Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì Hà Nội

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH TRÌ HÀ NỘI

Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà Nội

Theo quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 6/4/1998 về thành lập phòng thẩm định và tư vấn đầu tư, căn cứ quyết định hoạt động của ngân hàng, các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng hoạt động thẩm định của ngân hàng được phõn chia trỏch nhiệm rừ ràng cho cỏc cỏn bộ tớn dụng. Khi có nhu cầu vay vốn cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ rồi tiến hành thẩm định và làm thủ tục xin vay vốn trình trưởng phòng và giám đốc hoặc phó giám đốc thông qua quyết định cho vay. Trong những năm qua, với lợi thế địa bàn của ngân hàng nằm giáp ranh giữa Huyện Thanh trì và Quận Hai Bà Trưng, ngân hàng đã có được một lượng kháh hàng ngày một tăng.

Hoạt động thẩm định của ngân hàng thực hiện thuận lợi đem lại hiệu quả tốt hơn nhưng cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải linh hoạt hơn, năng động hơn trước nhu cầu đầu tư ngày một lớn của huyện. Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, đảm bảo nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội phân quyền phán quyết cho vay ở các chi nhánh theo công văn mới nhất số 642 ngày 12/11/2001 (xem thêm phần phân cấp thẩm định). Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ lấy ý kiến của các phòng chức năng khác: lấy ý kiến tham gia về khả năng đáp ứng nguồn vốn đối với nhu cầu vốn của dự án, lãi suất cho vay, tài khoản của doanh nghiệp.

Với một đội ngũ trẻ năng động, vượt qua những khó khăn thách thức trong chuyển đổi cơ chế hoạt động từ bao cấp sang kinh doanh, chi nhánh đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao với định hướng đúng đắn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội, của huyện uỷ và uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì và sự đoàn kết nhất trí từ ban lãnh đạo đến cán bộ ngân hàng, sự cố gắng nỗ lực của từng cán bộ, hoạt động thẩm định ở ngân hàng đã có được những cơ hội đầu tư hiệu quả.

Bảng 5 : Số dự án thẩm định cho vay ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì - Hà Nội
Bảng 5 : Số dự án thẩm định cho vay ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì - Hà Nội

Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì - Hà Nội

    Ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác và hiện thực của các tài sản thế chấp, các biện pháp bảo đảm an toàn cho tài sản như bảo hiểm, phòng cháy chữa cháy, tổ chức quản lý đối với các hoạt động liên quan đến tài sản vật thế chấp như mua bán, vận chuyển tài sản phải có ý kiến của ngân hàng. Đánh giá khách hàng vay vốn: khách hàng vay vốn được ngân hàng thẩm định trên các mặt: năng lực pháp lý, ngành nghề kinh doanh và uy tín của khách hàng, mô hình tổ chức bố trí lao động, tình hình tài chính (tổng tài sản, tổng nguồn vốn, lợi nhuận tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, công suất..). Đối với những khách hàng vay vốn từ lần thứ hai trở đi thì có thể bỏ qua các tài liệu liên quan đến năng lực pháp lý trừ trường hợp có sự thay đổi, bổ sung vốn điều lệ, địa chỉ.

    Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư với khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án từ đó có kế hoạch bỏ vốn kịp thời nhanh chóng. Chi phí của dự án: chi phí của dự án bao gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí nhân công làm việc hiện có tại đơn vị, chi phí khen thưởng phúc lợi xã hội, những chi phí để vận hành máy móc, chi phí cho quản lý, chi phí tiêu thụ, chi phí khác. Đánh giá thị trường đầu ra của dự án: Thị trường đầu ra của dự án thể hiện ở nhu cầu sản phẩm trên thị trường, khả năng cung cấp sản phẩm hiện tại, thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân bổ, đánh giá dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

    Những chỉ tiêu mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả của dự án bao gồm: NPV, IRR, lợi nhuận sau thuế, khấu hao tài sản, các khoản tài chính hợp lý khác, thời gian hoàn trả vốn vay. Mục đích đầu tư: Đầu tư thiết bị công nghệ đồng bộ lò nung sấy Tuynel để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm gạch ngói nung các loại của xí nghiệp gạch ngói Văn Điển. Đây là một dự án lớn đã được Hội sở chính của ngân hàng Hà Nội thông qua và giao cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì tiến hành thẩm định để cho vay và theo dừi quỏ trỡnh cho vay.

    Chức năng chủ yếu là : sản xuất gạch ngói nung và không nung 010903 Nhận xét của ngân hàng là : doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu về tư cách pháp lý của ngân hàng theo quy định của pháp luật. Nhìn chung doanh nghiêp có quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu, máy móc thiết bị tương đối lạc hậu, do đó có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 1998 và quy hoạch phát triển công nghệ vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2000, xí nghiệp gạch ngói Văn Điển đã có dự án đầu tư dây chuyền.

    Với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mục đích của đầu tư là nhằm nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm gạch ngói nung các loại của xí nghiệp gạch ngói Văn Điển. Tổng lợi nhuận sau thuế = tổng lợi nhuận trước thuế - thuế lợi nhuận (25%). Hiệu quả kinh tế của dự án được thể hiện ở bảng kèm theo:. Tổng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất lợi. d) Khả năng trả nợ của dự án và kế hoạch trả nợ ngân hàng. Để khắc phục rủi ro có thể xảy ra cho sản phẩm ứ đọng khó tiêu thụ, Sở XD có công văn số 578/SXD-KHT ngày 27/6/98 cam kết điều tiết các xí nghiệp xây lắp thành viên và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho xí nghiệp Gạch ngói Văn Điển.

    Đồng thời xí nghiệp gạch ngói Văn Điển đã có công văn số 54/XN-ĐT ngày 27/6/98 cam kết sau khi được duyệt vay vốn sẽ chuyển toàn bộ hoạt động chính như tiền gửi ngân hàng, tiền vay, và tập trung tiền thu bán hàng bằng tiền mặt tại chi nhánh. Và để hỗ trợ cho một doanh nghiệp địa phương có cơ hội phát triển để có điều kiện hoà nhập và góp phần vào quá trình công nghiệp hoá ngành sản xuất vật liệu Thủ Đô, tăng nguồn thu ngân sách và cải thiện đời sống của người lao động, giải phóng được một phần sức lao động thủ công. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã đề nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội xét duyệt cho doanh nghiệp được vay vốn tín dụng theo kế hoạch nhà nước năm 1998.

    Bảng 6: Vốn và tài sản của doanh nghiệp
    Bảng 6: Vốn và tài sản của doanh nghiệp

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH TRÌ

    Sau khi đầu tư, doanh nghiệp sẽ quản lý, tận dụng và khai thác được triệt để, hiệu quả hơn nguồn đất được giao và nguồn nhân công có sẵn. Trên góc độ kinh tế thì hiệu quả dự án mang lại không cao so với ngành khác vì xí nghiệp đầu tư gần 100% vốn vay và lĩnh vực đầu tư có tỷ suất lợi nhuận thấp.

    Những kết quả thẩm định của ngân hàng thể hiện ở một số mặt sau

    Những mặt tồn tại, yếu kém

    Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã không ngừng được đổi mới và nâng cao. Tuy nhiên so với yêu cầu mà nền kinh tế đòi hỏi thì ngân hàng còn chưa đáp ứng hết được với tiềm năng của một ngân hàng thương mại hàng đầu của đất nước. Chất lượng thẩm định là một trong những nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc cho vay đầu tư của ngân hàng, kết quả kinh doanh của ngân hàng như lợi nhuận thu được từ dự án, nợ quá hạn, vòng quay vốn của ngân hàng.

    - Các dự án mà ngân hàng thực hiện thẩm định cho vay phụ thuộc vào chỉ tiêu giao kế hoạch vốn từ Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam. Việc tự tìm kiếm các dự án là tương đối mới mẻ đối với ngân hàng. Do đó khó tránh khỏi những thiếu sót, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có.