Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học hóa học ở trường Trung học Phổ thông

MỤC LỤC

THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Xác định tính khả thi và tính hiệu quả của PPDH hợp tác theo nhóm qua các bài lên lớp môn hóa học ở trường THPT (chương trình hóa học lớp 10 - ban cơ bản).  Tính khả thi: Khả năng áp dụng PPDH hợp tác theo nhóm vào thực tế giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông trong điều kiện thực tế. - Các kỹ năng xã hội (kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng làm việc theo nhóm,..) của HS được phát triển tốt hơn (thông qua phiếu điều tra cho HS các lớp TN).

- Chọn một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có điểm tuyển đầu vào lớp 10 ban cơ bản khác nhau để tiến hành TN. - Trao đổi với các GV trường TN về mục đích, nội dung và phương pháp TN; điều chỉnh nội dung giáo án cho phù hợp với trình độ HS và điều kiện cơ sở vật chất thực tế tại lớp, trường TN. - Kết quả kiểm tra được ghi nhận, xử lí bằng các phương pháp thống kê và so sánh giữa các lớp TN với các lớp ĐC.

- Thống kê và phân tích kết quả để rút ra kết luận về tính khả thi và tính hiệu quả của các giáo án trên thực tế; rút ra các kết luận khoa học về đề tài và các bài học kinh nghiệm giúp cho GV tổ chức tốt hơn các hoạt động hợp tác sau này. - Hệ số biến thiên V: dùng để so sánh độ phân tán trong hai trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô khác nhau.  Nếu 2 lớp TN và ĐC có giá trị trung bình bằng nhau thì lớp nào có độ lệch tiêu chuẩn tương ứng nhỏ hơn có chất lượng tốt hơn.

 Nếu 2 lớp TN và ĐC có giá trị trung bình khác nhau thì lớp nào có giá trị V tương ứng nhỏ hơn thì có chất lượng tốt hơn. Vào cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra nhằm thu thập các ý kiến phản hồi từ HS của các lớp TN để đưa ra một số kết luận khoa học về tác dụng tích cực của PPDH hợp tác theo nhóm đến việc rèn luyện các kĩ năng xã hội, bầu không khí lớp học, sự hứng thú trong học tập bộ môn. Giúp HS rèn luyện và phát triển các kỹ năng xã hội (làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, …).

Sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên của nhóm (sự thành công của nhóm chỉ đạt được nếu tất cả các thành viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình;. sự thất bại của một thành viên làm ảnh hưởng xấu đến các thành viên khác và của toàn nhóm). Học tập hợp tác nhưng kiểm tra - đánh giá cá nhân, thể hiện được mức độ nỗ lực và đóng góp của từng thành viên đối với nhiệm vụ của nhóm. - Tạo điều kiện tốt để học sinh rèn luyện, phát triển các kỹ năng xã hội (hoạt động nhóm, giao tiếp, lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn, thuyết trình, ..). Ngoài ra, HS cho rằng DHHT theo. nhóm còn giúp các em phát triển một số kĩ năng khác như thuyết phục, ứng xử, kĩ năng tìm kiếm tài liệu trên internet, kĩ năng trình bày bài báo cáo bằng powerpoint, sử dụng các phần mềm hỗ trợ, .. - Các em HS đều đánh giá rất cao các yếu tố cần thiết để đảm bảo hoạt động nhóm có hiệu quả như tương tác mặt đối mặt, sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, sự phân công hợp lí, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi bài sử dụng hoạt động nhóm. Ngoài ra HS còn đóng góp ý kiến khác như tăng cường hình thức tổ chức thi đua giữa các nhóm trong giờ học, cần thiết phải có phiếu ghi bài cho HS, …. Kết quả phỏng vấn đối với giáo viên. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đối với GV tham gia dạy các lớp thực nghiệm để thu nhận những ý kiến phản hồi nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng PPDH hợp tác theo nhóm vào thực tế giảng dạy tại trường THPT. Câu hỏi do chúng tôi đặt ra cho các GV là:. - Xin thầy, cô cho biết ý kiến về những ưu điểm của PPDH hợp tác theo nhóm. - Thầy, cô đã rút ra những bài học kinh nghiệm gì về cách tổ chức, quản lí HS,.. để việc tổ chức hoạt động nhóm được thành công ?. Kết quả phỏng vấn cho thấy tất cả các GV đều nhận thấy những ưu điểm của PPDH hợp tác theo nhóm. Các GV còn tham gia đóng góp ý kiến, kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân để nâng cao hiệu quả của giờ học. Các ý kiến phản hồi của GV đều tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:. - Nội dung bài học phải được GV chọn lọc một kỹ càng. Kiến thức trong phần nội dung này không quá mới và trừu tượng. Lượng kiến thức vừa phải, phù hợp với số tiết được phân phối cho bài học. - Sự phõn cụng nhiệm vụ phải được thể hiện một cỏch rừ ràng, chi tiết, phự hợp với năng lực của từng thành viên cụ thể thông qua phiếu học tập. Phiếu học tập nên thiết kế thành hệ thống các câu hỏi dẫn dắt giúp HS từng bước hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Cần có quá trình tập huấn cho HS các kỹ năng hoạt động nhóm để HS không bỡ ngỡ, lúng túng và hoạt động hiệu quả hơn. - Nên sử dụng hình thức thi đua giữa các nhóm thu hút HS tham gia nhiệt tình, làm cho lớp học sinh động. - Với những nhiệm vụ giao cho nhóm chuẩn bị trước ở nhà thì GV cần phải có chỉ dẫn cụ thể, chi tiết. - Cần thiết phải có phiếu ghi bài cho HS. Một số bài học kinh nghiệm. Từ thực tế giảng dạy và quá trình thực nghiệm sư phạm đã cung cấp cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm để sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm đạt hiệu quả cao. 1) HS cần phải được GV bộ môn bồi dưỡng một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động nhóm (kỹ năng lãnh đạo, phân công, lập kế hoạch, chia sẻ thông tin, thảo luận, thống nhất các ý kiến, biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá, có thái độ tôn trọng ý kiến người khác và của tập thể, có cách ứng xử đúng mực, …). 2) GV phải nắm vững trình độ của từng HS và chủ động trong việc chia nhóm có nhiều trình độ khác nhau; hạn chế việc phân nhóm theo yếu tố ngẫu nhiên hoặc để học sinh tự chia nhóm. GV nên thực hiện việc chia nhóm trước buổi học chính thức để tiết kiệm thời gian. 3) Phần nội dung bài học được lựa chọn để áp dụng PPDH hợp tác theo nhóm phải là những kiến thức trọng tâm hoặc mang tính giáo dục cao. Từ phần nội dung đó có thể thiết kế được những nhiệm vụ cụ thể, rừ ràng, phự hợp trỡnh độ, năng lực tư duy của học sinh và thời gian phân phối cho bài học. 4) Trong quỏ trỡnh cỏc nhúm hoạt động, GV luụn phải theo dừi, động viờn, khuyến khớch, giải đỏp thắc mắc, điều chỉnh khi cần thiết. Việc theo dừi và hướng dẫn cỏc nhúm hoạt động cũn tạo cơ sở để đánh giá đối với từng nhóm, từng HS. 5) Tăng cường sử dụng hình thức thi đua giữa các nhóm trong các giờ học. Hình thức này thu hút được nhiều học sinh cùng tham gia, tăng hứng thú với môn học, làm cho giờ học trở nên sôi động; giúp học sinh giải tỏa tinh thần trước khi bước vào các phần bài học tiếp theo. 6) Bài kiểm tra nên sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan. Nếu đủ thời gian GV có thể cho HS chấm chéo và thông báo kết quả ngay trong tiết học. 7) GV nên tạo điều kiện cho HS tự đánh giá bản thân cũng như đánh giá các thành viên khác trong nhóm. 8) GV nên thiết kế các phiếu ghi bài cho HS.

Bảng 3.3: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích các lớp TN-ĐC (BKT số 1)
Bảng 3.3: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích các lớp TN-ĐC (BKT số 1)