Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học tại các trường phổ thông trung học huyện Cần Đước, tỉnh Long An

MỤC LỤC

Việt Nam

Bằng việc kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến và vận dụng sáng tạo phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, Người đã để lại cho chúng ta những nền tảng lí luận về vai trò giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, mục đích dạy học, các nguyên lí dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của quản lí và cán bộ QLGD, phương pháp lãnh đạo và quản lí. Vào những năm 1995 – 1996, trong ngành Giáo dục đã xuất hiện mệnh đề “Phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm” và đã có nhiều công trình nghiên cứu về PPDH tích cực này như các tác phẩm: “Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm”, “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học” của tác giả Nguyễn Kỳ, “Học và dạy cách học” của các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo; “Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại”.

Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam .1 Giáo dục THPT trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay

Vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của trường THPT Việt Nam Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT được xem là nền tảng và

Đó là tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc; có chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn; có lòng nhân ái, ứng xử hợp đạo lí, có văn hoá trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội; sống lành mạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm; hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật; quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước, của toàn cầu.  Được tiếp tục phát triển và nâng cao các kĩ năng học tập chung và kĩ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và đời sống; được củng cố thói quen và phương pháp tự học, năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tư duy và hành động; có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và khả năng ứng dụng một số thành tựu của CNTT ở trình độ phổ thông trong.

Lí luận về hoạt động dạy học

Khái niệm về hoạt động dạy học .1 Hoạt động dạy

    Đội ngũ CBQL trường THPT là HT và các PHT đang làm nhiệm vụ quản lí hoạt động dạy và học tại các trường THPT, xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT là làm cho đội ngũ này mạnh về chất, đủ về lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm phát huy có hiệu quả công tác quản lí trường học trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. - Quá trình học tập là quá trình nhận thức đặc biệt để tiến tới nắm vững tri thức, bảo lưu trong trí nhớ những chân lí sơ đẳng (sự kiện, qui tắc, số liệu, những đặc trưng, những mối phụ thuộc, mối tương quan, những định nghĩa khác nhau) và từng bước vận dụng trong cuộc sống, biết sử dụng chúng, tìm thấy chúng trong trí nhớ của mình lúc cần thiết.

    Bản chất hoạt động dạy học

    Gián tiếp là khi HS thực hiện các nhiệm vụ học tập và chỉ dẫn do GV đưa ra từ trước để tiến hành các hành động độc lập, tự học, hoặc hơn thế nữa khi vắng mặt GV, HS tự nắm lấy các cách thức học tập mới, tự giác giải quyết các nhiệm vụ sáng tạo mà GV không ra bài tập và chỉ dẫn trước. - Kích thích tính tự giác, tính tích cực và chủ động của HS bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết, hứng thú nhận thức của người học, làm cho họ ý thức rừ ràng nghĩa vụ và trỏch nhiệm đối với việc học tập của mình.

    Một số đặc điểm của hoạt động dạy học hiện đại

      Mặt khác, trong những điều kiện tiến bộ của xã hội và cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được hiện đại hoá sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của HS, tạo nên những biến đổi về chất trong tư duy của HS (ví dụ: ngay từ những lớp đầu tiểu học, HS đã có khả năng tư duy trừu tượng, đã có thể nắm được một số vấn đề lí thuyết của các khoa học). Cụ thể là HS muốn mở rộng, đào sâu những điều đã học, muốn tìm hiểu thực tế để làm sáng tỏ những điều đã hoc, muốn phát hiện và giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, muốn vận dụng những hiều biết của mình vào thực tiễn… Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình dạy học hiện nay, GV cần quan tâm khai thác vốn sống phong phú, đa dạng của HS, tính đến khả năng nhận thức của các em, không ngừng đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức HĐDH để có thể phát huy tối đa tiềm năng và vốn sống của người học.

      Lí luận về quản lí hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông .1 Khái niệm về quản lí hoạt động dạy học

      • Nội dung quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng .1 Quản lí kế hoạch dạy học, chương trình dạy học

        - Theo M.Ikônđa Côp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quá trình giáo dục của sự phát triển thể lực và tâm lí của trẻ em [8]. Công tác quản lí HĐGD ở các trường THPT là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người CBQL phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung quản lí HĐGD ở trường THPT, về đặc điểm lao động của người GV THPT, biết dự kiến và hoạch định công việc, có trình độ kĩ năng và nghiệp vụ quản lí, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường theo qui trình khoa học, làm cho nhà trường vận hành theo đúng qui luật khách quan, thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

        THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ

        Tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo ở huyện Cần Đước .1 Tình hình kinh tế xã hội

        • Tình hình phát triển giáo dục - đào tạo

          Với sản lượng lương thực bình quân hàng năm gần 70.000 tấn thì đã có trên 40% các giống lúa đặc sản như Tài Nguyên, Nàng Thơm (sản phẩm gạo Nàng thơm Chợ Đào đã được cục sở hửu trí tuệ cấp giấy chứng nhận sản phẩm hàng hóa độc quyền) người nông dân Cần Đước hiện nay đang tập trung việc sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo yêu cầu thị trường trong hội nhập kinh tế hiện nay. Không chỉ tập trung các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà lãnh đạo huyện luôn chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp thông qua việc tổ chức các mô hình trình diễn , hội thảo mang nhiều vật nuôi mới vào nuôi thành công trên điạ bàn như : Đà điểu , ba ba , chăn nuôi bò sữa … nhất là tập trung thực hiện các mô hình sản xuất khép kín , xen canh , thâm canh … góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân hạ thấp tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 2,1% vào thời điểm năm 2007.

          Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Cần Đước    Phân  loại đội ngũ cán bộ  Số lượng Tỉ lệ (%)
          Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Cần Đước Phân loại đội ngũ cán bộ Số lượng Tỉ lệ (%)

          Thực trạng về công tác quản lí hoạt động dạy ở các trường THPT huyện Cần Đước

            Như vậy các trường cần tăng cường công tác bồi dưỡng lí luận chính trị cho các CBQL này cao hơn và đầy đủ hơn nữa, vì đây là lực lượng nòng cốt để tăng cường công tác giáo dục đạo đức, phẩm chất và ý thức chính trị trong toàn thể cán bộ, GV, HS trong các trường THPT của huyện. Qua trao đổi với một số HT có kinh nghiệm trong quản lí nhà trường đã cho biết: công tác kiểm tra giúp cho người HT có được thông tin về các hoạt động của nhà trường, trong đó quản lí tốt chương trình, kế hoạch dạy học là quan trọng nhất, từ đó giúp HT xử lí được thông tin và điều chỉnh kế hoạch và biện pháp một cách kịp thời.

            MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ

            Nhóm giải pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lí

              Tăng cường thường xuyên bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học hàng năm theo nội dung bồi dưỡng thiết thực, theo từng chuyên đề cụ thể nhằm giúp CBQL đương nhiệm và cán bộ dự nguồn nắm được việc quản lí nhà trường bằng công nghệ tiên tiến dưới các hình thức ngắn ngày, tổ chức xêmina, hội thảo, cũng như bồi dưỡng kiến thức quản lí tài chính, thanh tra giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, lập kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục,. Cùng với việc đổi mới nhận thức về công tác quản lí, cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa của PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong học tập cho lãnh đạo nhà trường, cho các tổ chuyên môn, các bộ môn và cho từng GV… để mỗi con người và từng bộ phận trong nhà trường cùng chung sức xây dựng và phát triển phong trào dạy – học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong học tập.

              Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lí hoạt động dạy học .1 Tăng cường vai trò quản lí trong quá trình dạy học

              • Tăng cường công tác quản lí kế hoạch chương trình dạy học

                Lãnh đạo nhà trường cần giao những nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận quản lí chuyên môn để học hỏi, nghiên cứu, tổng kết và rút kinh nghiệm về các phương pháp giảng dạy và học tập ở bậc THPT; những kinh nghiệm dạy học tích cực… ở các trường điểm trong nước và ngoài nước, trên mạng Internet… định kì hằng tháng, hàng quí tổ chức phổ biến, báo cáo kinh nghiệm về các phương pháp giảng dạy mới cho GV và học trong trường. - Chỉ đạo chặt chẽ công tác phân công, bố trí GV hợp lí trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng trình độ năng lực, phẩm chất của GV và nguyên tắc tập trung dân chủ; Cần phải có quan điểm xem đánh giá GV là một quá trình thu thập thông tin về hiện trạng chất lượng và hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của GV; đánh giá phải gắn bó chặt chẽ với các mục tiêu, các chuẩn và tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của GV.

                Bảng 3.2. Tổ chức chỉ đạo quản lí   việc thực hiện kế hoạch chương trình dạy học
                Bảng 3.2. Tổ chức chỉ đạo quản lí việc thực hiện kế hoạch chương trình dạy học