MỤC LỤC
Qua thời gian, khi người tiêu dùng trong nước tận dụng sự không ngang giá sức mua bằng cách mua hàng nước ngoài nhiều hơn, áp lực tăng trên giá trị đồng tiền nước ngoài sẽ làm điểm C chuyển dịch về phía đường ngang giá sức mua. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi thực sự của các nhà đầu tư đầu tư vào chứng khoán thị trường tiền tệ nước ngoài tùy thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn vào phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ (ef) của chứng choán.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo Quyết định số 729/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999. Cá tra, cá basa và tôm đông lạnh là những mặt hàng sản suất chủ lực của Việt Nam vào thị trường EU và một số thị trường khác do những thông tin về dịch cúm gia cầm có nguy cơ lan rộng trên toàn cầu khiến cho người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn.
Ở đây một con số tuyệt đối khá cao, chứng tỏ trong năm 2005 doanh nghiệp đã thực hiện đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra là sản xuất đồng bộ không đầu tư tràn lan, mà áp dụng tất cả các qui trình công nghệ đã đầu tư ở các năm vừa qua, mà tiến hành sản xuất và mang lại lợi nhuận cao. Nhưng đến giai đoạn này doanh nghiệp phải vạch ra cho mình một hướng đi mới, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp đang được hao mòn dần, đến một giai đoạn nào đó sẽ lạc hậu, lỗi thời, từ đó làm giảm năng lực sản xuất, tiêu hao nhiều năng lượng, tăng chi phí, tăng giá thành, sẽ làm giảm lợi nhuận.
Từ công cuộc chuyển dịch cơ cấu thị trường, công ty xem thị trường Châu Âu là một thị trường trọng điểm, cần phát triển ổn định, nhưng lại đáng tiếc cho thị trường Mỹ với một mức sụt giảm đáng kể trong các năm vừa qua, công ty cần tìm cho mình cơ hội để phát triển lại thị trường này vì đây là một thị trường đầy tiềm năng với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ họ rất ưa chọn sản phẩm cá tra, cá basa, sức tiêu thụ rất lớn. Do đó, ở vị thế của công ty là doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm với doanh thu là ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với chi phí tính bằng ngoại tệ, nên đồng ngoại tệ tăng giá so với nội tệ (cụ thể là USD/VND) nghĩa là doanh nghiệp có lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu đồng ngoại tệ giảm giá, có thể doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm.
Trong năm 2005 vừa qua nền kinh tế Mỹ mặt dù chịu tác động tiêu cực của cơn bảo Katrina tàn phá nặng nề lại thêm chịu ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 3,6% trong năm 2005, tuy nhiên theo sự đánh giá của IMF nền kinh tế Mỹ đã cống hiến tới 16,8% (năm 2005) cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đồng thời để chấn chỉnh lại nền kinh tế nâng giá trị ngoại tệ, ủy ban Châu Âu (EC) cơ quan hành pháp của Liên Minh Châu Âu vừa công bố một bản dự đoán tăng trưởng kinh tế trong năm 2006: tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,1%, tăng lãi suất tiền gởi lên 2,5%/năm, tỷ lệ lạm phát dự kiến cho cả khu vực là 2,3% nhận định rằng từ nay đến cuối năm giá dầu mỏ tăng vừa phải, tỷ giá đồng USD và EUR ổn định, ngoài ra còn dựa trên tốc độ tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn: Anh, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha.
+ Kiểm soát chinh phủ: Chính phủ có thể kiểm soát tỷ giá hối đoái bằng nhiều cách (1) áp đặt các rào cản về ngoại hối; (2) áp đặt các rào cản về ngoại thương; (3) can thiệp vào thị trường ngoại hối; (4) tác động đến vĩ mô lạm phát, lãi suất, thu nhập quốc dân… Điển hình như việc chính phủ không cho mang ngoại tệ của các nhà đầu tư ra khỏi lãnh thổ hoặc ấn định mức giới hạn, nên dù lãi suất có hấp dẫn nhưng cũng làm cho các nhà đầu tư ngần ngại, nên không làm ảnh hưởng đến tỷ giá hoặc rất ít. “nguồn cung ngoại tệ của chúng ta khá dồi dào, ngân hàng Nhà nước đã và đang sử dụng tiền từ nguồn phát hành mà chính phủ cho phép mua vào ngoại tệ, để ổn định tỷ giá”.Trong thời gian ngắn vừa qua, tỷ giá biến động trong tầm kiểm soát của chính phủ, ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng ngoại tệ khá cao bằng hơn 50% sức mua vào của cả năm 2005, vì trong thời gian qua lượng đôla Mỹ trên thị trường tăng, nếu ngân hàng không mua ngoại tệ vào thì đôla Mỹ sẽ rẻ đi thì đồng Việt Nam phải lên giá.
Thông qua đồ thị (6.7) thể hiện đường line đậm (tỷ giá được dự báo ở mức cao nhất) có đỉnh nhọn là EBIT tăng cao hơn so với độ tăng tỷ giá, riêng lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao thể hiện ở đường line đậm và nhạt (tỷ giá được dự báo ở mức trung bình), còn lãi vay cũng tăng nhưng với mức độ rất thấp, ta thấy gần sát trục hoành thể hiện mức độ rủi ro từ việc tài trợ bằng danh mục ngoại tệ là không đáng kể. Nhưng doanh nghiệp phải gánh chịu một rủi ro khác là lợi nhuận 22 tỷ đồng có thể doanh nghiệp không đạt được. Vì, doanh nghiệp muốn đạt được kế hoạch năm 2006 thì chỉ hi vọng vào mức tăng của tỷ giá trong năm 2006, khi đó doanh nghiệp sẽ bị thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, không thấy được cơ hội tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội để đạt chỉ tiêu kế hoạch, Agifish cần chủ động áp dụng chiến lược tài chính của giải pháp thứ nhất kết hợp với đa dạng hóa rổ ngoại tệ thể hiện ở giải pháp thứ hai, thì mới có thể giảm bớt rủi ro tiềm ẩn trong kế hoạch kinh doanh. Giải pháp thứ hai: Đa dạng hóa rổ ngoại tệ. Ở giải pháp này yêu cầu doanh nghiệp nên tối đa hóa rổ ngoại tệ, nghĩa là khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường có đồng tiền mà khả năng thanh toán cao, cụ thể là EUR, USD…), doanh nghiệp sẽ tận dụng đồng tiền đó để chia sẻ rủi ro tỷ giá. Ngược lại, khi doanh nghiệp có một lượng ngoại tệ cần bán mà dự báo ngoại tệ đó có thể giảm giá trong tương lai, doanh nghiệp sẽ chọn mua hợp đồng mua quyền chọn bán ngoại tệ, đồng thời khi đến kỳ hạn mà tỷ giá ngoại tệ giao ngay trên thị trường cao hơn tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng, thì doanh nghiệp có thể không thực hiện hợp đồng mà chỉ mất khoản phí đã trả cho ngân hàng (với vị thế là người bán quyền chọn bán). Đối với thị trường xuất khẩu, mối quan hệ giữa lạm phát – lãi suất – tỷ giá có thể giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường tiềm năng thông qua các lý thuyết ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua, hiệu ứng Fisher quốc tế…vì 3 lý thuyết này cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quát sức mạnh cạnh tranh về giá cả hàng hóa trong quan hệ mậu dịch.
Nếu có, hoạt động dịch vụ này của ngân hàng với qui mô nhỏ, số lượng giao dịch rất ít, điển hình như ngân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang (có cung cấp dịch vụ), ngân hàng công thương (chưa cung cấp dịch vụ), riêng Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chính phủ chỉ mới cho phép cung cấp loại hình dịch vụ này trong mấy tháng gần đây. Ngân hàng có thể truyền tải cho các doanh nghiệp thông qua trang web hoặc E mail của ngân hàng và của doanh nghiệp, cụ thể là công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (website:. www.agifish.com.vn; E mail: agifishagg@hcm.vnn.vn) để doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin của thị trường, nhằm ứng phó kịp thời khi bất lợi xảy ra.