Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC

Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói

  • Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
    • Đặc điểm của các hộ nghèo đói

      Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc- Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa nghèo đói như sau:“ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoã mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo 2 USD/người/ngày (sức mua tương đương) đối với các nước đang phát triển. Chuẩn nghèo của Trung Quốc, Philippine hiện nay là 2USD, còn ở Thai Lan, Malaysia là 3USD thì chuẩn nghèo ở Việt Nam tại thời điểm năm 2004 được quy đổi theo sức mua tương đương mới chỉ là 0.95USD ở khu vực miền núi, 1.2USD ở khu vực nông thôn đồng bằng và 1.7USD ở khu vực thành thị. Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng. một chuẩn nghèo thống nhất để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí Quốc tế để so sánh. Chuẩn đói nghèo của tỉnh Hà Tĩnh:. Việc đánh giá đói nghèo ở Hà Tĩnh hiện nay sử dụng chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội và kết quả thực hiện công tác XĐGN ở Hà Tĩnh những năm qua:. - Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ta còn thấp, thua so với mức thu nhập bỉnh quân đầu người của cả nước. - Nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động XĐGN còn nhiều hạn chế. Từ những điều kiện trên, thời kỳ 2006- 2010 Hà Tĩnh chưa đủ điều kiện nâng chuẩn đói nghèo trên mức chung cả nước. Chính vì vậy, chuẩn đói nghèo của cả nước được Hà Tĩnh vận dụng để đánh giá thực trạng đói nghèo và để xây dựng chương trình, dự án XĐGN thời kỳ 2006- 2010. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ ĐểI NGHẩO. Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo:. Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan. Để nhận biết một cách đầy đủ chúng ta có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân sau đây:. Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ:. Gia đình đông con ít lao động:. Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ, đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo. Hộ nghèo không có điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản, chưa có kế hoạch hoá gia đình. Quy mô gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao và điều này đồng nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động nên dẫn đến thiếu lao động. Thiếu vốn hoặc không có vốn để kinh doanh, chi tiêu không có kế hoạch:. Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực nên không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, điều này cản trở họ thoát khỏi đói nghèo. Người nghèo thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng do không có tài sản thế chấp để vay. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích. Nguồn thu nhập bếp bênh, tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với các biến cố xảy ra trong cuộc sống. Do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định. Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định về giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái…Điều đó không những ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng thế hệ tương lai. Do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới:. Vấn đề bệnh tật và sức khoẻ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cho khám chữa bệnh đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo. Bất bình đẳng làm sâu sắc hơn tình trạng đói nghèo, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, họ phải gánh nặng việc gia đình, thu nhập thấp hơn nam giới, tỷ lệ trẻ em tử vong do bà mẹ không hiểu sinh sản sức khỏe. Người nghèo không có khả năng tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyển lợi hợp pháp:. Người nghèo và đối tượng hoàn cảnh đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bổ không đều, phí dịch vụ còn cao. Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác:. Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ có khó khả năng làm việc, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…).

      Phân bổ hộ đói nghèo theo vùng năm 2005 (theo chuẩn mới cho giai đoạn 2006-2010)

      Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

      Hà Tĩnh có điều kiện trở thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông, Tây, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: đó là Quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 và quốc lộ 12 (trục hành lang Đông - Tây). Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh và các vùng bãi ven sông thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ đó là những nơi tập trung người dân nghèo nhiều nhất, còn lại phân bố rải rác ở các huyện.

      Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng

      Tình hình phát triển kinh tế 1. Đặc điểm về kinh tế

      - Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dich vụ, giảm dần nông lâm, tuy nhiên nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Các khu kinh tế trọng điểm: khu công nghi Vũng Áng , khu khai thác và luyện thép Thạch Khê, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo gắn với khu kinh tế đường 8.

      Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2001- 2007

      Ngoài lúa một số cây lương thực cũng đưa vào sản xuất như ngô, khoai, lạc, sắn nhưng diện tích còn ít và năng suất chưa cao.

      Cơ cấu các nhóm cây trồng

      Chủ yếu là trâu, bò, lợn, ngoài ra có dê, hươu và đàn gia cầm. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm, nhưng đóng góp của chăn nuôi và thu nhập của người dân tăng chậm.

      Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh năm 2007 (Đv: nghìn con) Năm 2007

      Dân số và nguồn lao động năm 2007

      Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh

      Trong tháng 9 năm 1991, sau khi chia tỉnh Hà Tĩnh đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức của đói nghèo với tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 53%. Từ năm 1998 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về XĐGN ra đời và được duy trì, liên tục phát triển từ đó cho đến nay.

      Tình hình đói nghèo ở các huyện, thị xã năm 2005 và năm 2006

        Kết hợp việc khảo sát, điều tra tìm ra các yếu tố giúp các hộ thoát nghèo, xác định nguyên nhân tái nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, nhà ở; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo triển khai việc lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn như: Chương trình 135, chương trình 106, Dự án Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (HRDP), Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP), Chương trình dân số và KHHGĐ, Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Vũ Quang và vùng phụ cận (OPEC), các Dự án vay Quỹ giải quyết việc làm, các dự án tín dụng người nghèo của các tổ chức đoàn thể và nhiều hình thức khác về hoạt động giúp nhau XĐGN. Trong điều kiện tình hình kinh tế- xã hội ở Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quan tâm của các cấp, ngành và tổ chức đoàn thể, tổ chức quốc tế đã tập huấn và cho trên 20000 lượt cán bộ làm công tác XĐGN (tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) và nâng cao kiến thức cho 55000 lượt hộ nghèo biết được hướng dẫn chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, riêng trong năm 2007 có 16.060 người nghèo được đào tạo, bồi dưỡng.

        Các mục tiêu chủ yếu của chương trình XĐGN giai đoạn 2006- 2010

          - Thực hiện lồng ghép, phối kết hợp các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh; tận dụng các nguồn lực nhằm tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn như: chương trình 135, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, trung tâm cụm xã dân cư miền núi, chương trình kiên cố hoá kênh mương, các dự án định canh định cư và kinh tế mới; các chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách y tế, giáo dục cho người nghèo. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như trang bị công nghê, vật tư và thiết bị tiên tiến trong nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi.), cải tiến giống và phương thức canh tác từng bước đầu tư phát triển cơ giới hoá, điện khí hoá có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao sản lượng và năng suất nông nghiệp đặc biệt là công nghệ về giống, về chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đồng thời cải tạo nông nghiệp tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp hiện đại.

          TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO

          10.Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á và viện chiến lược phát triển, Định hướng giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng biển Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, 2004. 16.UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2008.