Đặc điểm nghệ thuật hư cấu trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái

MỤC LỤC

Nghệ thuật hư cấu chi tiết

Bởi “qua hoạt động hư cấu nghệ sỹ nhào nặn, tổ chức chất liệu được rút ra từ cuộc sống để tạo ra, những tính cách, những số phận, những hiện tượng mới, những sinh mệnh mới có ý nghĩa điển hình, vừa biểu hiện tập trung chân lý cuộc sống vừa biểu hiện cá tính sáng tạo, phong cách độc đáo và lý tưởng thẩm mỹ của mình. So sánh truyện này với hồi bảy (Cáo chín đuôi âm mưu dấu hiểm. Vua Lạc Long cố sức trừ yêu) trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái ta thấy tác giả đã thêm nhiều chi tiết: "Triều đình dâng biểu trình bày, vua triệu cuộc họp bàn bạc, có người hiến kế nhà vua mừng lắm, nhìn xem ai, thì té ra: anh là người Cồn Mây (Vân Lăng), ở Dương Tuyền (Hải Hưng ngày nay), họ Khấu tên Quynh, tự là Tử Minh, làm chức Tư Chưởng ở tả bộ (..) Vua nghe theo kế đó, vây suốt cả mùa xuân, sang mùa hè, nhưng chẳng ăn thua gì.

Các mô hình tự sự chủ yếu 1. Khái niệm mô hình tự sự

Các mô hình tự sự chủ yếu của Tân đính Lĩnh Nam chích quái

Chẳng hạn ở hồi hai (Vờn biển sâu Ngư tinh tỏ oai vệ, chém yêu tà đức vua diệt ác hung), phần kết được bắt đầu bằng “từ đó “giống như trong truyện cổ dân gian: “Từ đó, đường biển thông suốt, Hùng Vương cùng trăm quan hồ hởi, mở tiệc ăn mừng, đồng thời sai quan xem lại nơi có vết tích, thì thấy đầu Ngư tinh hoá làm đầu chó, còn thân nó hướng về phía Mạn Cầu Dương, cho đến nay, người ta gọi nơi đào kờnh là Ngừ Tiờn đào, nơi đuụi đứt là Bạch Long Vĩ, nơi có đầu là Cẩu Đầu Sơn, nơi thây trôi là Mạn Cầu Thuỷ” [29, 58]. Mặt khác, Tân đính Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm tập hợp nhiều truyện kể dân gian, mà những truyện kể dân gian này cũng thuộc loại hình văn xuôi tự sự, đều là những tác phẩm hư cấu, sự gặp gỡ này khi diễn ra phổ biến thì sẽ có tính quy luật, tức là có kế thừa, ảnh hưởng và phát triển.“Kinh nghiệm nghệ thuật phong phỳ của nhõn loại hàng bao nhiờu đời nay vạch rừ nguyên nhân thành công chủ yếu của nhà văn với đời sống nhân dân, với sáng tác tập thể của nhân dân” [29, 266].

Nghệ thuật miêu tả nội tâm 1. Hình tượng nghệ thuật

Đọc các đoạn văn trên, ta thấy Vũ Quỳnh đã sử dụng nhiều phương thức miêu tả nội tâm nhân vật: Vừa trực tiếp miêu tả (Đồng tử thẹn quá, nhưng không biết trốn vào đâu, hoảng sợ tái mặt. Tiên dung lúng túng hay Tiên Dung thấy dung mạo anh ta thanh tú, có cái dáng chim phượng, chim hạc, lại ứng đối hòa nhã và cũng biết lẽ xử lí ở đời, nên trong bụng cũng vui) vừa kết hợp cho nhân vật độc thoại nội tâm. Chẳng hạn, trong hồi mười bốn (Rửa thù cho chồng, chị quyết khởi nghĩa, Vì hận của chị em bận nhung y). Ở truyện này, nghệ thuật kể chuyện của tác giả đã hướng tới việc miêu tả nội tâm nhân vật Bà Trưng. Đó là tâm trạng đau đớn trước cái chết của chồng và lòng thù hận trước sự tàn ác của viên thái thú Tô Định, và trên hết là sự quyết tâm trả thù cho chồng. Đọc đoạn văn sau ta thấy rừ được điều đú: "Chồng tụi khụng may bị hại, và khụng phải chết thuận mệnh trời, nên oan hồn thì hồn hiện. Biết ngày nào rửa được cái nhục đó? Tôi nghĩ rằng: Chồng tôi trước đây cùng các ngài cộng sự, tâm đầu ý hợp. Nay chồng tôi như vậy, chắc rằng các ngài sẽ không chịu ngồi yên. Tôi tuy không phải là bậc trượng phu, nhưng cũng thề cùng dấy binh, đưa binh tiến đánh.Không chắc gì lấy được thiên hạ, nhưng cũng rửa được mối thù nhà. Trong Đại việt sử kí toàn thư, chép chuyện Hai Bà, tác giả viết:. Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên. cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Sách Cương mục tập lãm lấy Lạc làm họ là lầm).

Nghệ thuật tạo dựng đối thoại

Thể loại này sử dụng khá nhiều thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tính cách nhân vật (khắc họa những nét ngoại hình, chân dung để lột tả cốt cách, vận mệnh nhân vật; miêu tả trực tiếp qua các chi tiết tiêu biểu trong thái độ, hành động, ngôn ngữ nhân vật; đặt các nhân vật trong quan hệ đối sánh nhiều chiều để soi rọi làm nổi bật tính cách và gợi đối thoại giữa các tính cách ấy; miêu tả thiên nhiên, môi trường, tạo dựng bối cảnh góp phần thể hiện tính cách nhân vật..).Việc sáng tạo đối thoại trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái để khắc họa tính cách, thể hiện nội tâm có thể xem là sự khác biệt của đối thoại trong tác phẩm này so với truyện dân gian. Nếu câu nói của Trọng Thủy ở Tân đính Lĩnh Nam chích quái thể hiện được tâm trạng do dự, trù trừ của kẻ tham tình thì câu hỏi của Trọng Thủy trong truyền thuyết chỉ như một chi tiết dẫn dắt truyện ("nếu như đến lúc hai nước thất hòa, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu'') để cho chi tiết rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy lần tìm Mỵ Châu diễn ra ở phần sau câu chuyện.

Tân đính Lĩnh Nam chích quái với truyện truyền kỳ 1. Truyện truyền kỳ

Đọc Tân đính Lĩnh Nam chích quái, ta còn bắt gặp các yếu tố kì lạ khác đã từng có trong thần thoại, như ở hồi thứ mười (Nhớ lời xưa Sơn tinh tròn ước cũ. Rửa hận lớn, thuỷ tộc báo thù riêng), có trong truyền thuyết, như ở hồi thứ mười ba (Vua An Dương phí sức đắp loa thành, Thần Kim Quy hiến kế chém yêu tinh). Nhìn chung chức năng của yếu tố kỳ lạ ở đây vẫn nằm trong sự giải thích hiện tượng tự nhiên. “Bởi vậy hai chàng tinh từ đấy đâm ra thù thù nhau. Rồi cứ đến tháng Năm, tháng sáu hàng năm là có lụt”. Mặc dù trong Tân đính Lĩnh Nam chích quái,Vũ Quỳnh đưa ra ý kiến: Nay khảo các thế hệ trước kia, chắc rằng Sơn Tinh chính là một trong năm mươi con trai theo cha xuống biển, rồi từ cửa biển Thần Phù mà ngược lên, nhân thấy núi non ở đây đẹp đẽ, bèn xây cung điện mà ngự trị. Trong hồi thứ mười tám này ông còn đưa thêm chuyện Sơn Tinh nhờ cứu con vua Thuỷ Tề mà được trả ơn bằng một quyển sách ước- một mô típ khá quen thuộc trong truyện cổ tích), giải thích lịch sử như trong truyền thuyết,(sự mất nước của An Dương Vương). (Ngay cả sử thần Ngô Sỹ Liên nói về cũng viết về Lạc Long quân - Âu Cơ về chuyện đẻ trăm trứng: Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?) Qua khảo sát hai mươi truyện ở Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi thấy rằng: Ở những truyện này đều có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kỳ ảo.

Tân đính Lĩnh Nam chích quái với tiểu thuyết chương hồi Việt Nam 1. Tiểu thuyết chương hồi

Ở hồi một, mở đầu “Truyện kể rằng: Thời xưa ở nước ta…”.Các truyện diễn ra dưới thời Hùng Vương bắt đầu mở đầu bằng “Lại nói: Thời Hùng Vương ngành thứ…”, những chuyện xảy ra sau này cách giới thiệu của tác giả “Thời (hoặc đời)..”cách giới thiệu này chính là hình thức của tiểu thuyết chương hồi, nó tạo ra cảm giác về sự liền mạch của diễn biến chuyện (mặc dù mỗi truyện ở đây đều độc lập), nó phù hợp với mục đích “dựa vào truyện dân gian để khảo sỏt tiến trỡnh dựng nước và giữ nước từ thời Hựng Vương, để hiểu rừ nếp văn minh dần dần tăng tiến do tổ tiên truyền lại” như ta đã nói ở trên. Đối sánh Tân đính Lĩnh Nam chích quái với Hoàng Lê nhất thống chí, xem xét trên các tiêu chí của tiểu thuyết chương hồi, từ hình thức tác phẩm đến hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo của các tác giả trong đó, ta có thể khẳng định: Tân đính Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm mở đầu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam và Hoàng Lê nhất thống chí là đỉnh cao của thể loại này, mà trước đó cũng như sau đó không có tác phẩm nào vượt qua được.