MỤC LỤC
- Nguồn ô nhiễm do hoạt động cuả con người hay còn gọi là nguồn ô nhiễm nhân tạo, như là nguồn ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, nguồn ô nhiễm từ giao thông và nguồn ô nhiễm sinh hoạt…. Mặt khác cũng không có nguyên tắc chung nào để tính toán chất ô nhiễm mà phải tuy thuộc vào công nghệ sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng để tính toán tải lượng ô nhiễm trong từng trường hợp cụ thể. Theo phương pháp đánh giá thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển đá vôi như sau: khoan nổ mìn 0.4Kg bụi/ tấn sản phẩm; bốc xếp, vận chuyện: 0.17kg/tấn sản phẩm; nghiềng sàng 0.3kg/tấn sản phẩm.
Như vậy, với sản lượng khai đá như trên, thì mỗi ngày từ các khu khai thác đã đưa vào khí quyển một lượng đáng kể, trước hết gây ô nhiễm bầu không khí trong khu vực khai thác, ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu khu vực và các vùng lân cận. Nước thải công nghiệp được tải ra từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, hộ sản xuất trong và ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề…Tùy theo từng loại công nghệ sản xuất mà nước thải có lưu lượng và thành phần với nồng độ các chất khác nhau như: nước thải nhà máy chế biến nông sản - thực phẩm, và nước giải khát chứa các chất hữu cơ chứa các chất lơ lửng cao (BOD, N, P, TSS…); nước thải của nhà máy chế tạo cơ khí chứa hàm lượng kim loại nặng, dung môi hữu cơ, chất hoạt động bề mặt và dầu mỡ cao; nước thải của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng chứa nhiều chất lơ lửng, hóa chất, nhiệt độ cao; nước thải của ngành dệt – may chứa nhiều thuốc nhuộm, hóa chất tẩy rửa,…. Một số ngành sản xuất có nước thải chủ yếu là các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, dệt nhuộm, tẩy truội, sản xuất tấm lợp, lưu lượng nước thải tổng của các ngành sản xuất khoảng 211,004 m3/năm.
Đặc biệt nước thải từ các bệnh viện là loại nước thải rất nguy hại cần được xử lý cẩn thận nhưng hiện nay tại hầu hết các bệnh viện, trạm y tế đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không sử dụng được do thiếu kinh nghiệm quản lý hoặc do chất lượng công trình kém. Ngoài những nguồn gây ô nhiễm chính là các chất thải công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của con người thì một số nguồn gây ô nhiễm khác cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Đó là chất thải từ hoạt động xây dựng, chất thải bệnh viện và việc sử dụng phân bón hóa học để bón ruộng trồng rau quả, hoa màu.Ngoài ra phải kể đến một phần quan trọng nước mưa đổ xuống cuốn theo nhiều bụi, chất lo lửng, khí độc trong không khí…Hay lượng thức ăn thừa nuôi cá ở các kênh mương cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể.
Không những thế, nhiều loại rác độc hại, nguy hiểm như: bao bì, chai, lọ đựng thuốc trừ sâu bệnh. Ở Hà Nam, hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có quy hoạch và xây dựng được các bãi rác thải tập trung được bố trí xa khu dân cư. Đồng thời, tại rất nhiều thôn, xóm đã hình thành tổ thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày để đưa về bãi rác tập trung.
Không những vậy, có khoảng 70% số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đầu tư xây dựng thùng rác đồng ruộng để người dân bỏ rác thải trong quá trình sản xuất. Tuy vậy, trên thực tế mới chỉ khoảng hơn 50% tổng số lượng rác thải trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày được thu gom. Ngay những thùng rác đồng ruộng ở nhiều nơi do không được thu gom kịp thời, đầy tràn ra ngoài, trở thành một điểm ô nhiễm môi trường tập trung.
Với những bãi rác, tại các địa phương mới chỉ giải quyết được theo quy trình thu gom và chôn lấp tại chỗ. Để phản ánh hiện trạng môi trường nước tỉnh Hà Nam, chúng tôi tiến hành lấy mẫu các loại nước sông, ao, mương. Cụ thể chúng tôi chọn 4 điểm đo tại các sông và 5 điểm đo tại các ao, mương.
Hay các khu công nghiệp nằm gần các tuyến đường giao thông lớn, hoặc có mật độ các phương tiện giao thông trở hàng hóa lớn nên chỉ tiêu về nồng độ bụi nên rất cao (Khu sản xuất vôi kiện khê, khu khai thác đá Thanh Hải). Mặt khác tại đây mật độ giao thông do làm nhiệm vụ chuyên trở khá lớn do đó tại các điểm đo này kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu bị vi phạm nghiêm trọng, vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Các loại khí SO2, NO2 trong điều kiện độ ẩm cao, kết hợp với sự lan tỏa chậm sẽ làm tăng tính ăn mòn vật liệu xây dựng, đối với con người gây viêm loét đường hô hấp, ho dữ dội, nhức đầu và rối loạn đường tiêu hóa.
Hiện, người dân Kiện Khê đang phải hứng chịu khói, bụi, nước thải, tiếng ồn… của 3 công ty xi măng (Kiện Khê, Bút Sơn, Hòa Phát), hơn 25 doanh nghiệp khai thác đá và hàng chục điểm khai thác tự phát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các biện pháp này cũng không giải quyết được vấn đề khi nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm bụi hiện nay lại là do các xe chở vật liệu đá làm rơi vãi dọc đường. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hà Nam, toàn tỉnh có trên 100 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng, trung bình mỗi cơ sở cung ứng ra thị trường 1.000m3 đá thành phẩm/tháng.
Như vậy, kết quả phân tích chất lượng không khí, đối chiếu vị trí các điểm đo và sự phân bố của các nguồn thải tại các khu vực chúng ta thấy môi trường không khí tỉnh Hà Nam đã bị ô nhiễm cục bộ tại các khu công nghiệp, khu vực có mật độ đông dân cư, khu khai thác khoáng sản, do ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, nếu so sánh với tiêu chuẩn QCVN 08-2008, Loại B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự) nước sông Nhuệ và sông Châu Giang tại các điểm quan trắc trên cũng không đạt tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên các cơ sở này hầu hết chưa có hệ thống sử lý nước thải trừ bệnh viện đa khoa tỉnh (công suất xuất xử lý 400m3/ngày bằng công nghệ vi sinh) và bệnh viện đa khoa huyện Bình Lục (công suất xử lý 200m3/ngày).
Còn sông Châu Giang do cửa sông nhận nước từ sông Hồng đã bị bồi lấp nên chất lượng nước của sông Châu Giang chịu ảnh hưởng của nước tiêu nội đồng và nước từ sông Nhuệ cùng sông Đáy đưa sang nên làm cho chất lượng nước sông Châu Giang ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn. Một trong những nguồn nước mặt quan trọng của Hà Nam cũng đang bị ô nhiễm đó là nước ao, hồ, kênh, mương do nước thải sản xuất, nước thải y tế, nước sau tự hoại…chưa qua xử lý đã đổ trực tiếp ra các khu vực này.
Tuy nhiên do nguồn số liệu thu thập được có hạn, các cuộc điều tra khảo sát chất lượng môi trường hầu như chỉ được tiến hành ở những khu vực đã và sắp có nhưng vấn đề môi trường (thành phố, khu công nghiệp…), còn các vùng khác trong tỉnh thì chưa có hoặc có rất ít số liệu điều tra. Vì thế việc phân vùng mức ô nhiễm không khí và nước mặt một cách chi tiết trên phạm vi toàn tỉnh là rất khú khăn, thực tế khụng cú ranh giới rừ ràng. Vỡ vậy bản đồ đỏnh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam, chúng tôi mới chỉ xác định các ku vực ô nhiễm theo mức độ ô nhiễm nặng, ô nhiễm nhẹ và chưa bị ô nhiễm trên toàn tỉnh một cách khái quát và tương đối.
Nguồn: Sở Y tế Hà Nam Để có thể giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng dân cư xugn quanh, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và sự hợp tác của nhiều bộ ngành cũng như hợp tác quốc tế. Đồng thời có kế hoạch bảo vệ môi trường lâu dài, trong đó tăng cường nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân là yếu tố then chốt.