MỤC LỤC
Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỉ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Chẳng hạn, với doanh nghiệp sản xuất, khoản mục nguyên vật liệu tồn kho phải bảo đảm đủ cho quá trình sản xuất được liên tục, không thừa làm gây ứ đọng; Còn với Doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá thì hàng hoá tồn kho phải chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng số hàng tồn kho.
Trước hết cần tính ra và so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như : “Hệ số thanh toán hiện hành”, “ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn “, “Hệ số thanh toán của vốn lưu động”, “Hệ số thanh toán nhanh” và “ Hệ số thanh toán nợ dài hạn”. Trên cơ sở bảng phân tích này, các nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong quý tới..) Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn nếu các khoản dùng để thanh toán lớn hơn các khoản phải thanh toán. Hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu qủa cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng so với tổng thể đầu ra phản ánh số lượng tăng lên hay tổng thể đầu ra phản ánh số lượng với tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng giảm xuống và ngược lại. Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển ( số vòng luân chuyển, thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm của vốn ) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đưa ra nhận xét về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp (1960-1987) nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không ngừng (năm 1986 là 3260 người ) song nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, người đông song hoạt động trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. - Để có thể chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, trong những năm qua, bằng các nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tự có, vốn huy động từ CBCNV trong Công ty, nhờ có các thiết bị mới nên ngoài những sản phẩm truyền thống, Công ty đã thử nghiệm chế tạo thành công. Công ty Cao su sao vàng đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện từ con người đến cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như thị trường để tiến bước chắc vào thế kỷ 21, đảm bảo đủ sức cạnh tranh, đứng vững và tiếp tục phát triển khi đất nước hội nhập một cách đầy đủ với khu vực quốc tế.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Bước vào cơ chế thị trường, công ty Cao su sao vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với hoàn cảnh của Công ty, nâng cao năng lực bộ máy tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. - Phó Giám đốc Công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại chi nhánh cao su Thái Bình kiêm Giám đốc chi nhánh cao su Thái Bình: có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản tại chi nhánh cao su Thái Bình.
Do đặc điểm kinh doanh hiện nay, phương pháp kế toán mà Công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, với niên độ kế toán áp dụng từ 1/1 - 31/12 và kỳ hạch toán tính theo tháng. Ngoài ra kế toán còn sử dụng hoá đơn xuất thành phẩm, bảng kê nhập kho thành phẩm, tập hợp chi tiết bán hàng, chi phí quản lý DN, tập hợp hàng giảm giá, hàng bán bị trả lại. Nguồn thông tin mà Công ty sử dụng để phân tích tài chính chủ yếu vẫn là thông tin từ bảng Cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty sử dụng phương pháp tỉ số dùng tính các chỉ số và đánh giá xem tình hình sử dụng tài sản và tài chính của Công ty có hiệu quả không. Nhìn vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2000 và năm 2001 ta cú thể thấy rừ khỏi quỏt về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 2 năm vừa qua.
Vì các khoản nợ ngắn hạn > Tài sản lưu động cho nên nếu phải thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ thì Doanh nghiệp không đủ. Khả năng thanh toán nhanh của Doanh nghiệp trong 2 năm 2000 và 2001 rất thấp đều < 1 có nghĩa là Doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản không phụ thuộc vào hàng tồn kho. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của Công ty để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Đây là vấn đề phức tạp, có quan hệ tới tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên Công ty chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng hiệu quả các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh. Như vậy Công ty cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao cơ cấu vốn và thời gian lưu động vốn, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để không gây ứ đọng ở khâu dự trữ, tăng cường mở rộng thị trường để sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu trong nước.
Chính vì vậy muốn đánh giá đúng tình hình tài chính tại một Doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp cho tương lai đòi hỏi các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính phải đầy đủ, chính xác, phù hợp đảm bảo tính khách quan, trung thực của quá trình phân tích. Để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác phân tích tài chính các Doanh nghiệp cần kiến nghị lên những cơ quan chức năng những bất hợp lý trong quá trình phân tích để các cơ quan chức năng xem xét, khắc phục và hoàn thiện công tác phân tích để công tác phân tích có hiệu quả và phát triển hơn nữa. Cho dù không phải bất cứ một Doanh nghiệp nào đạt được các chỉ tiêu theo hệ thống này bởi còn rất nhiều yếu tố cần được xem xét để mang lại kết luận chớnh xỏc nhưng hệ thống này rừ ràng là một căn cứ quan trọng giúp cho các nhà quản lý tài chính Doanh nghiệp tự đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mình.
Thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các Công ty tài chính, các quỹ đầu tư … để hoà nhập thị trường vốn trong nước với khu vực tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp có thể tự huy động vốn thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh để mở rộng sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, Doanh nghiệp phải phát huy một cách có hiệu quả công tác kế toán nói chung và đặc biệt phát triển hơn nữa công tác phân tích hoạt động tài chính nói riêng để phản ánh một cách chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm giúp Doanh nghiệp có một sự định hướng trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.