Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Hà Nội 2 giai đoạn 2005 - 2007 và nâng cao chất lượng trong giai đoạn tới dựa trên phương pháp thống kê

MỤC LỤC

Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

Đặc điểm sinh học

Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực họat động của mỗi con người, có thể lực tốt con người mới có điều kiện phát triển trí tuệ và phát triển quan hệ của mình trong xã hội. Yếu tố xã hội bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống, đạo đức, lối sống, tư tưởng…được phát triển cùng với quá trình phát triển xã hội, loài người và lịch sử của mỗi quốc gia.

Đặc điểm về số lượng

Trí lực của con người ngày một phong phú bởi tri thức của nhân loại.

Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực

    Họ đã gây thất thoát và thiệt hại nhiều tỷ đồng của ngân sách Nhà nước mà nguyên nhân chính vẫn là ý đồ tham nhũng, mưu lợi cá nhân nhưng sâu xa của mọi vấn đề là việc đánh giá, sắp xếp cán bộ chưa hợp lý và đúng với năng lực của họ. Qua các thời kỳ lịch sử chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao thể hiện ở việc: chuyển từ lao động bằng cơ bắp sang sử dụng máy móc tạo ra năng suất lao động cao hơn và sau đó là việc sử dụng máy tự động, dây chuyền sản xuất tự động, con người điều khiển toàn bộ chu trình sản xuất.

    Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực

    Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực (thể chất, tinh thần)

    Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản để so sánh, đánh giá nguồn nhân lực giữa các vùng, lãnh thổ, quốc gia. Các nước phát triển có nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất cao của các quốc gia khác, vì vậy với các nước đang phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng khan hiếm.

    Trình độ học vấn của nguồn nhân lực

    Các chỉ tiêu trên dùng đánh giá hiệu quả hệ thống giáo dục, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực vì nguồn nhân lực được tạo nên từ một bộ phận dân cư.

    Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

    Các chỉ tiêu trên cho thấy những bất hợp lý trong việc đào tạo nguồn nhân lực, sự chênh lệch giữa lượng lao động được đào tạo so với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Phần lớn người lao động có thể vận dụng những kiến thức đã học để tạo ra thu nhập cao cho bản thân và xã hội, từ đó có thể giúp đất nước ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

    VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ

    Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý

    Đặc điểm địa hình và vùng sinh thái đa dạng, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc hàng ngàn năm là các sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh, làng Việt cổ đường Lâm với đất 2 vua ( Phùng Hưng, Ngô Quyền), danh lam thắng cảnh chùa Hương với “Nam thiên đệ nhất động”. Hà Tây có 1086 di tích được Nhà nước xếp hạng, nhiều cảnh quan kỳ thú thuộc vùng đồi núi Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Mỹ Đức ( Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Đồng Mô, Đầm Long, Chùa Hương….) Hà Tây có nhiều đình, chùa nổi tiếng như: chùa Thầy, chùa Tây phương, chùa Đậu, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Mía, lăng Ngô Quyền, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Và ….Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử tạo ra tiềm năng, lợi thế du lịch rất lớn.

    Điều kiện xã hội 1. Dân số, lao động

    Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua 1. Tăng trưởng kinh tế

    Tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ năm 2007

    Cơ cấu thu chi ngân sách năm 2006 - 2007 Năm 2006

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005 – 2007

    Tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2005 - 2007 (theo giá hiện hành)

    Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) giai đoạn 2005 – 2007

      Tỉnh Hà Tây có mật độ dân số cao trong vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước (mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 820người/ km2 và cả nước là 240 người /km2). Quy mô dân số tỉnh Hà Tây đứng thứ 5 trong cả nước (sau thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An), mật độ dân số gấp lần 5 lần so với mật độ dân số cả nước và gấp 1,4 lần mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng.

      Quy mô dân số tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2007 Năm, thời kỳ

      Dân số nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng dân số thành thị còn thấp, tốc độ đô thị hóa còn chậm. Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số.

      Dân số trung bình và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giai đoạn 2005 - 2007

      Hà Tây (cũ) có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi là trên 1360 nghìn người chiếm trên 53% dân số. Với đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ lao động đang làm việc so với dân số có mức tương đối cao (53,43%) là áp lực trong việc đưa ra các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

      Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2005, năm 2007

      Với đội ngũ lao động dồi dào, ngành nghề đa dạng, người lao động có trình độ tay nghề, sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn khá cao so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và so với cả nước. Một yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực trong những năm qua đó là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tăng mức sống của hộ gia đình tạo điều kiện nâng cao thể chất, trí tuệ cho người.

      Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2002 – 2006

      Vậy thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cả thành thị và nông thôn năm 2006 đều tăng khá nhanh so với năm 2002.

      Tỷ lệ chi cho y tế, giáo dục trong tổng chi cho đời sống giai đoạn 2002 - 2006

      Kinh tế phát triển thu nhập, chi tiêu của các tầng lớp dân cư tăng lên nhưng chi cho lương thực thực phẩm có xu hướng giảm dần và chi cho nhu cầu phi lương thực thực phẩm có xu hướng tăng lên. Trong đó chi cho nhu cầu y tế chăm sóc sức khỏe và nhu cầu học tập, đào tạo, nâng cao trình độ ngày càng tăng lên.

      Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Hà Tây và so sánh với cả nước giai đoạn 2005 – 2007

      GDP bình quân đầu người của tỉnh Hà Tây (cũ) giai đoạn 2005 – 2007

      Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

      Trình độ chuyên môn của lao động đang tham gia hoạt động kinh tế năm 2005, năm 2007

      Như vậy, cứ 1000 lao động đang tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế của tỉnh thì có 0,96 người có trình độ Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ, 44,4 người có trình độ Đại học hoặc Cao đẳng và 62,44 người có trình độ Trung cấp hoặc dạy nghề dài hạn, còn lại chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn là 892,2 người. Số lao động nữ đã qua đào tạo một cách cơ bản chiếm 45% trong tổng số lao động đã qua đào tạo, số lao động nữ có trình độ từ Đại học trở lên chiếm 52,16% số lượng lao động có trình độ Đại học trở lên.

      Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2007

      Tuy nhiên sự thay đổi này còn chậm vì vậy trình độ của lao động nhất là những lao động có kỹ thuật cao chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong địa bàn Hà Tây cũng như trong vùng. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng lao động nhưng chất lượng lao động đã qua đào tạo một cách cơ bản do Trung ương quản lý chiếm tỷ trọng khá cao 62,58% số lượng Tiến sĩ, 47,7% số lượng Thạc sĩ, 16% số lượng Đại học….Về cơ cấu chất lượng lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động do Trung ương quản lý chiếm tỷ cao 87,3% trong khi của địa phương là 9,9%.

      Chất lượng lao động theo cấp quản lý năm 2007

      Đây là kết quả của chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức, đơn vị Nhà nước trong những năm qua. Tuy nhiên dù được đào tạo một cách bài bản nhưng trên thực tế lực lượng này có phát huy được hết tác dụng hay không, đây là vấn đề lớn đặt ra đối với Nhà nước trong việc phải có những cơ chế chính sách thích hợp để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này.

      Chất lượng lực lượng lao động theo loại hình kinh tế năm 2007

      Lực lượng lao động trong khu vực Hành chính sự nghiệp Năm 2007

      Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp Hà Tây (cũ) tuy gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng vẫn thu được thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt trên 2,3% / năm. Nông thôn ngày một được đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.

      Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2005, 2007

      Về cơ cấu các khu vực kinh tế trong công nghiệp thì kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm dần và kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh. Các ngành kinh tế chính trong sản xuất công nghiệp của tỉnh đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cao như: sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 20,5%, sản xuất gỗ, chế biến lâm sản tăng 20,4%, sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 55,2% ….

      Biểu 2.20. Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động công nghiệp xây dựng năm 2007

      Lực lượng lao động đang tham gia vào các hoạt động thuộc các tổ chức ngành công nghiệp, xây dựng là 451280 người chiếm 32,99% lực lượng lao động.

      Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của lao động Công nghiệp, Xây dựng năm 2007

      Các ngành Tài chính, Ngân hàng, Tín dụng, Bảo hiểm phát triển mạnh mẽ hoạt động hiệu quả đảm bảo cho vay các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Nếu theo độ tuổi thì lực lượng lao động trong lĩnh vực này có sự tham gia của nhiều độ tuổi khác nhau hơn so với các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng.

      Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động nhóm ngành Dịch vụ năm 2007

      Ngành Bưu chính, Viễn thông đã mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, các loại hình dịch vụ Bưu chính,Viễn thông phát triển đa dạng từng bước đáp ứng nhu cầu nhân dân. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 31,7% tức là cứ 1000 lao động thì có 317 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng.

      Cơ cấu trình độ chuyên môn đã qua đào tạo của nhóm ngành Dịch vụ năm 2007

      Lực lượng lao động đang tham gia hoạt động ngành Thương mại, khách sạn, nhà hàng; Ngành Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ; Ngành Bưu chính viễn thông; Ngành Tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản.

      Lực lượng lao động của ngành Sự nghiệp chia theo nhóm tuổi năm 2007

      60 tuổi

      Trình độ chuyên môn của lao động ngành Quản lý Nhà nước năm 2007

      Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo một cách bài bản có hệ thống chiếm 71,9% tức là cứ 1000 lao động thì có 719 người đã được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này cao gấp 2 lần bình quân chung nhóm ngành Dịch vụ. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản có hệ thống chiếm 37,5% tức cứ 1000 lao động thì có 375 người được đào tạo cơ bản, tỷ lệ này tương đương bình quân chung của nhóm ngành Thương mại, dịch vụ.

      Cơ cấu trình độ chuyên môn lực lượng lao động thuộc các tổ chức Đảng, Đoàn thể, Hiệp hội năm 2007

      Quy mô và số lượng làng nghề ngày càng phát triển, số cơ sở, số hộ, lao động tham gia sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng làm giảm số hộ thuần nông, cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh sang công nghiệp và dịch vụ, số huyện có nhiều cơ sở sản xuất công. Số lao động nữ tham gia sản xuất công nghiệp trong các làng nghề năm 2007 là 68440 người chiếm 84,5% tổng số lao động nữ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề, chiếm 51,3% tổng số lao động tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp trong các làng nghề.

      Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại

      Một số tồn tại của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ (khu vực Hà Nội 2 hiện nay) qua nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực

      Khu vực các ngành Công nghiệp, xây dựng sử dụng 25,9% lực lượng lao động nhưng số lao động được đào tạo bài bản mới chỉ chiếm 8,1%, trong đó số công nhân bậc cao, lành nghề chiếm 4,13% cho thấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ, công nghệ tiên tiến còn ít, sức cạnh tranh sản phẩm còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Một số ngành kinh tế và khoa học công nghệ của tỉnh đang thiếu một lực lượng cán bộ có trình độ cao về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thiếu các chuyên gia giỏi, các tiến sĩ khoa học có khả năng đảm đương các dự án lớn, các quy hoạch có tầm cỡ cũng như sự tập hợp hướng dẫn lớp cán bộ trẻ, cán bộ kế cận trong các lĩnh vực đang là một thách thức lớn của tỉnh.

      Quan điểm của tỉnh về phát triển kinh tế đến năm 2020 1. Quan điểm

      Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng lợi thế, trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp để những năm 2015 – 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, từng bước trở thành động lực tăng giá trị kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung đầu tư phát triển văn hóa - xã hội để sớm trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ. Thương nghiệp Nhà nước được củng cố và tổ chức theo hướng thực sự giữ vai trò chủ đạo, điều tiết hoạt động của thị trường với các ngành hàng thiết yếu cả ở đô thị và nông thôn mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn kinh doanh nhằm ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ TRONG THỜI GIAN TỚI

      • Tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có nhất là nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và thợ

        Đối với trung học phổ thông ở Hà Tây hàng năm số học sinh học hết lớp 12 khoảng 37 – 38 nghìn học sinh, việc chuyển mạnh các trường trung học phổ thông sang hướng đào tạo có phân ban gắn với hướng nghiệp, định nghiệp cho học sinh là rất cần thiết và là giai đoạn dự bị hiệu quả cho việc tiếp tục phân luồng cho học sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề…. Bằng nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu việc làm và tạo thông tin đầy đủ chính xác của thị trường lao động sẽ giúp cho người lao động và người sử dụng lao động điều chỉnh quan hệ cung – cầu phù hợp cân đối, tránh hiện tượng thừa thiếu giữa cung và cầu một cách giả tạo, gây lên sự lãng phí chất xám hoặc không sử dụng đúng người, đúng ngành nghề được đào tạo.