MỤC LỤC
Cấu trúc của luận văn
- Thứ nhất, xây dựng nền giáo dục toàn diện về nhân cách: Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục ở gia đình và ở nhà trường, tăng cường giáo dục nhân cách, quy tắc ứng xử xã hội, bồi dưỡng đạo đức, tình thương và bản sắc dân tộc cho học sinh trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay. - Thứ ba, đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa giáo dục thông qua tăng cường áp dụng các công nghệ mới trong học tập và giảng dạy, tăng giờ học ngoại ngữ và văn hoá các quốc gia trên thế giới; thực hiện trao đổi, giao lưu học sinh và giáo viên giữa các trường. Như vậy nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến hiện nay trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối với bậc trung học phổ thông đều có xu hướng tuỳ thuộc vào nhu cầu sở thích và năng lực từng cá nhân để định hướng mục tiêu giáo dục đào tạo đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu xã hội.
Chương trình của mọi loại hình trường được xây dựng theo một định hướng, thường là về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, công nghệ… Theo mỗi định hướng này, học sinh phải học theo một số môn bắt buộc theo quy định chung và một số môn tự chọn. PTTQ được hiểu như là một hệ thống, bao gồm các dụng cụ, đồ dùng thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học với tư cách là đại diện cho hiện thực khách quan của sự vật, hiện tượng; tạo điều kiện thận lợi cho việc khám phá, lĩnh hội kiến thức kỹ năng, kỹ xảo về đối tượng nghiên cứu, giúp HS củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng cao và hoàn thiện tri thức; qua đó rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp, hình thành và phát triển động cơ học tập, tích cực làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong bất kì tình huống dạy học nào cũng có một thông điệp truyền đi, thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho người học và các phản hồi từ người học, kể cả sự kiểm soát quá trình này về sự nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thông tin khác.
QTDH là một quá trình tổng thể, toàn vẹn bao gồm các khâu, các yếu tố tồn tại trong sự biện chứng: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, lao động… QTDH còn được hiểu là hoạt động dạy và học, được cấu tạo bởi các thành tố cơ bản: mục đích và nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; phương pháp, phương tiện dạy học; người dạy; người học; kết quả dạy học. Người dạy - nhà sư phạm phải biết tổ chức và điều khiển quá trình này, phát huy cao độ vai trò tự giác, tích cực, độc lập của người học, tạo ra hệ thống các động lực, thúc đẩy và phát triển một cách tổng hợp và đồng bộ mọi thành tố của quá trình nói chung và đặc biệt là thành tố người học nói riêng, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Nhưng nếu phần nội dung đó được kết hợp với các hình ảnh minh họa, các đoạn phim và âm thanh thì sẽ thu hút được sự chú ý, kích thích được lòng say mê học tập của HS, và tất nhiên lúc này chất lượng dạy học sẽ được nâng cao. - Tư liệu văn bản (Các kiến thức bổ sung cho giáo viên như các định luật, định lí…các ví dụ minh hoạ, hệ thông các bài tập tự luận có hướng dẫn giải, các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án…). Qua thăm dò ý kiến đồng nghiệp ở trường THPT chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết của giáo viên về dạy học phân ban, tự chọn chưa thực sự sâu sắc và thực trạng day - học ở trường THPT các chủ đề tự chọn chủ yếu dạy học theo phương pháp truyền thống hầu như rất ít sử dụng các tài liệu như tranh ảnh, hình vẽ, các thí nghiệm minh hoạ…Nếu có thì còn nghèo nàn, rời rạc, chưa phong phú, chưa hệ thống.
Chỉ có một số tiết thao giảng hoặc thực tập các tiết trong chương trình chính khoá thì có sử dụng phương tiện dạy học mới và cũng chỉ tập trung ở một số môn học và tập trung vào một số giáo viên mới ra trường. Để tìm hiểu cụ thể tình hình dạy học tự chọn vật lí ở các trường THPT, nhu cầu của học sinh học tự chọn môn vật lí chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra, quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ và đã tiến hành khảo sát bằng. Đánh giá tình hình ứng dụng CNTT, khai thác sử dụng đa phương tiện vào dạy học và nhu cầu của GV về tài liệu hướng dẫn dạy học tự chọn vật lí để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí nói chung.
Giáo viên dạy học tự chọn ở các trường THPT sử dung chủ yếu các phương tiện trực quan là các tranh, ảnh, mô hình, phần lớn có nguồn gốc từ các công ty thiết bị giáo dục, một số tranh, ảnh, sơ đồ, bảng, mô hình do GV tự thiết kế để phục vụ cho công. Đa số các GV đều cho rằng, các PTTQ chủ yếu phục vụ cho giảng dạy chương trình môn vật lí nói chung và các chủ đề tự chọn nói riêng phần nhiều vẫn chưa đáp ứng hết được việc truyền tải nội dung kiến thức cho HS và đôi lúc cũng chưa thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động học tập theo ý đồ của mình. GV đều đã cố gắng đổi mới PPDH, tuy nhiên phương pháp dạy học mà GV cho là tiến bộ chủ yếu đang được sử dụng vẫn là phương pháp hỏi đáp kết hợp với giảng giải và chủ yếu dạy các tiết học trong chương trình.
Do vậy, khi bắt tay vào việc soạn giáo án điện tử, tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với sự hỗ trợ của CNTT thì còn lúng túng, nhiều bài giảng quá lạm dụng việc trình chiếu…dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao. Qua thăm dò ý kiến HS thì hầu hết các em cho rằng thầy cô dạy bài giảng điện tử lúc đầu thì rất thích nhưng sau khi học xong các em không kịp ghi chép, không xác định được nội dung trọng tâm của bài học. Các em rất thích thầy dạy dùng bảng đen để ghi các kiến thức trọng tâm, phân tích giải thích một số hiện tượng, các bài tập… Máy tính chỉ nên sử dụng để chiếu các hình ảnh, đoạn phim, các hình vẽ và nội dung các câu hỏi, bài tập để cả lớp cựng quan sỏt theo dừi.
Đa số các GV đều cho rằng khó khăn lớn nhất đối với họ là chưa có nhiều kiến thức về tin học vì vậy việc họ sử dụng máy tính rất khó khăn, từ đó họ ngại không dám sử dụng các trang thiết bị hiện đại mà nhà trường đang có. Hầu hết các giáo viên đều mong muốn được trang bị các kiến thức về tin học bằng cách tham gia các lớp tập huấn về kĩ năng sử dụng máy tính và tập huấn về các tài liệu dạy học có sử dụng các trang thiết bị CNTT, dạy học có sự hỗ trợ của đa phương tiện. Ngoài ra, do họ ngại để tìm kiếm, chỉnh sửa các tài liệu, các tranh ảnh, phim…phù hợp với nội dung từng chủ đề trong các tài liệu hướng dẫn dạy học tự chọn của Bộ giáo dục đào đạo trang cấp ở trường.