MỤC LỤC
Nhìn chung, hệ thống các thông tin cơ bản, các số liệu về đất đai của xã còn thiếu, chưa đầy đủ nên thực hiện việc quy hoạch cho hợp lý và hiệu quả là rất khó khăn. Đòi hỏi khi thực hiện quy hoạch các cán bộ thực hiện quy hoạch phải đi điều tra thực tế và thu thập số liệu thật sát thực. Bên cạnh đó, trước sự đòi hỏi của nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng đời sống của người dân thi` việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất là cần thiết và kịp thời.
Mặt khác báo cáo đã nêu ra những đặc điểm riêng dễ nhận thấy của xã đó là tập trung nghiên cứu về đất nông nghiệp và đất chuyên dùng (chiếm phần lớn diện tích toàn xã) nhưng theo em nên tận dụng hơn nữa ưu thế của xã về vị trí địa lý đó là có con sông Cửu An để phát triển mạnh về đất nuôi trồng thủy sản (bởi nếu biết phát huy thì ngành nghề nuôi trồng thủy sản sẽ giúp cho người dân ở đây tăng thêm thu nhập rất lớn) mà trên thực tế diện tích nuôi trồng thủy sản của xã chưa lớn (32,3ha). Về phân tích mức độ sử dụng đất đai còn thiếu những chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất đai (lần) và độ che phủ để đánh giá về hiệu quả môi trường chính xác hơn. Bình quân mỗi năm đất ở của xã tăng 1,32 ha đây là xu thế tất yếu do quá trình phát triển dân số nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.
- Đất chuyên dùng: tăng 3,97 ha chủ yếu do nhu cầu tăng đất có mục đích công cộng (giao thông, thuỷ lợi, nghĩa địa), toàn bộ diện tích này đựơc chuyển từ diện tích đất chuyên trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản. - Đất có mặt nước chuyên dùng: giảm 34,28 ha so với năm 2000 do chuyển sang đất chuyên trồng lúa nước trồng cây lâu năm và đất ở nông thôn.
Chương iii: phương án hoàn thiện và các giảI pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch đất đai cấp xã.
Đồng thời đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng hệ số sử dụng đất và xây dựng cánh đồng 50 triệu. - Từng bước bố trí, sắp xếp chỉnh trang lại khu dân cư nhằm hoàn thiện và nâng cao nhu cầu ăn, ở, môi trường sống và điều kiện văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đất ở cần được bố trí tập trung trên cơ sở mở rộng khu dân cư cũ hoặc hình thành các khu dân cư mới với quy mô hợp lý, để tiết kiệm đất cũng như sử dụng có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Sử dụng đất phải chú ý đến bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định, bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài.
- Hệ thống bảng biểu của bản quy hoạch tuy khá đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu những chỉ tiêu biến động tương đối, tuyệt đối, tỷ trọng từng loại đất so với các chỉ tiêu khác. - Bản bỏo cỏo chưa trỡnh bày rừ về định mức sử dụng đất theo đầu người, chỉ nói một cách chung chung khiến người đọc không hình dung được. - Đặc biệt, quy hoạch còn chưa chú trọng nhiều đến các chỉ tiêu về môi trường (một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự hiệu quả của bản quy hoạch).
- Xem xét đánh giá các đơn vị, tổ chức trực tiếp tham gia lập quy hoạch sử dụng đất cả về năng lực chuyên môn cũng như cơ sở trang thiết bị. - Kiểm tra khả năng tài chính và năng lực của các chủ dự án sử dụng đất khi sử dụng đất trên địa bàn xã tránh việc dự án treo. - Có kế hoạch đầo tạo nâng cao về quy hoạch sử dụng đất cho đội ngũ cán bộ địa chính xã.
- Cần phải có kế hoạch xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định quy hoạch sử dụng đất chuyên nghiệp ở các cấp, có kiến thức về vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Tăng cường hơn nữa hệ thống các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực quản lý đất đai và các đợn vị trực tiếp tham gia quy hoạch sử dụng đất. - Đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ địa chính câp xã như: Các trang thiết bị kỹ thuật, máy vi tính và các phần mềm chuyên ngành về tin học tiến tới tin học hóa trong ngành quản lý đất đai….
- Cần bố trí thỏa đáng kinh phí cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Cần cải tiến cơ chế đơn giản hóa các thủ tục về cấp phát vốn cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. - Đổi mới chính sách bồi thưòng, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người bị thu hồi đất.