vì việc khai thác thủy sản ở Vĩnh Long chủ yếu là ở các sông, kênh rạch,…tuy nhiên lượng thủy sản này thì lại có hạn nên sản lượng khai thác giảm.
Vị trí đặc biệt quan trọng đó biểu hiện ở tỉ trọng nông nghiệp lớn trong GDP, tỉ lệ dân số và lao động ở nông thôn cao mà nguồn sống chính của họ dựa vào nông nghiệp: giá trị xuất khẩu nông thủy sản chiếm tỉ trọng cao.Đầu tư cho nông nghiệp có ảnh hưởng đến qui mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, vì thế muốn có tăng trưởng phải có sự đầu tư thỏa đáng. Các giải pháp đề xuất: hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất hiện có như tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, khuyến khích các hình thức trang trại,.Thực hiện dán nhãn nông sản; hỗ trợ các tổ chức kinh doanh nông sản thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo cho thương hiệu của mình; phổ biến tuyên truyền pháp luật về vấn đề bảo hộ thương hiệu theo pháp luật trong nước và thế giới; khai thác triệt để công nghệ thông tin để vừa phát triển thương hiệu nông sản vừa phát triển thương mại điện tử.
Vĩnh Long tuy là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, vùng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nhưng không nhất thiết phải trồng lúa vì trồng lúa năng suất thấp hơn so với các loại cây trồng khác, thu nhập từ trồng lúa cũng không cao làm cho đời sống của người nông dân chậm được cải thiện, nông thôn vẫn mãi nằm trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu mục tiêu nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân tri thức khó thực hiện. Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, động viên, tổ chức hộ gia đình chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang chăn nuôi qui mô lớn, tập trung tạo thành sản phẩm hàng hóa với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp xử xý chất thải, giảm thiểu mùi hôi, chất thải rắn phát tán ra môi trường xung quanh.