Hoạt động nhập khẩu phôi thép và những yếu tố tác động tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập

MỤC LỤC

Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

- Đàm phán qua gặp gỡ trực tiếp: hình thức này có ưu điểm là đàm phán được nhiều nội dung và giúp giải quyết nhanh chóng mọi quan hệ trong giao dịch và đôi khi là lối thoát duy nhất cho các hình thức đàm phán khác đã kéo dài quá lâu mà không đem lại kết quả. - Đàm phán qua các phương tiện truyền thông: Hình thức này khắc phục được nhược điểm về chi phí so với những hình thức trên, thêm nữa đàm phán qua phương tiện truyền thông được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng đảm bảo được tính thời điểm.

Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Việc làm này tiến hành càng nhanh thì việc thu hồi vốn và tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp càng nhanh, như vậy cũng có nghĩa sẽ giảm được chi phí về kho bãi, chi phí cơ hội, chi phí bán hàng và sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong nước cũng như các bạn hàng nước ngoài, là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường.

Đánh giá kết quả nhập khẩu

Doanh nghiệp phải thống kê đầy đủ chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu đồng thời phải tính đến giá trị của tiền theo thời gian và mức lạm phát của đồng tiền. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị chi phí cho hoạt động nhập khẩu (hiệu quả của một đồng chi phí).

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

Các nhân tố bên trong

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lợi…. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan trọng nhất để xếp doanh nghiệp vào loại quy mô lớn, trung bình, nhỏ hay siêu nhỏ và cũng là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng, mở rộng và phát triển thị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, là điều kiện để phát triển kinh doanh quốc tế.

Các nhân tố bên ngoài

Mức độ cạnh tranh được thể hiện ở số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu cùng ngành hoặc mặt hàng và khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đó bán trên thị trường trong nước. • Tình hình chính trị, pháp luật, chính sách của quốc gia xuất khẩu: nhân tố này tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp như ký kết được hợp đồng hoặc không ký kết được hợp đồng, khó thực hiện hoặc thuận lợi khi thực hiện hợp đồng.

VAI TRề CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHễI THẫP ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Sơ lược ngành thép Việt Nam

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ngành thép của ta vẫn còn quá nhỏ bé và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, thêm vào đó cơ cấu sản phẩm chưa phong phú, công nghệ đa số là lạc hậu từ thập niên 70,80 của thế kỷ XX. Đõy là những vấn đề cốt lừi căn bản của ngành thộp Việt Nam cần được giải quyết trong những năm sắp tới nhằm đưa ngành thép hội nhập và phát triển.

Công nghệ sản xuất thép

Theo ước tính, hàng năm chúng ta cần 2,2 – 2,4 triệu tấn thép phế để phục vụ cho sản xuất phôi thép từ đó tạo ra thép thành phẩm, tuy nhiên trong nước mới chỉ đáp ứng được 800.000 Tấn/năm, số còn lại thì phải nhập khẩu. Chất lượng quặng cho vào lò cao để lò chạy ổn định, không bị sự cố, thì quặng phải được trung hòa đồng đều thành phần, chất lượng phải tốt, nếu không sẽ không còn tính cạnh tranh vì giá gang sẽ rất cao.

Sự cần thiết phải nhập khẩu phôi thép đối với ngành thép Việt Nam

Ngày 12/4/1995, Bộ Chính trị đã có Thông báo số 112-TB/TW về Chiến lược phát triển sản xuất thép đến năm 2010, trong đó đã nhận định: “Thép là vật liệu chủ yếu của nhiều ngành công nghiệp, có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, với vai trò của phôi thép và khả năng cung ứng phôi thép trong nước, chúng ta đã có thể thấy phần nào tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu phôi thép trong ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện nay.

Bảng 2: Cung - Cầu về sản phẩm thép ở Việt Nam
Bảng 2: Cung - Cầu về sản phẩm thép ở Việt Nam

NHỮNG CAM KẾT CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do (AFTA)

(Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong AFTA) Khi tham gia vào AFTA, Việt Nam phải tuân thủ các luật lệ chung của tổ chức này, trong đó có những cam kết về thuế. Điểm đặc biệt là sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về mức thuế suất từ 2006 đến 2013, mức thuế hiện tại là mức thuế được áp dụng cho đến thời điểm cuối cùng trong cam kết.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

(Nguồn: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Tổng công ty Thép) Biểu thuế MFN của Việt Nam được Bộ tài chính ban hành hàng năm để áp dụng với các hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ những nước có quan hệ bình thường với Việt Nam (trước đây) và các nước thành viên WTO (hiện nay). 2014 2014 (Nguồn: Phòng kinh doanh XNK_Tổng công ty Thép) Như vậy, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, nếu thực hiện theo đúng cam kết thì mức thuế của hai mặt hàng phôi thép và thép xây dựng sẽ giảm đi từ 2 – 2.5 lần so với mức thuế suất ban đầu.

Bảng 4: Lộ trình cắt giảm thuế suất của Việt Nam  đối với mặt hàng sắt thép trong ACFTA.
Bảng 4: Lộ trình cắt giảm thuế suất của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong ACFTA.

TèNH HèNH NHẬP KHẨU PHễI THẫP TẠI VĂN PHềNG TỔNG CễNG TY THÉP

Cơ chế quản lý nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu tại Tổng công ty Thép

• Phòng kỹ thuật an toàn: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. - Tiêu thụ sản phẩm phải trên nguyên tắc mở rộng thị trường, đem lại nguồn thu cao nhất cho đơn vị và Tổng công ty đồng thời tuân thủ chỉ đạo của Tổng công ty nhằm góp phần tham gia bình ổn thị trường thép theo yêu cầu của chính phủ.

Hoạt động nhập khẩu phôi thép qua văn phòng Tổng công ty Thép

Nếu như trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, chúng ta chủ yếu nhập khẩu từ các nước SNG theo phương thức nhập khẩu qua trung gian nhằm tránh những rủi ro, thì sang đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu phôi thép chính của Việt Nam nói chung và Văn phòng Tổng công ty nói riêng. (Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép) Tuy nhiên, với chính sách hạn chế xuất khẩu bán thành phẩm của mình, Trung Quốc đang giảm dần lượng xuất khẩu phôi thép khiến giá phôi thép của nước này tăng đột biến gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu qua cơ quan văn phòng
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu qua cơ quan văn phòng

Những yếu tố thị trường tác động đến ngành thép nói chung và nhập khẩu phôi thép nói riêng

Để đảm bảo cho phát triển bền vững và hiện đại ngành Công nghiệp thép, Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu về kinh tế, công nghệ cũng như chất lượng như sau: Diện tích lắp đặt một máy thiêu kết ít nhất phải là 180 m2, chiều cao một buồng lò cốc ít nhất là 6 m, thể tích hữu dụng của một lò cao ít nhất là 1.000 m3, công suất danh định của một lò thổi ô xy (BOF) ít nhất là 120 tấn và của một lò điện hồ quang (EAF) là 70 tấn; Xây dựng các nhà máy thép mới ở cảng nước sâu phải có lò cao với dung tích hữu ích ít nhất là 3.000 m3, lò thổi ô xy ít nhất 200 tấn, và công suất nhà máy với ít nhất 8 triệu tấn thép thô/năm. Các nhà máy thép phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế sau: Tiêu thụ năng lượng để sản xuất 1 tấn thép thô là 0,7 tấn than qui đổi, hoặc thấp hơn đối với lò cao, 0,4 tấn hoặc ít hơn đối với lò điện hồ quang; Tiêu thụ nước để sản xuất 1 tấn thép thô là 6 tấn hoặc thấp hơn đối với lò cao, 3 tấn đối với lò điện hồ quang, tỷ lệ nước tuần hoàn là 95 % hoặc cao hơn… Các chỉ tiêu khác liên quan đến tiêu thụ điện ít nhất bằng mức trung bình tiên tiến trong sản xuất thép.

Bảng 14: Cơ cấu giá thành phôi thép và thép cán của công ty Thép Thái Nguyên ( năm 2005)
Bảng 14: Cơ cấu giá thành phôi thép và thép cán của công ty Thép Thái Nguyên ( năm 2005)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHễI THẫP TẠI VĂN PHềNG TỔNG CễNG TY NểI RIấNG VÀ CẢ NƯỚC NểI CHUNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ

Tác động của quá trình hội nhập đến ngành thép nói chung và hoạt động nhập khẩu phôi thép nói riêng

Ngành thép Việt Nam còn non trẻ, hầu hết các công ty đang còn trong giai đoạn trả nợ do mới đầu tư, việc hội nhập quốc tế là 1 thử thách lớn, nhưng Nhà nước vẫn tiếp tục bảo vệ sản xuất trong nước nói chung và ngành thép nói riêng với lộ trình tới năm 2018 như đã thoả thuận với các nước đến lúc đó chúng ta có đủ khả năng hội nhập đầy đủ với quốc tể. - Công nghiệp gang thép Việt Nam với xuất phát điểm thấp, hội nhập có thể dẫn đến nguy cơ tụt hậu và trở thành thị trường xuất khẩu cho các nước khác Với việc nhập khẩu đến 70% lượng phôi thép phục vụ sản xuất, công thêm giá phôi ngày càng tăng như hiện nay đã khiến cho chi phí thép thành phẩm sản xuất trong nước cao hơn cả thép thành phẩm nhập khẩu.

Đánh giá hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Năm 2007 là năm đầu Việt Nam gia nhập WTO, và là năm thứ hai triển khai

Ngay từ đầu, hoạt động nhập khẩu phôi thép đã được xác định là hoạt động phụ trợ cho sản xuất thép thành phẩm cho toàn bộ hệ thống Tổng công Ty Thép Việt Nam, do đó, nếu bán cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty với giá cao sẽ làm chi phí để sản xuất thép thành phẩm của Tổng công ty tăng lên làm giảm sức cạnh tranh của tổng công ty trên thị trường cũng như góp phần làm đẩy giá thép trên thị trường nội địa tăng cao. Với những gì đã diễn ra trong những năm qua, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra nhược điểm của ngành thép Việt Nam là ở sự mất cân đối giữa khâu sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn, cũng như chúng ta có thể nhìn thấy yếu điểm của hoạt động nhập khẩu nói chung cũng như nhập khẩu phôi thép nói riêng của Việt Nam chính là khả năng dự báo thị trường.

MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Thị trường thép thế giới trong thời gian tới

Thị trường Việt Nam

Theo dự tính năm 2008 nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với 2007 do đầu tư nước ngoài tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn. Như vậy năm 2008 giá thép sẽ tăng theo đà tăng 2007, có thể là không nhiều nhưng cũng chưa thể xác định được điểm dừng và sức nóng, nguội của giá thép vẫn là điều khó nói.

ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH THÉP TRONG NHỮNG NĂM TỚI

    Hoạch định chiến lược ngành thép trong những năm tới phải tính đến sự cân đối giữa khâu thượng nguồn và hạ nguồn để từ đó làm cơ sở cho cạnh tranh và phát triển của cả ngành thép, tránh sự phục thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như trong chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 có tính đến 2025 đã đề cập “Xây dựng và phát triển ngành Thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.”. Hiện nay trong hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty vẫn phải thuê đại lý trung gian thực hiện việc thông quan và giao nhận hàng hoá, điều này làm Công ty thiếu đi sự chủ động xử lý tình huống cũng như phát sinh thêm một khoản chi phí làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, tuy nhiên để thực hiện các công việc này yêu cầu cán bộ nhập khẩu phải có chuyên môn trong lĩnh vực này và phải có mối quan hệ tốt đẹp vơi cơ quan hải quan.

    Bảng 17 : Dự báo nhu cầu các sản phẩm thép trong các giai đoạn
    Bảng 17 : Dự báo nhu cầu các sản phẩm thép trong các giai đoạn