MỤC LỤC
Giá trị thực tế = Giá gốc – khấu hao sử dụng + chi phí sửa chữa lớn, đại tu Trường hợp mua theo Giá trị còn lại theo sổ sách kế toán của Người mua bảo hiểm thì cán bộ khai thác nên tìm hiểu giá trị thực tế của thiết bị biết được rằng khách hàng có bảo hiểm dưới giá trị hay không và giá trị là bao nhiêu để có thể áp dụng điều khoản cho phù hợp, mặt khác đây cũng là cơ sở để thuận lợi cho việc giải quyết khiếu nại, nếu phát sinh. Khi cấp đơn bảo hiểm khai thác viên cần xem xét, đánh giá tình hình thực tế của từng loại rủi ro nhận bảo hiểm, các điều kiện, điều khoản, các hạn mức bồi thường… để đưa ra mức phí phù hợp nhất.Tuy nhiên, mức phí mà nhà bảo hiểm được phép áp dụng không được thấp hơn 80% mức phí tham khảo của thị trường để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bởi vì trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt, giá trị công trình lớn, phí bảo hiểm là rất cao, mỗi một công trình xây dựng – lắp đặt có biểu phí riêng, không có biểu phí chung như các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm học sinh sinh viên…Điều này dẫn đến doanh thu cao trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt, phụ thuộc vào giá trị của công trình, ngoài ra công tác khai thác còn ảnh hưởng đến các công tác khác như công tác đề phòng hạn chế tổn thất, công tác giám định bồi thường. Nếu sau khi đã cấp phát hợp đồng cho khách hàng mà phát hiện sai sót cần chỉnh sửa hoặc khách hàng có những thay đổi hợp lý, cần tiến hành sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm.Trường hợp có quá nhiều sai sót, không thể sửa bằng sửa đổi bổ sung thì khai thác viên cần thu lại giấy chứng nhận bảo hiểm gốc, trên cơ sở đó làm tờ trình và cấp lại giấy chứng nhận/ hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng.
Đặc biệt với những nghiệp vụ lớn như nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, việc phân tích cơ cấu khai thác đã giúp cho doanh nghiệp biết được kết quả kinh doanh của nghiệp vụ, từ đó biết thị phần của nghiệp vụ trên thị trường và đưa ra các phương án phát triển nghiệp vụ trong tương lai. Phân tích doanh thu khai thác theo kênh phân phối giúp cho doanh nghiệp biết được kênh khai thác chính này có thực sự hiệu quả hay không, mối quan hệ các chi nhánh ngân hàng - đại lý bảo hiểm cho BIC và BIC có mối quan hệ chặt chẽ hay chưa, kênh tự khai thác của nhân viên có hiệu quả hay không.
Việc xỏc định và vạch rừ tớnh thời vụ của mỗi doanh nghiệp và mỗi loại sản phẩm là rất cần thiết, bởi vì tính thời là cơ sở thực tế giúp doanh nghiệp tổ chức khai thác, lên kế hoạch khai thác, bố trí và sử dụng lao động hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để ký hợp đồng bảo hiểm. Để tăng tính hiệu quả của công tác khi thác doanh nghiệp bảo hiểm cần phải quan tâm đến những chính sách đãi ngộ cho khách hàng như thưởng tiền bảo hiểm cho khách hàng tham gia liên tục, với số tiền bảo hiểm lớn, những khách hàng lâu năm, khách hàng tái tục hợp đồng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác bảo hiểm sau này.
Công ty đã tham gia bảo hiểm cho nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, Tổng công ty trong các lĩnh vực: thủy điện (Công trình thủy điện Dakmi 4, Nhà máy thủy điện Sê San 4, Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah…), xi măng (Nhà máy xi măng Bình Phước,Nhà máy xi măng Hạ Long), đường bộ (dự án tuyến tránh thành phố Vinh, dự án QL 1A đoạn tránh thành phố Đồng Hới…). Để đảm bảo khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, BIC đã có quan hệ hợp đồng với nhiều công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có uy tín trên thị trường quốc tế như Công ty tái bảo hiểm SwissRe, Muniche, Aon Re, Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam( VINARE)… BIC cũng có quan hệ mật thiết với các công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: CunninghamLindsey, Crawford, Mc Larent… và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các Công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại.
Điều này chứng tỏ các cán bộ khai thác đã tận dụng tốt mối quen biết, chủ động tiếp cận với khách hàng để tăng tính chủ động của công ty trong khai thác nghiệp vụ, không quá phụ thuộc vào hệ thống BIDV và đem về cho công ty những hợp đồng giá trị lớn.Tuy nhiên kênh khai thác trực tiếp lại có xu hướng giảm qua các năm vì vậy công ty cần có điều chỉnh hợp lý về số lượng cán bộ khai thác và chính sách hỗ trợ để tăng kết quả qua kênh khai thác này. Điều này cho thấy trình độ sử dụng chi phí để tạo ra doanh thu là khá hiệu quả, vì trong năm đầu tiên tách ra khỏi liên doanh, khả năng chấp nhận rủi ro không còn được như khi còn ở QBE nữa, cộng với rất nhiều khó khăn về hoạt động khác nữa, buộc BIC phải hết sức cẩn trọng trong khâu đánh giá rủi ro và chấp nhận bảo hiểm, vì thế mà những hợp đồng mà BIC khai thác được là những hợp đồng có chất lượng, chi phí khai thác, bồi thường tổn thất không nhiều, thế nên hiệu quả khai thác cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Cũng như tình hình kinh doanh chung của Công ty, thì kết quả và hiệu quả khai thác không ổn định mặc dù tốc độ tăng trưỏng khá cao, nhưng giữa các năm lại có sự chênh lệch lớn và thiếu tính ổn định. Vì vậy vấn đề đặt ra cho công ty trong bối cảnh hiện nay là: ngoài việc tìm kiếm, tạo mối quan hệ thân thiết với một lượng khách hàng quen thuộc thì BIC cũng phải tổ chức tốt công đoạn đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm, tránh việc “ôm đồm”.
Điều này đồng nghĩa với việc BIC cũng như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phải đối mặt với một thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều, bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt đòi hỏi một trình độ nhất định mới tham gia một cách có hiệu quả được, sự cạnh tranh trong nghiệp vụ này được xem là quyết liệt nhất bởi số tiền bảo hiểm của nó cho mỗi công trình là rất lớn, đôi khi lên đến vài tỷ đô như công trình thuỷ điện Sơn La, dự án khí- điện- đạm Cà Mau. - Do xu hướng đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn, công ty lớn mà xu hướng Ngân hàng thành lập các Công ty bảo hiểm ngày càng nhiều (như công ty bảo hiểm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Bảo Nông) hoặn tập đoàn chính thành lập thêm hệ thống Ngân hàng các hệ thống trong tập đoàn là ngân hàng – bảo hiểm – tài chính hỗ trợ lẫn nhau ví dụ như Tập đoàn Bảo Việt thành lập thêm công ty thương mại cổ phần BảoViệt, do đó mà “miếng bánh” thị trường bảo hiểm ngày càng bị chia nhỏ.
Có tới gần 2/3 khách hàng cũ đã không tiếp tục tái tục tại BIC, đây là một mất mát lớn đối với BIC vì việc xây dựng quan hệ khách hàng là rất khó khăn do thương hiệu của BIC còn mới, ít được biết đến chưa có sự tin tưởng của khách hàng. - Xây dựng đội ngũ đại lý chuyên nghiệp nhằm thực hiện phủ kín địa bàn, đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm, tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Vì nếu khâu đánh giá rủi ro được thực hiện đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, đánh giá chính xác và phân tích kỹ lưỡng những yếu tố rủi ro có thể giúp cho nhà bảo hiểm lựa chọn những điều kiện, điều khoản thích hợp cũng như các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, mức khấu trừ và mức phí thích hợp, giảm được một số các chi phí trong khâu khai thác và các khâu tiếp theo, làm tăng thêm tính hiệu quả của khâu khai thác. - Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi cấp phép thành lập các công ty bảo hiểm trực thuộc ngành, công ty, tổng công ty, khắc phục tình trạng chia cắt thị trường, ép buộc các công ty phải mua bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm của ngành mình, tạo tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, không tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm phục vụ có khả năng tốt nhất cho nhu cầu của mình.