MỤC LỤC
Về mặt lý luận: Luận văn cung cấp một số quan niệm mới về trưng bày văn hóa tộc người, giúp cho các bảo tàng có cùng nội dung trưng bày tham khảo kinh nghiệm, khi thực hiện các trưng bày liên quan đến văn hóa tộc người. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện tư liệu hồ sơ hiện vật liên quan tới ngôi nhà dài Êđê, cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh về không gian văn hóa Êđê đang được trưng bày và bảo tồn tại Bảo tàng DTHVN.
Như thế, trong quan niệm của Bảo tàng DTHVN, bản sắc văn hóa các tộc người được thể hiện qua những hiện vật dung dị, đời thường, gắn liền với môi trường sống tự nhiên và bối cảnh sinh hoạt thực tế của mỗi dân tộc, đồng thời chúng cũng tiêu biểu, đặc trưng cho tập quán, nếp sinh hoạt của một cộng đồng người. Kế thừa định nghĩa về không gian văn hóa trình bày ở trên, khái niệm không gian văn hóa trong đề tài này được giới hạn như sau: Không gian văn hóa Êđê tại Bảo tàng DTHVN là một không gian trưng bày xác định, mà ở đó các hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa Êđê được tái hiện, trưng bày và giới thiệu với công chúng tham quan.
Tuy ngôi nhà đã biến đổi không còn nguyên vẹn nữa, nhưng vẫn còn một số bộ phận quan trọng có giá trị đối với Bảo tàng, nhất là những bộ phận chạm khắc trang trí; thêm vào đó cũng thấy rằng có khả năng khôi phục ngôi nhà thủa ban đầu (người trong gia đình và dân làng còn nhớ diện mạo, kết cấu của nó khi chưa thay đổi, có người tham gia dựng nhà vẫn còn sống và biết làm, họ khẳng định sẽ làm được ngôi nhà như thế) [10, tr.3]. Sau nhiều cuộc họp, cuối cùng Bảo tàng đi đến thống nhất: bài viết trong các ngôi nhà sẽ được giảm bớt bằng việc cô đọng nội dung những bài viết cũ; chủ đề liên quan tới quá trình xây dựng nhà và đời sống sinh hoạt sẽ chuyển vào các băng video trình chiếu trong mỗi ngôi nhà; bài viết chỉ tập trung giới thiệu khái quát về công trình kiến trúc và một số khu chức năng bên trong ngôi nhà.
Trên cơ sở thành công này, Câu lạc bộ Nghệ thuật sinh viên Hà Nội tại Bảo tàng đã được thành lập, phát triển từ 3 nhóm thành 6 nhóm (Hmông, Tây Nguyên, Kinh, Tày, Thái và Mường). Các chương trình biểu diễn giao lưu âm nhạc được Câu lạc bộ tổ chức vào những ngày cuối tuần, trên nguyên tắc nhà. 1 Anh Trần Hoàng Sơn – sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, là trưởng ban liên lạc của các nhóm sinh viên người dân tộc thiểu số. Trong quá trình diễn ra hoạt động trình diễn âm nhạc dân gian tại Vườn kiến trúc, anh là người chịu trách nhiệm sắp xếp, lên kế hoạch và liên hệ với các nhóm sinh viên trình diễn. của dân tộc nào thì diễn ra hoạt động của nhóm sinh viên dân tộc đó. Trong khoảng 8 tháng tồn tại và hoạt động 10/2006 - 6/2007), Câu lạc bộ Nghệ thuật sinh viên đã cùng cán bộ phòng Bảo tàng ngoài trời tổ chức được khoảng gần 40 chương trình biểu diễn và giao lưu âm nhạc tại khuôn viên mỗi ngôi nhà trong Vườn kiến trúc. Với nhiều nhận thức mới và kinh nghiệm trong công tác làm bảo tàng, từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng DTHVN đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan tới việc bảo tồn và phổ biến văn hóa truyền thống Êđê như: giới thiệu văn hóa Êđê ở tòa Trống đồng; tái tạo không gian kiến trúc và không gian sinh hoạt bên trong ngôi nhà dài; trình diễn nghi lễ liên quan tới quá trình dựng và sửa nhà; trình diễn âm nhạc dân gian; tổ chức giao lưu giữa người dân Êđê với công chúng tham quan; giới thiệu các bài viết trong nhà dài; chiếu phim về quá trình dựng nhà và hoạt động thuyết minh phục vụ công chúng … Tất cả các hoạt động đó, đã thực sự vẽ lên một bức tranh văn hóa khá nhiều màu sắc và cung cấp tri thức xã hội về tộc người Êđê cho công chúng tham quan Bảo tàng.
Đặc biệt, rất nhiều loại tượng mồ đặc sắc của người Êđê Adham được giới thiệu trong chủ đề tang ma như: phụ nữ giã gạo, voi, người ôm mặt, chim công… Như vậy, với mục đích giới thiệu về con người và văn hóa của cư dân bản địa, Bảo tàng Đắk Lắk đã cung cấp cho người xem một. Từ một số nét giới thiệu như trên, có thể thấy: bằng những phương pháp, quan điểm và mục đích khác nhau, các giá trị văn hóa truyền thống của người Êđê đã được hai bảo tàng tái hiện và giới thiệu đến công chúng tham quan trong và người nước qua trưng bày bảo tàng.
Mặt khác, hình tượng con voi và hình tượng con chim đại bàng, chim công là những biểu trưng của sự giàu mạnh - nó ra đời khi xã hội Êđê, Mnông có sự phân hóa giàu nghèo, xuất hiện tầng lớp thủ lĩnh (mtao) có thế lực và nô lệ gia đình, biểu hiện trong kiến trúc nhà và trong y phục được trang trí bằng dải hoa văn đếc với kỹ thuật kteh. Nhìn toàn bộ không gian từ sàn sân vào đến hết trong ngôi nhà, dựa trên chức năng sử dụng của từng vị trí không gian được phân định, người xem có thể thấy nhà dài Êđê như một khu tập thể nhỏ, có sân chung (sàn sân trước và sau nhà), có nơi sinh hoạt tập thể (phòng khách), có lối đi chung và có cả những phòng dành riêng cho từng gia đình nhỏ.
Lưu Hùng cho rằng: “Có một tiêu chí được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ các hoạt động tái hiện không gian kiến trúc ở Bảo tàng DTHVN, đó là: Bảo tàng chọn trưng bày một công trình kiến trỳc dõn gian của một gia đỡnh cụ thể, với một lịch sử và lai lịch rừ ràng chứ không trưng bày một ngôi nhà chung chung như cách viết về một ngôi nhà truyền thống nào đó ở trên các tạp chí chuyên ngành” [phỏng vấn, TS Lưu Hùng, ngày 24/10/2015]. Ngôi nhà dài Êđê ở Bảo tàng DTHVN, được tái hiện trên cơ sở ngôi nhà của gia đình bà H’đách Êban, xưa kia gia đình này mở nhiều cửa sổ trong khu vực ôk nên “Bảo tàng tôn trọng những gì là của ngôi nhà, vì Bảo tàng quan niệm: bảo tàng không làm thay cộng đồng, không làm ngôi nhà Êđê chung chung mà chính là ngôi nhà dài do dân làng ở buôn Ky làm năm 1967” [phỏng vấn, TS Lưu Hùng, ngày 24/10/2015].
Hơn nữa, hình ảnh ngôi sao năm cánh hiện đại xuất hiện trên trang trí ở cột hiên nhà dài, chứng tỏ tộc người Êđê dù sinh sống ở vùng đất xa xôi nhưng sớm đã có sự ảnh hưởng và tiếp nhận các yếu tố văn hóa hiện đại… Tất cả những câu chuyện này được thuyết minh viên truyển tải tới công chúng tham quan Bảo tàng qua công tác thuyết minh hằng ngày. Ngoài việc cung cấp hiện vật, cung cấp câu chuyện phục vụ cho trưng bày bảo tàng, người dân Êđê ở buôn Ky còn được tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình lựa chọn nhà dài, lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp bổ sung các phần khuyết thiếu của ngôi nhà, quan trọng hơn cả là quyền được dựng lại ngôi nhà dài theo đúng cách thức xưa kia mà cha ông họ truyền lại….
Một số người, sau khi được nghe giải thích về câu chuyện sưu tầm và trưng bày ngôi nhà thì tỏ ra hiểu thông điệp của Bảo tàng trong việc giữ nguyên những cây cột như vậy, nhưng cũng có một số tỏ ra không đồng ý, chẳng hạn một bạn sinh viên cho rằng: “Bảo tàng nên xử lý những cây cột đó (có thể đắp thêm gỗ) để tránh những hiểu lầm không đáng có, như bản thân em cũng từng nghĩ đó là phong tục làm nhà của người Êđê” [Lê Quý Đại, 21 tuổi, trường ĐH Thủ đô, ngày 31/10/2015]. Với việc tái hiện không gian văn hóa Êđê, Bảo tàng DTHVN đã giới thiệu và phổ biến tới công chúng tham quan trong và ngoài nước, các nét đặc trưng cơ bản của văn hóa Êđê cổ truyền.Thông qua hai trưng bày: Các dân tộc Nam Đảo miền núi (tòa Trống đồng) và ngôi nhà dài Êđê (Vườn kiến trúc) và các hoạt động trình diễn, giao lưu, thuyết minh, chiếu phim…, Bảo tàng đã cung cấp cho người xem những tri thức liên quan tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội của dân tộc Êđê như: địa bàn cư trú, nghề thủ công truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, âm nhạc dân gian, trang phục… đặc biệt là kiến trúc nhà ở - nhà sàn dài hình thuyền đặc trưng của cư dân Nam Đảo.