MỤC LỤC
Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường thế giới) là tập hợp những khách hàng tiềm năng của một công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài (khác nước xuất khẩu).
Khi chưa có tiêu chuẩn, cho phép sự thoả thuận trong hợp đồng giao nhận, nhưng các quy định đó không được trái với các yêu cầu trên và độ ẩm tính bằng phần trăm không lớn hơn 14,5 %. - Theo chủng loại giống lúa canh tác: có gạo Jabonia, Indica, gạo chiêm, gạo mùa, gạo tẻ, gạo nếp, gạo đại trà thông thường, gạo thơm đặc sản. Ở Mỹ, do có công nghệ chế biến hiện đại nên gạo Mỹ thường đạt chất lượng cao và giá cả xuất khẩu cũng cao hơn so với giá gạo của các nước khác.
- Theo hình dáng và kích cỡ: có gạo hạt dài, gạo hạt tròn, gạo hạt trung bình (tính bằng đơn vị milimét), gạo hạt ngắn.
Ngày 28/11/93 theo quyết định 1374/QĐ-UBT 92 về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của bộ trưởng bộ thương mại, UBND tỉnh Cần Thơ đã công nhận Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở thương mại và du lịch Cần Thơ là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở thương mại và du lịch Cần Thơ, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, có giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty còn nhận nhiệm vụ của một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập là khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, các nguồn vốn huy động bằng mọi cách, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại, cải tiến kỹ thuật công nghệ tiên tiến, kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tóm lại, tôn trọng pháp luật của nhà nước tích cực đấu tranh ngăn ngừa và chống mọi sự vi phạm nền pháp chế xã hội chủ nghỉa, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ thể lệ quản lý kinh tế của Nhà nước, các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng sản xuất và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật về đào tạo công nhân, cán bộ bảo vệ sản xuất, bảo vệ an ninh chính trị, tham gia tích cực vào việc tăng trưởng nền quốc phòng toàn dân.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: gồm 10 người có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc toàn diện về mặt sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch từng kỳ, tổ chức thực hiện tốt chức năng giám đốc xây dựng các kế hoặch tạo nguồn vốn cho các đơn vị cơ sở, đồng thời giám sát tình hình sử dụng vốn vay, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, thực hiện và theo dừi kế hoặch thực hiện hợp đồng, quản lý định mức vật tư, nguyờn liệu để tớnh giá thành sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng mới, những nơi cung cấp nguyên liệu mới nhằm tính toán giá cả phù hợp để đủ sức cạnh tranh cùng sản phẩm của công ty khác trên thị trường xuất khẩu.
Công ty ký hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài xong, dựa vào lượng gạo xuất khẩu đã ký trong hợp đồng mà Công ty thực hiện thu mua gạo thành phẩm hoặc gạo nguyên liệu chế biến để xuất theo các hợp đồng đó. Lý do Công ty không thực hiện chính sách tồn kho thành phẩm là vì điều kiện bảo quản, dự trữ của Công ty còn nhiều hạn chế, khó khăn nhiều trong việc khống chế ẩm độ tăng, sâu mọt, … và nhiều vấn đề khác (nguyên nhân làm giảm chất lượng gạo dự trữ). Việc phân loại gạo thu mua được chia thành 2 nhóm là: các loại gạo thành phẩm được thu mua (thuộc hình thức mua từ các đơn vị chế biến lương thực) và các loại gạo được chế biến từ việc thu mua gạo nguyên liệu (do phân Công ty phát lệnh mua xuống xưởng thu mua từ hộ nông dân và từ thương lái).
Phần trăm này chỉ là % gạo thành phẩm chế biến được, do đó gạo nguyên liệu thu mua phải có một sự tính toán để có thể chế biến ra đúng một lượng gạo thành phẩm theo yêu cầu là 20% trong tổng lượng gạo thành phẩm thu mua trong năm hay cũng là tổng lượng gạo thành phẩm xuất khẩu trong năm.
- Nhiều nghiên cứu mới cho ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng cao. - Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản ở các thị trường hiện tại cũng như các thị trường mà công ty chưa có sự thâm nhập tốt (EU, Nhật,..) vẫn còn rất lớn, đặc biệt có thể đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu qua thị trường Châu Phi và một số thị trường tiềm năng khác. - Công ty ta ngày càng phát triển, với sự đầu tư cho công nghệ chế biến nhiều như hiện nay là một cơ hội phát triển mạnh cho tương lai.
- Chất lượng hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao trong khi Công ty ta chưa có chuẩn bị tốt về yêu cầu này. - Hiện tượng chuyển dịch cơ cấu đất trồng từ nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến việc thiếu đất để trồng lúa. Việc xuất khẩu luôn đối diện với giá cả thất thường, nếu các doanh nghiệp không cập nhật thông tin để điều chỉnh và có sách lược cho từng giai đoạn sẽ khiến việc xuất khẩu thêm khó khăn.
- Điều hạn chế lớn nhất của các hiệp hội là thiếu chiến lược xuất khẩu căn cơ, chủ yếu xuất thô, giá cả bấp bênh nên chưa thể nói đến sự ổn định và nâng cao vị thế. Các doanh nghiệp chưa có mạng lưới phân phối, phần lớn phải mua bán qua trung gian, dẫn đến rủi ro về chất lượng và giá.
Công ty nên có những nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của thị trường (Công ty muốn thâm nhập hoặc giành lại thị trường đã mất), xác định lại chất lượng giống cần để đáp ứng cho nhu cầu đó. Đào tạo, tuyển dụng những người tài giỏi, có năng lực để đảm nhiệm những vị trí quan trọng, giúp Công ty đương đầu với những khó khăn, đứng vững trên thị trường quốc tế. * Giành cơ hội: Thị trường bị thu hẹp trong năm 2005 (theo phân tích ở trên) là một tổn thất lớn cho Công ty, muốn kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần có những chính sách thích hợp để lấy lại những thị phần đã mất và mở rộng ra những thị trưòng có tiềm năng mới.
- Thiết lập phòng nghiên cứu Marketing để thường xuyên nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu thị trường và nắm bắt kịp thời các thay đổi của thị trường như về xu hướng tiêu dùng, các thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu. - Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm và tiềm lực kinh doanh của đơn vị, xem xét việc mở văn phòng đại diện ở những thị trường mục tiêu, đây là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, cung cấp thêm thông tin một cách đầy đủ để chủ động trong việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. - Đầu tư thiết lập hệ thống mua bán trực tuyến và cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua việc thiết lập và thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm trên website riêng, tham gia các hợp đồng đấu thầu quốc tế để quảng bá và khẳng định khả năng kinh doanh trên trường quốc tế.
Với tình hình hiện nay là việc cải thiện giống lúa, nâng chất lượng gạo đang trong giai đoạn nghiên cứu, thì việc nâng cao số lượng bán, mở rộng thị trường là điều cần thiết đối với Công ty. + Tích cực đầu tư công nghệ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, tạo uy tín chất lượng cho khách hàng quốc tế; từ đó tạo thế mạnh cho bản thân Công ty để có thể chi phối các công ty khác, chủ động hơn về giá chào bán. + Từng bước xây dựng mạng lưới phân phối vững chắc tại các nước sở tại bằng cách liên kết với các doanh nghiệp trong nước, yêu cầu sự trợ giúp, can thiệp của cơ quan ban ngành, của chính phủ.
+ Đầu tư cho các văn phòng đại diện tại các nước sở tại, chú ý đào tạo nhân viên marketing để thu thập thông tin, ứng biến với tình hình tại các nước này về nhu cầu khách hàng, phản ứng đối thủ cạnh tranh. + Chủ động tìm kiếm khách hàng, không đợi khách hàng tự tìm đến mình thông qua bộ phận marketing: chào giá, giới thiệu sản phẩm, đưa hình ảnh Công ty, gạo của Công ty lên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước sở tại hoặc là nước chủ nhà.