MỤC LỤC
Với tư cách là một học thuyết đã trở thành bệ đỡ tư tưởng, tinh thần cho toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế và văn hoá, xã hội Việt Nam trong suốt thời kỳ trung đại mô hình và cách thức giáo dục Nho giáo đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc phát triển nền văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trước những bước phát triển và biến đổi to lớn của thời đại, mô hình giáo dục Nho giáo đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, và tỏ ra bất cập không theo kịp sự phát triển của thời đại, thậm chí là kìm hãm sự phát triển của xã hội và thời đại. Do vậy, những nhà nho tiến bộ thời kỳ này, được tiếp xúc với mô hình giáo dục hiện đại của nền giáo dục phương Tây mà họ gọi là nền giáo dục Tân học, đã nhận thấy những hạn chế đó của nền giáo dục nho học và có ý muốn thay đổi nó cho kịp xu thế phát triển thời đại, góp phần vào việc phát triển văn hoá xã hội của Người Việt, phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Các nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, trên cơ sở được tiếp xúc với nền văn hoá - giáo dục phương Tây qua Tân thư, Tân báo; lại tận mắt được kiểm nghiệm nó qua mô hình giáo dục của Nhật Bản, một nước đã áp dụng cái mô hình giáo dục phương Tây một cách có hiệu quả, làm cho Nhật Bản đã vươn lên thành một nước lớn mạnh, có sự phát triển về kinh tế, văn hoá xã hội; lại không bị thực dân phương Tây nô dịch, họ đã bắt đầu nhìn nhận, đánh giá về nền giáo dục Nho giáo. Đúng là nước ta cũng có trường học thật, nhưng nó là một hệ thống trường học không hoàn thiện, và cũng không phải ai cũng được học trong trường, ví như trường Quốc Tử Giám là trường học của nhà nước mở, thì hầu như nó chỉ giành riêng cho con nhà quyền thế, còn con em nông dân thì không đủ điều kiện để mà theo học ở đó, thế còn ở địa phương thì học trò theo học tại nhà của các thầy đồ chứ làm gì có trường lớp. Nó đã không còn có ích đối với người Việt và sự phát triển đi lên của xã hội Việt Nam; nó không giúp người Việt đào tạo ra những nhân tài cho công cuộc dựng nước và giữ nước như trước nữa, thậm chí nó còn đào tạo ra những con người bảo thủ, lạc hậu cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam và vì thế mà nó cần phải bị loại bỏ để thiết lập một nền giáo dục mới với một hệ thống giáo dục hoàn thiện hơn, có tính phổ cập rộng rãi trong nhân dân, đáp ứng được cái nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của xã hội là phát triển.
Nhận thức được cái sự độc hại đó của chế độ khoa cử Nho giáo nên những nhà nho tiến bộ đã phê phán, chửi rủa, lên án nó một cách thậm tệ, chúng ta hãy xem những lời mỉa mai sâu cay của nhà nho Đỗ Chân Thiết đối với cái tệ khoa cử Nho giáo: “Mâý bữa trước chủ hiệu Vĩnh Long phố Hàng Bồ cho tôi coi một bài trong tờ Tân Dân của Tàu. Trên cơ sở phê phỏn cỏi tệ khoa cử của nền giỏo dục Nho giỏo, chỉ rừ sự độc hại của nú là cản trở sự phát triển văn hoá, xã hội, cản trở con đường phát triển đi lên của đất nước, những nhà nho tiến bộ đã kêu gọi nhân dân, mà chủ yếu là tầng lớp thanh niên – mầm mống tương lai của đất nước chống lại cái tệ khoa cử đó, họ cho rằng: “Khoa cử và nhà trường là hai cái đối lập nhau, không thể cùng tồn tại,. Như vậy là cái nội dung giáo dục Nho giáo đã làm hình thành nên ở trong người học cái tư tưởng sùng cổ, chỉ bàn về những lời cổ nhân nói, những việc cổ nhân làm còn mặc thây hết tất cả những cái học để làm cho đất nước phú cường, hoặc giả họ có nghĩ đến thì cũng chỉ tìm tòi nó ở trong những lời của cổ nhân.
Cái tư tưởng chỉ dạy và học theo cổ nhân là cái hạn chế đầu tiên trong nội dung giáo dục Nho giáo đã bị những nhà nho tiến bộ đầu thế kỹ XX phê phán và lên án, họ cho rằng chính cái lòng hiếu cổ ấy làm trở ngại trí tiến thủ của người học, cản trở sức sáng tạo của người học, họ cho đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng. Cái hạn chế thứ hai trong nội dung giáo dục Nho giáo đã bị các nhà nho tiến bộ phê phán, đả kích, ấy là cái thói trọng đồ Tàu, vì coi Tàu là trung tâm văn minh thế giới nên nội dung giáo dục cũng lại là của Tàu: “Những món ta học và nhớ ấy chỉ là sách Tàu; những bài ta chú thích ấy chỉ là lời của cổ nhân;. Những nhà nho tiến bộ đã cho rằng đó là một nội dung giáo dục sáo rỗng, chỉ làm cho người học thêm hoa mắt nhức đầu và ngày càng trở nên mụ mẫm đầu óc đi: “Nghĩ lại, sách Tàu chép chuyện Tàu, đã không quan hệ gì với ta lắm, rồi đến những thứ mà các tiên nho đời Tống, đời Minh vẫn gọi là vây cánh cho kinh điển thánh hiền, đại loại như các tập Thiển thuyết, Tồn nghi, Đinh nghi, Sảng tâm, Mông dẫn, Kinh án, cho đến Thí thiếp và Sách lược, đầy rẫy những lời bàn luận của các nhà đại gia, thì cũng chẳng khác gì bọn múa giáo trong buồng, lục đục bác bẻ lẫn nhau, bịa ra câu hỏi, rồi lại bịa đặt ra lời đáp, chỉ tổ làm rối tai mắt người ta và nhọc nhằn cho kẻ học phải ghi nhớ mà thôi.
Nó mang tính khoa học là vì những nhà nho tiến bộ đã đứng trên nền tảng của mộ hệ tư tưởng mới tiến bộ hơn hệ tư tưởng Nho giáo để phê phán, mặt khác sự phê phán đó còn được họ dựa trên sự kiểm nghiệm qua thực tiễn mô hình giáo dục của các nước dân chủ tư sản phương Tây. Sự phê phỏn một cỏch cú ý thức, cú mục đớch rừ ràng, cú hệ thống và khoa học như vậy đã cho thấy tinh thần cầu tiến của những nhà nho tiến bộ; cho thấy sự nhận thức tiến bộ của họ về sự phát triển của thời đại và nhu cầu của xã hội. Đăng cổ tùng báo đã dẫn lời của tri phủ Hoài Đức, Trần Tán Bình sau khi sang Pháp năm 1907 để chỉ ra thực trạng của nớc nhà mà đặt ra yêu cầu cải cách: “so sánh ra thì thấy nước nhà kém người ta nhiều lắm.
Cònnhư trong bài “ Phi lộ” đăng trên báo Đăng cổ tùng báo đã viết về sự hạn chế của chữ Hán như sau: “Chữ Hán quả là một cái hàng rào hiểm, chắn ngang đường văn minh, làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn biết bao cơm gạo mới dùng được chữ. Các nho sĩ tiến bộ đầu thế kỉ XX đã từ việc phê phán gay gắt mô hình giáo dục Nho giáo để mạnh dạn đưa ra và cổ vũ cho một mô hình, một phương thức giáo dục mới: Mô hình giáo dục Tân học, mà trường Đông Kinh Nghĩa. Họ coi mô hình giáo dục mới đó là một trong những con đường và phương pháp để hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, bắt đầu từ việc kêu gọi thực học, mở mang dân trí.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những bài viết cổ động một nền giáo dục mới của tầng lớp này như: Cổ động tân học (Đặng Nguyên Cẩn), Ca trù bạch chí (Trần Đông Phong), Khuyên học chữ Quốc ngữ, Kêu hồn nước (Nguyễn Quyển). Phan Bội Châu khi viết “Khổng học đăng” thì ông có ý tưởng muốn trở về với “hằng số giá trị nhân loại chân chính trong học thuyết của Khổng Mạnh, ông cho rằng có thể lấy đó làm chỗ dựa để phục hưng văn hoá dân tộc”3. Cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn rằng, Nho giáo là một học thuyết chính trị tư tưởng có giá trị, đặc biệt là những quan niệm về đạo đức của nó cho đến tận ngày nay trong thời đại chúng ta nó vẫn giữ nguyên giá trị.
Song với một mô hình giáo dục, một cách thức giáo dục Nho giáo với nhiều những hạn chế, khuyết tật trước thời đại như vậy thì cần phải phê phán và thay đổi để phù với sự phát triển của thời đại.