MỤC LỤC
Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo từng loại sản phẩm, dịch vụ với chi tiết doanh thu theo từng loại để đảm bảo rằng doanh thu và giá vốn hàng bán được ghi nhận đúng đắn và phù hợp; theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán luôn đi liền và phù hợp với nhau, một khi đơn vị có phát sinh doanh thu thì chắc chắn phải phát sinh giá vốn hàng bán. Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu và đặc trưng hay có khả năng sai phạm cao để tiến hành kiểm tra chi tiết về việc ghi nhận giá vốn hàng bán theo công thức: giá vốn hàng bán bằng giá thành sản phẩm nhân với số lượng hàng bán trên báo cáo bán hàng, chứng từ bán hàng và so sánh, đối chiếu giá vốn đã được ghi nhận trên sổ sách kế toán.
Chẳng hạn như xem xét, đối chiếu bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương với số liệu trên sổ cái tài khoản chi phí có phù hợp hay không, chi phí lương và các khoản trích theo lương của từng bộ phận có được hạch toán đúng cho các bộ phận đó hay không. Việc kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung được thực hiện kết hợp cùng với các phần hành kiểm toán khác như việc xem xét tính toán và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, hay việc hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khác bằng tiền phục vụ sản xuất, kinh doanh….
Các thông tin liên quan tới khoản mục giá vốn hàng bán đã được KTV năm trước thực hiện thu thập và lưu file, trưởng nhóm KTV năm nay sau khi phỏng vấn kế toán thu thập được các thông tin liên quan tới khoản mục giá vốn hàng bán về việc ghi nhận nghiệp vụ phát sinh giá vốn trên sổ sách kế toán và tài khoản sử dụng để biết quy trình hạch toán có sự thay đổi hay không. Tuy nhiên do đặc thù ngành nghề kinh doanh và Công ty xác định giá vốn dựa vào tỷ lệ hoàn thành công trình và các khoản chi phí dự tính (bao gồm chi phí thầu phụ và chi phí chung phát sinh) có đặc điểm tương đối phức tạp nên KTV xác định rủi ro tiềm tàng với khoản mục giá vốn hàng bán ở mức trung bình. Tuy nhiên, để thu hẹp hơn nữa phạm vi kiểm toán cũng như hiệu quả hơn trong công tác kiểm toán của đơn vị, KTV thực hiện phân tích đối ứng tài khoản, tìm những nghiệp vụ phát sinh bất thường hoặc phát sinh lớn, chứa nhiều rủi ro để thực hiện kiểm toán chi tiết.
Dựa vào GLV, ta có thể thấy tài khoản 632 của đơn vị chỉ đối ứng với duy nhất hai tài khoản là tài khoản 154 (chi phí SXKD DD) và tài khoản 911 (xác định KQ SXKD), đây là những đối ứng không có gì bất thường, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của đơn vị và KTV đã đạt được mục tiêu kiểm toán. Qua quá trình kiểm tra chi tiết : Hợp đồng thi công, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng, phiếu hạch toán kế toán, ngày ghi trên biên bản và ngày ghi trên phiếu hạch toán kế toán, số tiền và chữ ký các bên… KTV có thể đưa ra kết luận các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán có căn cứ hợp lý và được ghi nhận đúng đắn và đạt mục tiêu kiểm toán.
Giống như ở Công ty XYZ, KTV tiếp tục chọn các nghiệp vụ bán hàng của đơn vị ở cuối kỳ này và đầu kỳ sau để đối chiếu với những chứng từ có liên quan, có chú ý đến ngày vận chuyển thực tế và ngày ghi sổ và kiểm tra các lô hàng trả lại sau ngày lập bảng khai tài chính và quan hệ đến kỳ quyết toán của đơn vị. Trong bước này, KTV thường sẽ chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh giá vốn hàng bán lớn trong kỳ, thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đó để đảm bảo các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán thực sự phát sinh và được hạch toán đúng đắn. Việc chọn mẫu KTV có thể dựa theo phần mềm chọn mẫu đã được công ty quy định nhưng KTV cũng có thể dựa trên kinh nghiệm bản thân để lọc ra những nghiệp vụ có giá trị lớn (do không có đối ứng bất thường) hay những nghiệp vụ với khách hàng nghi vấn để kiểm tra chi tiết.
Qua quá trình kiểm tra chi tiết : Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu hạch toán kế toán, ngày ghi trên biên bản giao nhận và ngày ghi trên phiếu hạch toán kế toán, số tiền và chữ ký các bên… KTV có thể đưa ra kết luận các nghiệp vụ về giá vốn hàng bán có căn cứ hợp lý và được ghi nhận đúng đắn và đạt mục tiêu kiểm toán. Như vậy, sau khi trao đổi, thống nhất với đơn vị, đối với kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán tại Công ty XYZ, kết luận được KTV đưa ra là khoản mục giá vốn hàng bán được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
Tuy nhiên, như đã phân tích trong những điểm khác biệt trong phần chuẩn bị kiểm toán, giá vốn hàng bán của Công ty ABC liên qua mật thiết đến giá trị lượng hàng hóa xuất bán trong kỳ, nên trong quy trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại tại công ty này xuất hiện thêm một thủ tục phân tích (bảng 2.20). Thủ tục kiểm tra chi tiết với Công ty XYZ là kiểm tra 100% do nghiệp vụ phát sinh với số lượng không nhiều nhưng có giá trị lớn, tuy nhiên điều này không phù hợp với Công ty ABC, nơi mà những nghiệp vụ bán hàng phát sinh đều đặn và số lượng lớn. Với Công ty XYZ, chứng từ quan trọng nhất cần kiểm tra là Hợp đồng xây dựng và biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao đưa vào sử dụng còn với Công ty ABC, chứng từ quan trọng là hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho hàng hóa và Biên bản giao nhận hàng hóa.
Ở giai đoạn này KTV tổng hợp các bước công việc đã thực hiện và báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán về các phát hiện trong quá trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán và kiểm toán các khoản mục khác có liên quan hàng hóa, chi phí sản xuất kinh doanh… Trưởng nhóm kiểm toán xem xét vấn đề và là người quyết định đưa ra bút toán điều chỉnh trước khi tiến hành họp với khách hàng. Việc thực hiện kiểm tra chi tiết thường được tiến hành chọn mẫu với những nghiệp vụ với số tiền lớn, bất thường, phát sinh đầu kỳ và cuối kỳ tùy theo phán đoán của KTV nên có thể dẫn đến bỏ sót nhiều sai phạm mà đơn vị cố tình che giấu nhất là với khách hàng quen hay chỉ xác nhận được một số CSDL của khoản mục giá vốn hàng bán. Do các thủ tục khi thực hiện kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán khá nhiều mà KTV chủ yếu thực hiện trên máy tính trong khi công việc tại khách hàng trong mùa kiểm toán là rất nhiều và liên tục, hạn chế về thời gian và nhân sự, do đó khi kết thúc công việc kiểm toán tại đơn vị khách hàng KTV thường không kịp thời cập nhật đầy đủ các giấy tờ làm việc vào file hồ sơ kiểm toán để phục vụ cho công tác soát xét nên chưa đảm bảo hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm toán.
Ngoài ra, một thủ tục hữu hiệu khi đánh giá HT KSNB đối với khoản mục giá vốn hàng bán mà KTV có thể thực hiện là thủ tục walk – through, tức là KTV chọn ra một số nghiệp vụ giá vốn hàng bán và kiểm tra hoạt động KSNB đối với các bước của nghiệp vụ này trong việc hạch toán giá vốn hàng bán. KTV nên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết theo các phương pháp khoa học như chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất để chọn được mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể các nghiệp vụ xảy ra, trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể chọn thêm vào mẫu một số nghiệp vụ mà kiểm toán viên cho rằng nó chứa nhiều sai phạm theo kinh nghiệm của mình. Do thực trạng là KTV hầu hết sử dụng một số thủ tục nhất định lặp đi lặp lại cho một khách hàng trong các đợt kiểm toán nên KTV nên sắp xếp và lưu lại những vấn đề và thủ tục đã thực hiện một cách vắn tắt trong hồ sơ kiểm toán của năm đó và đề xuất các thủ tục khác cho kỳ kiểm toán tiếp theo.