MỤC LỤC
Một ngân hàng thường không tránh khỏi việc gặp phải rủi ro nợ quá hạn, có thể do tình hình tài chính không lành mạnh của khách hàng vay dẫn đến việc trả nợ không đầy đủ hoặc không đúng hạn, hay do khách hàng cố tình không thanh toán khi đến hạn. Khi so sánh với các ngân hàng khác đang hoạt động trên cùng thị trường, ngân hàng có thể phân tích khả năng và tiềm lực của mình cũng như của đối thủ, xác định mức độ mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
Đồng thời khi tiếp xúc với khách hàng, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mình, cán bộ tín dụng sẽ có những đánh giá ban đầu về thái độ của khách hàng, khách hàng có đáng tin cậy không, có cho vay được hay không, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Độ tín nhiệm của khách hàng là các yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo, mối quan hệ vay trả của khách hàng với ngân hàng trong các khoản vay trước, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng… Một ngân hàng không thể có được tất cả các thông tin tuyệt đối chính xác về khách hàng của mình.
Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. VPBank tiếp tục mở thêm các chi nhánh : Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Xuân, Thăng Long, Tân Phú, Cầu Giấy, Bắc Giang; đồng thời nâng cấp một số phòng giao dịch (PGD) thành chi nhánh đó là PGD Cát Linh, PGD Trần Hưng Đạo, PGD Giảng Vừ, PGD Hai Bà Trưng, PGD Chương Dương.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến thời điểm 5/2006 có trên 900 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học(chiếm 87%). • Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
Tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tổng huy động tăng 8,6% so với 2007 và tỷ trọng huy động từ thị trường liên ngân hàng giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng huy động quá thấp so với cuối năm 2007 đòi hỏi năm 2009 Ngân hàng cần có những giải pháp hữu hiệu hơn trong việc phát triển và duy trì nguồn vốn huy động. Trong khoảng 9 tháng đầu năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động lớn, lãi suất huy động liên tục tăng, trong khi lãi suất cho vay chưa thể điều chỉnh tăng theo kịp, VPBank có chủ trương hạn chế cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, hàng loạt định chế tài chính khổng lồ với các hệ thống phòng ngừa rủi ro tiên tiến và hiện đại nhất cũng không tránh khỏi những tổn thất ghê gớm, nhiều doanh nghiệp lớn đang trên bờ vực phá sản do đối mặt với khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng. Lãi suất cho vay tăng từng ngày rồi lại quay đầu giảm liên tiếp do áp lực của cơ chế trần lãi suất gây ra, nó đồng thời kéo lãi suất huy động giảm theo; Tỳ giá USD/VND biến động khôn lường, nhanh chóng chuyển từ thái cực này sang thái cực khác; Cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn do hệ thống ngân hàng đã có thêm 3 ngân hàng TMCP trong nước và một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài và rất nhiều các công ty tài chính đã được cấp phép hoạt động; Nợ xấu có xu hướng gia tăng mạnh do khó khăn chung của nên kinh tế, lãi suất cao, ảnh hưởng của thị trường chứng khoán, bất động sản. Các sản phẩm cho vay trả góp khác bao gồm có cho vay hỗ trợ tài chính du học, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng hợp lý của khách hàng… Nhưng dù là phương thức cho vay như thế nào cũng đều phải tuân theo những quy định cụ thể của VPBank về điều kiện, nguyên tắc cho vay, thời hạn cho vay và đều phải được đảm bảo bằng tài sản.
Các nghiệp vụ ngân hàng được triển khai trên nền công nghệ tin học hiện đại đã giúp nâng cao tiến độ phục vụ khách hàng, thủ tục giao dịch luôn được đơn giản hoá để tiết kiệm thời gian cho khách hàng, tốc độ xử lý giao dịch khá nhanh chóng, tuân thủ chính xác quy trình làm việc nên cũng hạn chế được sai sót. Trước xu thế hội nhập của thị trường, với các cơ chế tín dụng cũng được nới lỏng hơn trong một vài năm trở lại đây, có rất nhiều các công ty tài chính, bảo hiểm… cũng đang xâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng, đồng thời các ngân hàng cũng xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới có thu nhập cao nhằm thu hút khách hàng về với mình. Bên cạnh các NHTM quốc doanh có vốn lớn, chiếm lĩnh thị trường, thì một hệ thống các NHTMCP được cải cách, thêm vào đó là sự tham gia của các NHTM nước ngoài hết sức phát triển; các loại hình công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… Trong môi trường đó, sự cạnh tranh của VPBank với các đối thủ này có thể nói là rất gay gắt.
Việt Nam sẽ tiếp tục chịu chi phối bởi những biến động của nền kinh tế thế giới; kinh tế sẽ đi xuống và tiềm ẩn nhiều rủi ro; những ngành tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh là bất động sản, sắt thép, vận tải, du lịch, hàng tiêu dùng xuất khẩu; nợ quá hạn của các ngân hàng sẽ tăng cao; thị trường bất động sản tiếp tục chững lại; thị trường chứng khoán tiếp tục biến động mạnh và có chiều hướng đi xuống; luợng kiều hối chuyển về Việt Nam có xu hướng giảm; tỷ giá có xu hướng tăng cao tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng và các doanh nghiệp nhập khẩu; lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay có xu hướng giảm và sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng. Trong bối cảnh đó, VPBank xác định phương hướng hoạt động trong năm 2009 như sau: - Tích cực triển khai các hoạt động củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý, thu hồi nợ quá hạn, phát triển các hoạt động dịch vụ ít rủi ro, đặc biệt đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ nhân viên, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, giám sát, cảnh báo và ngăn ngừa, xử lý kịp thời rủi ro trong quá trình hoạt động. - Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động thông qua việc nâng cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực công nghệ: triển khai đồng bộ các hệ thống quản trị nội bộ dựa trên nền tảng triển khai các ứng dụng tin học và tự động công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và khả năng ứng dụng công nghệ tin học điện tử,viễn thông trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâg cao chất lượng nguồn nhân lực để đạt mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả…tạo tiền đề để phát triển khi thời cơ thuận lợi.
Ngân hàng có thể tập trung các nguồn lực vào hoạt động cho vay trả góp như: đa dạng hoá sản phẩm, giản tiện quy trình cho vay, cơ chế lãi suất, các hoạt động khuyếch trương cho riêng sản phẩm cho vay trả góp… Riêng đối với khâu chăm sóc khách hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn chưa chú ý nhiều, VPBank có thể duy trì và phát triển các mối quan hệ trung thành của khách hàng tạo cơ hội cho VPBank bán chéo các sản phẩm, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng mạnh được khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính để ổn định và phát triển bền vững. Vì thế, yêu cầu đặt ra với VPBank trong thời gian tới là cần phải thành lập một bộ phận marketing riêng biệt, thực hiện nghiên cứu điều tra về nhu cầu thực tế của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các sản phẩm cho vay trả góp mà ngân hàng bạn đang áp dụng, mức độ thành công của các sản phẩm đó trên thị trường, phân tích ưu nhược điểm của các sản phẩm đó. Ngoài các hình thức đang áp dụng như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài trợ cho các chương trình truyền hình, các chương trình từ thiện… ngân hàng có thể đẩy mạnh công tác quảng cáo nhằm thu hút công chúng dưới hình thức panô, áp phích, tờ rơi, internet… Đồng thời có những chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể sao cho mọi khách hàng đến với VPBank đều gắn bó lâu dài với ngân hàng.
Do vậy, đại bộ phận dân chúng và các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn, hay xa khu vực thành thị mặc dù có nhu cầu vốn rất lớn nhưng cũng khó có thể tiếp xúc với các dịch vụ hỗ trợ từ phía ngân hàng hoặc dù có thể tiếp xúc được thì cũng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo để có thể vay được. Bởi một chiến lược chỉ đạo cụ thể của nhà nước, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các trường đại học khối ngành kinh tế chung, tạo điều kiện phát triển chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo, sẽ cung cấp cho nền kinh tế một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Ngân hàng luôn cam kết đem lại chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng, Thái độ thiện chí và sẵn sàng hợp tác của khách hàng sẽ trước hết tạo tâm lý thoải mái đối với cán bộ tín dụng, giúp họ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình.