Cái đói - Nỗi ám ảnh trong sáng tác của Nam Cao

MỤC LỤC

Khái niệm và tính biểu hiện của chủ đề

Khái niệm về chủ đề

Bên cạnh đó, người viết xin nhấn mạnh ở khái niệm chủ đề luận điểm sau: Khái niệm chủ đề (Tema – tiếng Nga) hàm chứa hai phương diện khách quan và chủ quan. Phương diện chủ quan của chủ đề được cụ thể hóa, khát quát hóa một cách chính xác và đầy đủ qua luận điểm: “Trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan tâm chủ quan của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn liền với quan niệm thới giới của anh ta” (Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lê Bá Hán – Trần Đình Sử.

Biểu hiện của chủ đề

- Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn. Ở phương diện khách quan, chủ đề là hiện thực đời sống được nhà văn tái hiện trong tác phẩm.

Khái niệm về chủ đề ám ảnh

Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Cuộc đời

Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Cao vừa làm biên tập cho các báo cứu quốc Việt Bắc, cứu quốc Trung Ương, vừa làm mọi công việc của một cán bộ thông tin tuyên truyền. Tháng 11/1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên Khu Ba, Nam Cao bị địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan (Ninh Bình).

Sự nghiệp sáng tác

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ. Thời gian này, Nam Cao được vinh dự gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương (1947).

Quan điểm sáng tác

Quan điểm sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám – 1945

Ông viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa).

Quan điểm sáng tác của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám – 1945

Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”. Đồng thời, nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút.

Nam Cao với làng Đại Hoàng

Rồi bốc lột bằng sưu thuế, bằng bắt nợ, bán thứ vị trong làng, ăn tiền trong những ngày bắt phu… Chúng còn dung tay chân chuyên đi bỏ rượu lậu vu oan cho những người mà chúng muốn ăn tiền hoặc trị tội. Đến những năm tháng gần Tổng khởi nghĩa, do phong trào Cách mạng lan rộng và do sự tuyên truyền cách mạng của Đảng, người nông dân làng Đại Hoàng dần dần giác ngộ và hòa nhập với phong trào Cách mạng đang phát triển trong toàn quốc, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

Hai loại đề tài trong sáng tác của Nam Cao

Đề tài người nông dân trong tác phẩm Nam Cao

Cái dấu ấn của một thời kì đen tối để lại khá sâu đậm trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao: vẫn là những chủ đề quen thuộc như nhiều nhà văn hiện thực khác như: đời sống khó khăn, thóc cao gạo kém, con người phải vật lộn để kiếm sống. Nhưng trong tác phẩm của Nam Cao, cái đói như một sức mạnh vô hình thít chặt lấy số phận của các nhân vật từ “Nghèo” đến “Lão Hạc”, “Quái dị”… Chúng ta đều bắt gặp một hoàn cảnh chung: nông thôn xơ xác, tiêu điều.

Đề tài người tiểu tư sản trí thức nghèo trong tác phẩm Nam Cao

“Truyện Nam Cao đã ghi lại chân thực cái hình ảnh bi hài của cuộc sống nghèo khổ, tủi cực của người tiểu tư sản nghèo trong xã hội cũ, vốn vừa bi vừa hài; đồng thời, đã phản ánh được cuộc sống oi bức bế tắc của xã hội đang đứng trước vực thẳm đói rét chiến tranh, đã đe dọa cuộc sống vốn bấp bênh của tầng lớp tiểu tư sản”. Những khuôn mặt nhợt nhạt, gầy gò vì đói, những nếp nhăn hằn sâu và những đôi mắt mệt mỏi, chán chường vì lo lắng, những thái độ thô lỗ, cục cằn trái với tâm tính của những người “có học”… Tất cả hiện lên sinh động trước mắt người đọc.

Cái đói và chết đói – hiện tượng xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Nam Cao

Nhưng cũng như lần trước, nó lại ọe ra, và khóc òa lên… Rồi hai mẹ con lẳng lặng ăn, cố nuốt những bát cám đặt khè cho đỡ đói.” Trong khi đó, anh đĩ Chuột do phải “ ốm luôn mấy tháng trời” cho nên trông anh rất đáng sợ: “Mái tóc dài xòa xuống tai và cổ, hai con mắt ngơ ngát và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ đáng sợ của một con ma đói.” Từ đói xuất hiện 4 lần trong truyện Nghèo, 5 lần trong truyện Trẻ con không biết đói : “ Có lẽ trẻ con nó không biết đói. “thị” đi chợ về thấy chồng đang làm thịt con chó và hắn bắt “thị” đi đong gạo, mua rượu, mua nước mắm chịu thì “thị” tức lắm, nhưng biết làm gì hơn vì “thị” biết rằng: “Nó cục như con chó vậy. Khi thịt chó đã chín rồi thì họ “ chẳng cần múc làm gì cho rếch bát” vì “ họ cũng thừa biết cả cửa nhà cơ nghiệp nhà hắn chỉ có hai cái bát chậu ấy thôi.

Cái đói – vấn đề cái ăn và sự tồn tại

Nhân vật bà cái Đĩ này không có nét tích cực nào, nhưng cái chết của bà lão có một tác dụng tố cáo trực tiếp chế độ xã hội cũ”.(Hà Minh Đức – Nam Cao đời văn và tác phẩm – NXB hội nhà văn, 1997,tr 46-47).Trong khi bị cái đói hành hạ, chẳng riêng gì bà lão, chẳng riêng gì tác giả mà bất cứ ai đều có thể thấy đây là chân lí: “Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao”. Nếu trong Làm no con người có thể ăn mọi thứ để tồn tại thì trong truyện ngắn Bắc Ninh cầu cứu, Ngô Tất Tố chỉ ra nguyên nhân vì sao mà nhân dân ta lại phải rơi vào cuộc sống lầm than như vậy: “Nếu không tiện về tận những hạt đang bị đày đọa, các bạn hãy cứ giở tờ Việt Báo tháng trước và tờ Đông Pháp gần đây, hoặc là sang đầu cầu Đuống mà coi, chúng ta sẽ thấy vô số dân đói đã cách xa sự sống nhiều lắm, tuy rằng họvẫn chưa chết. Đó là chưa kể ở các thôn quê còn có những kẻ không đi được nữa.” Nhưng liệu những bức thư của mấy ông hội viên hàng tỉnh Bắc Ninh gửi lên toàn quyền, quan thống sứ và ông hội trưởng của hội Phổ tế Bắc Kỳ xin phát chẩn cho nhân dân mấy huyện của tỉnh Bắc Ninh có được chấp nhận hay không?.

Cái đói và nỗi ám ảnh “ chết đói”

Nam Cao đã thể hiện được khá sinh động mối mâu thuẩn giữa những khát vọng chân chính, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống và nhân phẩm với hoàn cảnh xã hội: “Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt”. Riêng với nỗi ám ảnh “chết đói”, nhà văn đã mượn diễn biến nội tâm của nhiều nhân vật trí thức để phân tích, để chứng minh hết sức chi tiết, cụ thể, sắc sảo và thuyết phục về sức tác động dữ dội của ám ảnh “chết đói” trong đời sống xã hội, đặc biệt ở phương diện chi phối, ảnh hưởng đến các giá trị tốt đẹp mà con người vẫn hằng vươn tới. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.” Lão Hạc là một người nông dân nghèo, lão làm thuê làm mướn để kiếm sống qua ngày.

Tư tưởng “chúng ta phải chống lại nạn đói”

Vì sao người ta đói?

Nhưng mãi đến tuổi về già mà lại vẫn phải lo: “Hết lo ăn, lo mặc, lo tiền thuốc than lúc ốm đau, lại còn lo sao dành dụm được một món tiền vài ba trăm, để lúc chết làm ma, khỏi phải để khổ đến con, đến cháu.” Chính vì thế, chỉ ra được những nguyên cớ sâu xa dẫn họ đến cảnh sống đói khát không phải là một sự nhìn nhận giản đơn. Họ là những người nhẫn nại đến cực độ, luôn luôn nhận mình là con sâu cái kiến, con giun cái dế, ai muốn giẫm lên cũng được; những kẻ bị bốc lột, đè nén, ức hiếp, đánh chửi đã quá quen rồi, nên hầu như không còn biết phẫn uất gì… Nói tóm lại, trong cách sống, trong việc mưu sinh, trong sự giao tiếp của người. Bởi vì “trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu, cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới ách một ông bạo chúa.” Vậy nên, khi họ ăn uống no say rồi, người bố kêu cái Gái dẹp mâm thì mẹ con họ mừng lắm, vì họ nghĩ rằng: “Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.” Nhưng, “một lát sau, Gái bê mâm xuống.

Con người “rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm”

Nếu Nguyễn Công Hoan chỉ ra những cảnh đời trớ trêu, ngang trái; Ngô Tất Tố tố cáo sự bốc lột, hà hiếp của bọn cường hào, địa chủ - mâu thuẩn giai cấp… thì Nam Cao không chỉ nói về hiện thực đó, mà ông nói một cách sâu sắc hơn. Nhà văn cho rằng, để những cô gái quê lam lũ coi chuyện cái ăn còn hơn cả tình yêu trở nên dễ thương hơn không phải cho họ những lời tán tỉnh văn hoa, gán cho họ những hình ảnh tưởng tượng thơ mộng, phi thực tế, mà chính là hãy cho họ được ăn trước đã: “Hỡi những cô gái quê rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm kia!. Thế kỷ sau sẽ lọc máu cho chúng ta trong trẻo lại.” Thời thế đổi, hoàn cảnh đổi sẽ rột rửa tâm tính cho biết bao kiếp sống đang chìm trong những định kiến, giáo điều; những “nhỏ nhen”, “ích kỉ”, “khốn nạn”, “đê tiện”, biến họ trở thành những con người đáng yêu, có ích cho xã hội; những con người biết thiết tha, biết thương yêu.