MỤC LỤC
Nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đến ngày 24/11/1993 Nghị định 90/CP của Chính phủ đã viết: “Giáo dục thường xuyên được thực hiện bằng nhiều hình thức (không tập trung, không chính quy, tại chức, bổ túc từ xa..vv), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, phù hợp với hoàn cảnh của từng người, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật”. Trong giai đoạn đầu những năm 1980, đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân gặp khó khăn nên giáo dục thường xuyên không phát triển được và bị giảm sút đáng kể về quy mô chất lượng, mất đi cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; số học sinh bổ túc văn hóa giảm nhanh, số người mù chữ tăng lên, tư tưởng chính quy hóa giáo dục thường xuyên làm cho bổ túc văn hóa bị kìm hãm lạc hậu so với các nước trong khu vực.
Năm 1970 Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục đã nêu hai ý tưởng gắn bó chặt chẽ nhau là học tập suốt đời (HTSĐ) và xây dựng xã hội học tập, thực hiện sự gắn kết hoàn toàn giữa giáo dục và xã hội “Một tổ chức xã hội, chấp nhận một vị trí như vậy cho giáo dục và giao cho giáo dục một thể chế như vậy, thì rất xứng đáng được mang một cái tên thích hợp xã hội học tập”. Trong báo cáo “Học tập – Một kho báu tiềm ẩn” do UNESCO Paris công bố năm 1996, có 3 mệnh đề cơ bản được coi là triết lý của một nền giáo dục cần thiết cho thế kỷ 21 đó là: “Giáo dục phải dựa trên 4 trụ cột: Học để biết; học để làm; học để cùng chung sống với cộng đồng và học để làm người;. Quan niệm về giáo dục thường xuyên hoặc giáo dục xuyên suốt cuộc đời gắn bó với quan niệm về cơ hội học tập và phát triển những khả năng cơ hội học tập có đặc điểm là: Chất liệu cho cả học và làm là do toàn bộ cuộc sống cá nhân và xã hội cung cấp.
Trong bối cảnh gia tăng toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ nhanh chóng thì giáo dục không chính quy và giáo dục phi chính quy được xem như những hướng quan trọng góp phần tạo dựng XHHT suốt đời. Mục đích cuối cùng của trung tâm HTCĐ là góp phần phát triển nguồn nhân lực, bằng cách cung cấp cơ hội học tập cho tất cả các đối tượng, đáp ứng tất cả nhu cầu của cá nhân nhằm giúp địa phương phát triển GDTX một cách chủ động, góp phần xây dựng một xã hội học tập. Một số vấn đề cơ bản của quản lý dạy học tại trung tâm GDTX.
Tại hội thảo về chiến lược phát triển giáo dục thường xuyên đến năm 2020, báo cáo vụ giáo dục thường xuyên – Bộ GD&ĐT đã nêu: “Giáo dục thường xuyên được hiểu một cách khái quát là cung ứng cơ hội cho mọi người để học tập suốt đời nhằm thúc đẩy tài nguyên con người thông qua các chương trình, chương trình tương đương, chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình đáp ứng sở thích cá nhân, chương trình định hướng tương lai”. Tại hội nghị về trung tâm GDTX được tổ chức tại Sri Lanca tháng 11/1994 đã định nghĩa: “Trung tâm GDTX là tổ chức giáo dục địa phương, ngoài hệ thống giáo dục chính quy, thuộc các làng hoặc các cộng đồng thành phố, thường được quản lý bởi nhân dân địa phương và việc học tập định hướng theo gia đình và cung cấp thông tin về câu hỏi: Cái gì?. Giáo dục đào tạo cơ sở của sự phát triển nguồn nhân lực, phải đáp ứng yêu cầu nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, về năng lực, về phẩm chất, phải giúp cho người học có tính động cơ, dễ thích nghi với những chuyển biến nhanh chóng của kinh tế thị trường, của thị trường làm việc, thị trường sức lao động.
Hiện nay, tại Việt Nam hệ thống GDTX gồm: trung tâm GDTX tỉnh (thành phố), trung tâm GDTX quận (huyện) và mối quan hệ giữa trung tâm GDTX tỉnh và trung tâm GDTX huyện là quan hệ bình đẳng nhằm giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài trung tâm GDTX tỉnh, huyện, thì trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục tổ chức học tập không chính quy ở xã, phường để cung ứng các cơ hội học tập khác nhau nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng, của địa phương mà luật giáo dục 2005 khẳng định. Nghị quyết 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ quy định: “Giáo dục thường xuyên là một trong 5 phân hệ của hệ thống giáo dục chính quy, được thực hiện bằng nhiều hình thức như: không tập trung, không chính quy, tại chức, bổ túc, giáo dục từ xa, đại học.
Song trước sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nhu cầu được học của các tầng lớp nhân dân lao động ngày càng tăng thì phương thức “GDCQ” trở thành con đường vương giả chỉ dành riêng cho một số ít người đáp ứng đủ các yêu cầu tham gia. Để thực hiện công bằng trong giáo dục “Ai ai cũng được học hành”, đáp ứng nguyên lý “Giáo dục cho con người, mọi người cho giáo dục” cũng như “học suốt đời” thì phương thức giáo dục truyền thống không đủ điều kiện về mọi nguồn lực để đáp ứng, mà bên cạnh nó phải có một phương thức giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với cách thức tổ chức linh hoạt, mềm dẻo, với một cơ chế đào tạo “mở”. GDTX là phương thức cho mọi trong thời đại mới, nó đã trở thành con đường và cách thức đào tạo không trùng lập với những quy định của GDCQ, nhằm tạo cơ hội cho phần dân số còn lại không có điều kiện học chính quy khi còn trong độ tuổi trẻ hoặc đã ra khỏi GDCQ mà còn muốn tiếp tục học tập [3; tr.73].
Đối với các hoạt động của trung tâm GDTX, nói tới chất lượng tức là nói tới mức độ tăng tiến một cách bền vững về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau một quá trình học tập. Chất lượng chỉ có được khi mọi hoạt động của giáo dục được quản lý chặt chẽ với những định chuẩn ở khâu công việc nhằm hướng mọi hoạt động của người dạy và học vào mục tiêu giáo dục. Một điều nan giải nhất đối với công tác quản lý của trung tâm GDTX là việc đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục không phải bằng cách áp dụng máy móc các biện pháp của nhà trường chính quy mà phải có những biện pháp mềm dẻo, linh hoạt, thích hợp với từng đối tượng đang theo học tại trung tâm GDTX.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” và xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất cao. Để quản lý tốt hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong đội ngũ giáo viên đòi hỏi người giám đốc phải có kiến thức sâu, toàn diện về các môn học, phải nắm vững các phương pháp giảng dạy, phải có kỹ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của giáo viên. Giám đốc phải tham dự đầy đủ các chuyên đề giảng dạy dành cho giáo viên, để nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu giảng dạy trong cùng giai đoạn đổi mới nhất là đổi mới về phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học viên làm trung tâm.
Giám đốc cần phải sử dụng tốt đội ngũ cốt cán như phó giám đốc phụ trách dạy và học, tổ trưởng, nhóm trưởng và các thành viên trong trung tâm tạo thành một bộ máy quản lý hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả, coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng trong giảng dạy. Giám đốc luôn quan tâm đến các vấn đề như chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa. Trong công tác quản lý chất lượng dạy học dưới sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp trung tâm xác định đúng mục tiêu về phương hướng hoạt động dạy học, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp trung tâm kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trung tâm đạt được những mục tiêu đề ra.
* Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với trung tâm. Đối với ngành học GDTX chịu sự chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trực tiếp từ Sở GD&ĐT.
Đẩy mạnh xã hội hóa gắn chặt với chuẩn hóa, hiện đại hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển trường học, đặc biệt trường dạy nghề, đảm bảo đến năm 2015 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 70%; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài đi đôi với nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về Giáo dục – Đào tạo. Chú trọng việc định hướng phân luồng học sinh ngay từ THCS, đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho thanh niên cả số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nhà doanh nghiệp và xuất khẩu lao động..” [8; tr.12]. Đối với trung tâm GDTX tích cực góp phần bồi dưỡng và nâng cao trình độ học vấn, mặt bằng dân trí, chống mù chữ, phổ cập THPT cho các tầng lớp nhân dân, tổ chức tốt các lớp phổ cập bậc trung học phổ thông cho học sinh trong độ tuổi phổ thông, CB-CNVC, người lao động, công nhân các xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã.