MỤC LỤC
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – VINACOMIN trong điều kiện hội nhập 3. Phạm vi nghiên cứu là các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh tại riêng Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – VINACOMIN theo số liệu từ năm 2011 đến năm 2013.
Khái quát những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần than Đèo nai – VINACOMIN.
Kết cấu của khóa luận
Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần than Đèo Nai VINACOMIN
Theo nghĩa chung nhất, văn hóa doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống bao gồm những giá trị, truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng, chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng lưu truyền, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc tới tâm lý và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Thông qua sử dụng các đòn bẩy kích thích, tài chính vừa tạo ra động lực, vừa tạo ra áp lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách gắn liền lợi ích kinh tế của từng chủ thể cạnh tranh với việc đạt được các tiêu chí cạnh tranh.Vai trò kích thích, điều tiết của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ tạo ra "sức mua" hợp lý để thu hút vốn đầu tư, đồng thời cũng xác định giá bán hợp lý.
Tổng doanh thu tăng đẩy lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của toàn Công ty cũng tăng theo nhưng giá than nhanh chóng hạ dẫn đến sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng trong năm 2012,2013 .Bên cạnh đó lạm phát trong 2 năm 2011 và 2012 đặc biệt tăng cao (thời điểm cao nhất trong năm 2012 lên đến trên 18%) gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Con số trên thể hiện những chính sách, chủ trương của công ty là hoàn toàn đúng đắn vì năm 2011 công ty đã chú ý đầu tư vào việc mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị hiện đại nhằm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khai thác ngày càng xuống sâu của công nghệ khai thác than giúp làm giảm giá thành.Mặt khác Tập đoàn yêu cầu tiết giảm 5% đơn giá đầu vào.Sự giảm mạnh này cũng xuất phát từ nền kinh tế khó khăn, nhu cầu của khách hàng giảm mạnh nên công ty giảm lượng khai thác hàng hóa để tránh rủi ro. Sự gia tăng chi phí này chưa hợp lý bởi ở thời điểm này tình hình tài chính của công ty còn đang gặp khó khăn, công ty nên cắt giảm các chi phí khen thưởng, chỉ thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc, vừa để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa để khuyến khích nhân viên cố gắng hơn, tránh việc trì trệ, ỷ lại trong lối làm việc của đội ngũ cán bộ.
Như vậy, vấn đề hiện nay mà công ty đang gặp phải đó là chưa kiểm soát tốt các loại chi phí, trong đó đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.Trong thời gian tới Công ty cần tập trung hơn nữa cho phòng kinh doanh để nâng cao các khoản doanh thu đồng thời giảm hơn nữa các khoản chi phí để đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này cho biết, trong năm 2012, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,005 đồng tiền mặt, lương tiền mặt trong năm này là ít nhất trong 3 năm có sự sụt giảm lớn, do trong năm 2012 công ty đầu tư hệ thống thiết bị mới, nâng cao cơ sở hạ tầng. Các chỉ số này lần lượt giúp đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản cố định(TSCĐ), Tài sản lưu động, tổng tài sản của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ, TSLĐ, tổng TS tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ, tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tuy nhiên việc nợ phải trả chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của Công ty thì điều này có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài chính của Công ty, nếu như có biến động bất lợi từ bên ngoài như các khoản nợ phải trả tới cùng một thời điểm hay các chủ nợ có nhu cầu thu hồi vốn đột xuất, nhất là khi giá trị các khoản nợ ngắn hạn có giá trị cao hơn rất nhiều các khoản nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả của Công ty.
Tóm lại, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trên tồng nguồn vốn tăng trái lại nợ phải trả trên tồng nguồn vốn giảm cho thấy doanh nghiệp đã biết quản lý tốt nguồn vốn của mình, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ tạo được lòng tin cho các ngân hàng, nhà tín dụng, người bán.
Con số trên thể hiện những nỗ lực không ngừng của công ty để giảm giá thành sản xuất bằng việc chú trọng đầu tư vào việc mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị hiện đại nhằm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khai thác ngày càng xuống sâu của công nghệ khai thác than, điều này giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Công tác khoán chi phí tiến hành công khai dân chủ đến tận người lao động, phát huy được hiệu quả từ các công trường đến các phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, thi đua học tập nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật.Công ty kết hợp đào tạo kỹ thuật quản lý với lý luận chính trị, nêu cao các mặt quan lý an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường. Công Ty cổ phần than Đèo Nai luôn tìm mọi biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất trang bị máy móc kỹ thuật phù hợp với các khâu về năng lực sản xuất.Điều đó tạo điều kiện để Công ty sử dựng tốt TSCĐ đem lại hiệu quả kinh tế.Công ty có trình độ trang bị cơ giới hóa cao.phù hợp với một mỏ có công suất lớn.
Vinacomin ban đầu được thành lập và hoạt động như một mô hình thí điểm, đã qua hơn 10 lần “đổi mới tổ chức”, nhưng chưa một lần tổng kết nghiêm túc để rút kinh nghiệm, và đánh giá khách quan (kể cả 3 lần được tổ chức mới).Việc xuất khẩu than cần tập trung một đầu mối (để bán được đắt), nhưng lại được phân cho nhiều đơn vị, đã tạo ra sân sau cho buôn lậu than.
Về thăm dò than: phấn đấu đến năm 200 thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên nằm dưới mức - 300 m của bể than Đông Bắc, thăm dò tỷ mỉ một phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng; đến năm 2015 thăm dò, đánh giá xong phần tài nguyên của bể than đồng bằng sông Hồng. Bể than đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn đến năm 2010, đầu tư thử nghiệm một số dự án với công nghệ khai thác truyền thống bằng phương pháp hầm lò và công nghệ khí hoá than, than hoá lỏng để làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2010. Về sàng tuyển và chế biến than: phấn đấu đến năm 2015 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất v.v…).
Về bảo vệ môi trường: phấn đấu đến năm 2010 cơ bản ngăn chặn được việc gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm các nguồn nước; đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…), các mỏ phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường; đến năm 2020 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn vùng mỏ.
Tăng cường đổi mới máy móc thiết bị, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng, đồng thời việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu và chống được hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, từ đó góp phần tăng được uy tín cho sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ nhất, định kỳ kiểm kê, xác định lượng vật tư, hàng hóa tồn kho.Trên cơ sở đối chiếu với tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hóa Công ty phải xác định được mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo, tránh tình trạng dự trữ vượt mức gây ứ đọng lãng phí vốn hoặc dự trữ thiếu hàng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Thứ ba, Công ty phải tổ chức quản lý kinh doanh sao cho có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phòng ban trong Công ty từ khâu lập kế hoạch kinh doanh, nhập hàng hóa, dự trữ hàng hóa đến khâu tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhằm tìm ra được mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, giảm dư nợ phải thu khách hàng không những giúp Công ty tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận mà còn quyết định làm tăng vòng quay luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn và góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.