Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ RỦI RO TỪ CÁC NGÂN HÀNG KHI THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU

Bài học kinh nghiệm từ một số rủi ro của ngân hàng

Nhận xét về rủi ro, người mở L/C cũng chịu rủi ro do giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến việc kinh doanh, ngân hàng phát hành chịu rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, và ngân hàng chiết khấu là người chịu gánh chịu mọi rủi ro sau cùng do đã chiết khấu chứng từ cho khách hàng. Do hàng đã về đến cảng nhưng chưa có vận đơn gốc nên công ty A đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh để nhận hàng và cho phép ngân hàng trích tài khoản ký quỹ của họ để thanh toán ngay cho người hưởng khi nhận được chứng từ, bất kể chứng từ như thế nào.

Một số kinh nghiệm phòng tránh rủi ro của các ngân hàng nước ngoài Đa số các ngân hàng nước ngoài đều rất chú trọng đến công tác phòng ngừa rủi

Tùy theo mức độ rủi ro mà các chi nhánh nên tránh hoặc chỉ giới hạn ở những khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoặc tuyệt đối tránh giao dịch với một nước thường có chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng kinh tế, hoặc các tổ chức tài chính hay bị phá sản, phong toả tài sản, đình trệ kinh doanh. Có thể phân loại theo vai trò của ngân hàng tham gia thanh toán bao gồm: rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C, rủi ro đối với ngân hàng xác nhận, rủi ro đối với ngân hàng thông báo L/C và rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu… Ngoài ra, một ngân hàng hiện đại phải đối mặt các loại rủi ro sau: rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro tỷ giá, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia.

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA BIDV

    Từ khi hiện đại hóa, tất cả các chi nhánh đều sử dụng chương trình mới, Hội sở chính chỉ đóng vai trò quản lý chi nhánh và các hoạt động hỗ trợ cho các chi nhánh nhỏ đều thông qua Trung tâm tài trợ thương mại thuộc Ban kinh doanh đối ngoại. Nếu như phương thức thanh toán khác đều có bất lợi cho một phía là người mua hoặc người bán và ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều tính năng ưu việt hơn và ngân hàng đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn cho cả bên người mua lẫn người bán. Từ những phân tích trên đây có thể thấy ngoài việc nắm vững kiến thức về nghiệp vụ thanh toán L/C và nguyên tắc liên quan đến phương thức thanh toán này, một điều quan trọng nữa là cần phải xem xét và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng khi sử dụng phương thức này.

    Hình 2.8. Doanh số thanh toán quốc tế
    Hình 2.8. Doanh số thanh toán quốc tế

    ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA CÁC RỦI RO ĐỐI VỚI BIDV KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C

      Những người nắm giữ những chức vụ quan trọng sẽ là người sẽ đáp ứng được yêu cầu trên như trưởng bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc bộ phận dịch vụ khách hàng, hoặc trưởng chi nhánh phụ trách về thanh toán quốc tế, hoặc những người có chức vụ tương đương…. Phần câu hỏi thống kê (từ câu 1 - 4) sẽ phản ánh được tỷ trọng chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế, tỷ trọng chi nhánh có sử dụng phương thức L/C và quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh. Các phiếu hợp lệ là phiếu điền đầy đủ thông tin người trả lời và nếu đối tượng trả lời thuộc các chi nhánh có sử dụng phương thức thanh toán L/C thì phải trả lời đủ các câu hỏi trong phần câu hỏi thống kê và câu hỏi chính.

      Hình 2.16. Thiết kế nội dung bảng câu hỏi
      Hình 2.16. Thiết kế nội dung bảng câu hỏi

      ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO ĐỐI VỚI BIDV THÔNG QUA ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

        Trường hợp L/C đã tu chỉnh thay đổi tên người hưởng, nhưng người hưởng cũ vẫn tiếp tục sử dụng L/C cũ để chiết khấu ở ngân hàng mà không đưa ra tu chỉnh L/C này, hoặc L/C có thể hủy ngang đã được tu chỉnh hủy, nếu ngân hàng thông báo không thu lại L/C gốc, có thể người hưởng gian lận để chiết khấu bộ chứng từ ở ngân hàng khác. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các khách hàng BIDV là các mặt hàng có giá dễ biến động trên thị trường thế giới và trong nước như phân bón, sắt thép, xăng dầu, thuốc chữa bệnh… Các doanh nghiệp không những nhập thường xuyên mà còn mở L/C với trị giá lớn và có thời hạn L/C dài nên thường gặp rủi ro do giá cả trên thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ trong nước thường không vững kiến thức về thông lệ quốc tế, thường không giữ uy tín khi thanh toán, thanh toán trễ hoặc trì hoãn thanh toán… Khi đó, nếu là ngân hàng xác nhận thì BIDV phải gánh rủi ro do nhận trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng phát hành khi ngân hàng phát hành thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, hoặc thậm chí bị phá sản.

        Chính vì vậy, đôi khi sự chậm trễ trong việc thông báo L/C có thể do lỗi khách quan từ việc xác thực L/C kéo dài, do kỹ thuật của chương trình hoặc do lỗi chủ quan của nhân viên ngân hàng… Các chi nhánh đánh giá với điểm số khá cao là 120 cho việc chậm trễ hay thiếu chính xác của ngân hàng thông báo khi thông báo L/C cho khách hàng dẫn đến các rủi ro có khả năng xảy ra. Tuy vậy, các chi nhánh BIDV cũng từng gặp những L/C nghi ngờ giả mạo như trị giá L/C rất lớn, L/C được gửi thẳng đến cho doanh nghiệp xuất khẩu chứ không gửi cho ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành L/C không có trong danh bạ ngân hàng, L/C được phát hành từ những nước mà BIDV có rất ít đại lý… nên rủi ro này được các chi nhánh cho 108 điểm, tức là thuộc loại rủi ro có khả năng xảy ra.

        Hình 2.22. Khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu
        Hình 2.22. Khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu

        MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHềNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

        MỤC TIÊU CỦA CÁC BIỆN PHÁP

        - Tập trung vào giải quyết nhằm hạn chế và phòng ngừa những rủi ro được đánh giá là có khả năng xảy ra khi các chi nhánh BIDV thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C. - Ngoài những rủi ro ít gây ảnh hưởng đến BIDV, thì các biện pháp sẽ lần lượt đi vào giải quyết những rủi ro theo thứ tự khả năng xảy ra rủi ro từ cao đến thấp dần. - Tất cả các chi nhánh của BIDV đều có thể áp dụng các biện pháp này để tránh rủi ro cho mình khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tín dụng chứng từ.

        MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ

          Khi khách hàng xuất trình chứng từ phù hợp với L/C và yêu cầu chiết khấu thì BIDV cần phải xem xét đến các yếu tố sau đây trước khi chấp nhận chiết khấu để đảm bảo an toàn và tránh được rủi ro có thể xảy ra: Một là, xem xét và nhanh chóng xây dựng hạn mức chiết khấu cho khách hàng tại các chi nhánh BIDV để việc chiết khấu chứng từ của ngân hàng được đảm bảo. Ngân hàng phải xác định được mặt hàng nhập khẩu là hàng hóa có thể tiêu thụ nhanh hay chậm, chất lượng tốt hay kém chất lượng, thị phần của hàng hóa đó trên thị trường, giá cả ổn định hay biến bộng, tiêu thụ thường xuyên hay theo thời vụ,… Có như vậy, BIDV mới có thể loại trừ được những rủi ro ảnh hưởng từ thị trường tiêu thụ hàng hóa. Khi nhận được L/C, BIDV có thể xem xét những dấu hiệu để nhận biết L/C giả như sau: thường được gửi bằng thư (bằng dịch vụ chuyển phát nhanh); hoặc số tiền L/C quá lớn mà người hưởng là một khách hàng mới; thường có trong các giao dịch trung gian hoặc chiết khấu theo sự ủy quyền của bên thứ 3 và hứa hẹn một khoản hoa hồng hấp dẫn; xuất khẩu đến những nước như Nigeria, Trung Đông…; L/C thường được đem đến nhiều ngân hàng vào cùng một thời điểm và vào dịp các ngân hàng rất bận và thiếu người (cuối năm, nghỉ lễ); ngày hết hạn của L/C tương đối ngắn….

          Bên cạnh những biện pháp cụ trên thể giúp các chi nhánh phòng tránh rủi ro một cách hiệu quả, BIDV cần khẩn trương thực hiện các biện pháp tổng thể sau mà khi đứng ở vai trò nào cũng yêu cầu ngân hàng phải vận dụng không những hạn chế tối đa những thiệt hại mà còn mở rộng thêm hoạt động dịch vụ cho ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế. BIDV cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức L/C, UCP, nghiệp vụ bảo hiểm và vận tại ngoại thương, kiến thức về thị trường, hàng hóa… Điều này rất cần thiết để cập nhật các thông tin mới nhất về nghiệp vụ tín dụng chứng từ thông qua các chương trình tập huấn của Trung tâm đào tạo, các khóa ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan, hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước.

          MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

            Thứ năm, tăng cường hỗ trợ cho xuất nhập khẩu như đơn giản hóa thủ tục hải quan, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới, phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu như vận tải, bảo hiểm, có chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu…. Thứ tư, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp chủ yếu qua mạng, bằng công nghệ ngân hàng tiên tiến thông qua các cuộc tham quan học tập kinh nhiệm từ các nước có nền công nghệ ngân hàng hiện đại, để chuyển giao và phát triển cho các ngân hàng Việt Nam. Phải thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ và quan hệ tương quan với nhau, BIDV sẽ tránh được tổn thất cho ngân hàng và cho khách hàng của mình, nâng cao uy tín trên thương trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng và có được mối quan hệ tốt với nhiều ngân hàng, lợi nhuận từ thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ sẽ gia tăng, trở thành ngân hàng chủ lực trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, góp phần nâng cao uy tín chung cho ngành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.