Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần May 10 và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu

Xuất phát từ khái niệm gia công thì hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu bao gồm hai nội dung: thứ nhất, bên nhận gia công sẽ nhận gia công cho thương nhân nước ngoài để hưởng tiền gia công, thứ hai, bên đặt gia công thuê bên nhận gia công hàng hóa để kinh doanh thương mại. Do trình độ khoa học công nghệ kém phát triển của nước nhận gia công mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể chuyển giao công nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý để bên nhận gia công có thể hoàn thành được hợp đồng.

Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu 1 Đối với nền kinh tế quốc dân

Tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài, với các trang thiết bị hiện đại và sự quản lí khoa học của họ, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ nâng cao trình độ quản lí và hiện đại được các trang thiết bị, từ đó sẽ góp phần nâng cao trình độ sản xuất trong nước. Mặt khác, khi tiến hành gia công cho nước ngoài, chúng ta sẽ tận dụng được cơ sở nhà xưởng, máy móc, sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư sẵn có trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác nhau, sử dụng "Trademark" (thương hiệu), kênh phân phối hàng hoá của bên đặt gia công ở nước ngoài.

Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động gia công 1 Doanh thu gia công (TR)

- Gia công hàng xuất khẩu cho các nước phát triển, được họ cung cấp cho các mẫu hàng, các trang thiết bị để hoàn thành công việc. Thông qua các mẫu mã mà họ cung cấp, các doanh nghiệp của ta có thể phân tích để từng bước định hình được phong cách tiêu dùng của thế giới, từ đó có thể tiến tới tự cung cấp mẫu mã cho thị trường.

Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu

Khái niệm hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu

- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công;. - Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng gia công.

Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu

Một đặc điểm nổi bật của gia công hàng may mặc khác với các sản phẩm khác là sau khi sản phẩm hoàn thiện được bộ phận KCS (bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm) của Công ty kiểm tra thì các sản phẩm này phải để cho phía đối tác kiểm tra lại rồi sau đó mới được xuất hàng. Tuy việc này làm cho quá trình thực hiện hợp đồng kéo dài thêm một công đoạn nữa nhưng nó giúp phát hiện kịp thời những lỗi sai hỏng để có những biện pháp khắc phục kịp thời ngay từ khi sản phẩm còn ở trong xưởng.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu 1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 1 Nguồn nhân lực

Mặt khác công nhân ngành may phải làm việc vất vả, thường xuyên phải làm tăng ca, tăng giờ nhưng giá lao động thấp nên họ thường chuyển sang làm ngành khác, gây nên tình trạng không có lao động và phải bỏ thêm nhiều chi phí để đào tạo mới nguồn lao động khác. Những lao động có tay nghề và lao động có trình độ cao thường chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang những doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến tình trạng có những doanh nghiệp Việt Nam thiếu những lao động có tay nghề.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần May 10 1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần May 10

    Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về hoạch định các định mức nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, các yêu cầu về kĩ thuật sản phẩm, định mức lao động cho công nhân viên, tổ chức dây chuyền may, giám sát các hoạt động của công nhân kĩ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng thiết bị máy móc, đào tạo bồi dưỡng tay nghề,…. Phòng tài chính kế toán còn tham gia xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền vốn, các quy định về chỉ tiêu tiền mặt, chuyển khoản của các khâu trong công ty, xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành những quy định về ghi chép sổ sách các số liệu ban đầu, các quy định về hạch toán kế toán ở các đơn vị.

    Bảng 1: Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty
    Bảng 1: Tình hình máy móc trang thiết bị của công ty

    Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty 1. Tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty

    Đối với các hợp đồng mua nguyên liệu bán thành phẩm thì các cán bộ phụ trách mặt hàng sau khi có sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và Trưởng phòng kế hoạch sẽ tiến hành hỏi giá, đặt hàng các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu và nếu mức giá hợp lí thì sẽ tiến hành đặt hàng với các đơn vị đó và lưu ý họ về thời gian dự tính đặt mua hàng để các đơn vị đó giao hàng đúng thời hạn, tránh cho công ty khỏi bị động khi tiến hành sản xuất. Khi nguyên phụ liệu đã được nhập kho, các cán bộ quản lý kho cùng với phòng QA sẽ tiến hành kiểm tra số lượng nguyên phụ liệu thực nhập, đối chiếu với hàng mẫu để kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, giám sát để nguyên phụ liệu không bị giảm chất lượng khi đưa vào sản xuất, đồng thời cũng tiến hành bảo quản để các sản phẩm sản xuất ra giữ được chất lượng khi giao hàng.

    Bảng 5: Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu từ 2004 – 2007
    Bảng 5: Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu từ 2004 – 2007

    Đánh giá hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10

      Hiện nay, công ty đã có những bạn hàng ở trên khắp các châu lục trên thế giới, có thể kể ra như: Miles, Handelsgesellschaft, International MHB, New M, Supreme, Seidensticker, Target, K – Mart, … của thị trường châu Âu, Itochu Corp ở thị trường Nhật Bản, Prominent Apparent Ltd, Seidensticker, K-Mart, Resourses Vietnam, Fishman and Tobin,… tại thị trường Mỹ. Với chủ trương “đầu tư chiều sâu – đổi mới công nghệ - kết hợp đầu tư mở rộng và đầu tư mới”, hiện nay, May 10 có một dàn các máy móc thiết bị theo hướng công nghệ hiện đại và tăng năng suất gấp đôi đến gấp 3 so với các thiết bị trước đây như: máy ép quần của xí nghiệp Veston 2, máy vắt sổ hai đầu ở xí nghiệp Hưng Hà, máy chuyên dụng tại các xí nghiệp may sơ mi, quần âu,… Đa số hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty đều được nhập khẩu từ Nhật, Đức, Mỹ,… với trình độ kĩ thuật hiện đại như máy may 1 kim tự động JUKI có bộ phận điều khiển bằng mạch IC, tự động cắt chỉ, lại mũi may theo chương trình định sẵn, máy là thân, máy thiết kế và vẽ tự động,… Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư.

      CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

      Cơ sở đề xuất giải pháp

        Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc EU bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giỏm sỏt “kiểm tra kộp” để theo dừi việc cấp phộp xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU, sẽ tác động đáng kể đến hàng dệt may Việt Nam xuất sang EU, bởi Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. - Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, chú trọng công tác thiết kế thời trang, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp, đẩy nhanh các việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành, tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

        Đánh giá chung về cơ hội và thách thức của công ty cổ phần May 10 1. Cơ hội

          - Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, chú trọng vào việc phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. - Thứ hai, công ty phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong ngành, các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế hơn về trình độ quản lý sản xuất, công nghệ, vốn,….

          Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10

            Ngoài ra, công ty cần thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí, sử dụng các tài sản một cách hợp lí, thực hiện hạch toán đầy đủ chính xác tình hình thu chi tài chính, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng vốn để đảm bảo kế hoạch sử dụng vốn của công ty, thực hiện kiểm tra định kì để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, đảm bảo kế hoạch tái đầu tư sản xuất và tăng vòng quay của vốn. Một mặt mở rộng thị trường nguyên phụ liệu bằng cách kí hợp đồng với các doanh nghiệp dệt, mặt khác, công ty tiếp tục tham gia vào chuỗi liên kết các doanh nghiệp dệt may đã có ( ví dụ chuỗi doanh nghiệp sợi Phú Bài, dệt Sơn Trà, nhuộm Yên Mỹ) hoặc tự liên kết với các doanh nghiệp khác để tạo thành chuỗi sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí lại chủ động trong khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu.