Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

CHÍNH PHỦ

Sản xuất nông nghiệp lại là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, chế độ gió mùa…Tuy có sự phát triển của khoa học, công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưng đời sống sản xuất nông nghiệp vẫn luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên, những biện pháp áp dụng chỉ có thể hạn chế một phần các tác động có hại của thiên nhiên đến quá trình sản xuất mà thôi. So với trước kia sản phẩm nông nghiệp thô sơ rất ít chủng loại thì ngày nay sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú nhiều loại sản phẩm mới lạ, nhiều giống mới do lai tạo, do nhập khẩu…phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. Quá trình phát triển của nền nông nghiệp nước ta và các nước khác trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh sức mạnh của khoa học công nghệ ứng dụng đóng góp cho công tác sản xuất nông nghiệp, từ đó tác động đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.

Nền nông nghiệp của huyện thời gian qua có nhiều bước phát triển nhưng chưa thoát khỏi được chế độ canh tác thô sơ, việc áp dụng công nghệ khoa học còn rất chậm chạp, mô hình nông nghiệp sinh thái, chuyên canh cây trồng, rau sạch mới hỡnh thành chưa cú cơ cấu rừ ràng. Song song với nó là việc khôi phục lại một số làng nghề truyền thống lâu đời vốn rất nổi tiếng của huyện như: mây tre đan, làm bánh cuốn Thanh Trì, vải lụa tơ tằm…Dựa vào những nền tảng có sẵn và định hướng phát triển mới, Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện một cách căn bản theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Để đảm bảo được nền anh ninh lương thực của huyện, huyện đã đẩy mạnh nhiều chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích sử dụng như tiến hành thực hiện dự án cánh đồng 50 triệu, giá trị tăng dần theo các năm từ 40,7 triệu đồng/ha/năm (2000) lên 55 triệu đồng/ha/năm (2005), dự án xây dựng nền nông nghiệp sạch, trồng rau sạch phục vụ cho nội thành thành phố Hà Nội.

Đây là một công tác mà chính quyền huyện luôn quan tâm chú ý, Dựa trên luật đất đai 1993, 2003 và nghị định hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, phòng Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, tích cực về mọi mặt. Thực hiện nghị định 172/2004/NĐ – CP ngày 29/04/2004 của chính phủ về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã và quy định của UBND thành phố, huyện đã thành lập Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng xây dựng đô thị những phòng này sẽ chịu trách nhiệm trong công tác quản lý được phân công đáp ứng cho nhu cầu quản lý của huyện, có nhiệm vụ báo cáo lên cấp trên những nội dung của công tác quản lý để nắm được tình hình sử dụng, quản lý đất đai nói chung. Công tác này đã được thực hiện khá tốt, mang lại một loạt dữ liệu và tài liệu quan trọng cho cơ quan quản lý, đặc biệt là cho đợt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nghị định 64 của Chính phủ cho đất nông nghiệp.

Song song với công tác đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp huyện Thanh Trì thực hiện công tác lập bản đồ địa chính ,bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Xu hướng thay đổi cơ cấu đất đai là rất phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế,Theo dự kiến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 172,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình 2,5%. Tại huyện Thanh Trì thực hiện nghị định 64/CP huyện tiến hành công tác giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình…đồng thời tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người sử dụng hợp pháp, 15/15 xã đã lập xong phương án giao đất theo nghị định 64/CP và đã được phê duyệt.

Song song với việc giao đất cho, thuê đất nông nghiệp huyên Thanh Trì còn đẩy mạnh công tác cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người sử dụng theo tinh thần của nghị định 64/CP của chính phủ đã được ban hành. - Công tác cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp ban đầu thực hiện chỉ như là một thí điểm thực nghiệm công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện, lại khụng cú hướng dẫn cụ thể, rừ ràng, tốc độ chậm (hệ thống văn bản hướng dẫn cho công tác này thời kỳ đầu hầu như không có). ►Tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của huyện, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng phải tiến hành một cách nhanh nhạy bắt kịp sự chuyển mình của các thành phần kinh tế khác.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai là một công tác bắt buộc và tối cần thiết cho người quản lý nó cung cấp các thông tin quan trọng của đất đai như: diện tích đất các loại, hiện trạng sử dụng đất các loại, tình hình biến động đất đai … Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Các cán bộ huyện dựa trên sổ sách, hệ thống hồ sơ địa chính, được báo cáo lên trên để tổng hợp tình hình sử dụng đất của các xã, phường, huyện…Qua việc thống kê sổ sách từ các cấp dưới huyện sẽ có được số liệu thống kê từng loại đất, nhu cầu sử dụng đất …Không chỉ có vậy, huyện Thanh Trì còn cử đội ngũ cán bộ về địa bàn từng xã, phường xem xét, đo đạc thực tế đối chiếu với số liệu sổ sách đã báo cáo lên cấp trên. Cũng theo kết quả công tác thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp trên toàn huyện đang trong xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mục đích sử dụng cho thuỷ sản, cây màu đang tăng lên giảm diện tích đất trồng lúa.

Đây phải là một hệ thống bản đồ hoàn thiện, hiện đại, chính xác có tính ứng dụng cao cho công tác quản lý Nhà nước, Song song với việc hình thành, hoàn thiện hệ thống bản đồ số, UBND huyện xác định phải xây dựng được hệ thống bản đồ giấy cho toàn huyện, từ đó các xã xây dựng quy hoạch, bản đồ của xã mình,.

Bảng 1: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (2001- 2005)
Bảng 1: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (2001- 2005)