Ảnh hưởng của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng địa phương

MỤC LỤC

CÂU HỎI, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Phương pháp luận 1. Quan điểm
    • Phương pháp nghiên cứu

      Đề tài tập trung vào phạm vi nghiên cứu tác động của việc thành lập KBTTN Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng ở bản Nậm Pắc và bản Đoàn Kết thuộc xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, là nơi cộng đồng từ lâu sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực quản lý của KBTTN Mường Nhé. Thảo luận: Mục đích nhằm nắm bắt tổng thể các hoạt động và bối cảnh địa phương, các chính sách, quyết định, nghị quyết, các nhận thức trong quản lý tài nguyên và bảo tồn ở địa phương; tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân xã, Kiểm lâm, KBT, Bộ đội và Bộ đội Biên Phòng.

      Sơ đồ Venn: Công cụ này được sử dụng để so sánh các vấn đề  và tương phản của vấn
      Sơ đồ Venn: Công cụ này được sử dụng để so sánh các vấn đề và tương phản của vấn

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

      Lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội 1. Lịch sử hình thành

      • Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý
        • Tài nguyên động, thực vật 1. Tài nguyên thực vật

          Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, 2008 Phần lớn các loại đất đai trong khu vực có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, tơi, xốp, có độ ẩm cao còn. Hệ thực vật ở KBTTN Mường Nhé khá phong phú, được phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau, tạo nên các kiểu rừng với nhiều ưu hợp, điển hình như: ưu hợp Sồi, Dẻ, Giổi, Re, Thích, Pơ mu, Thông nàng; ưu hợp cây lá rộng, Vầu, Pơ mu;. Trong số các loài thực vật này, có 236 loài cây cho gỗ điển hình, 306 loài cây thuốc và 15 loài cây cho dầu, trong đó, số loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam là 29 loài, số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới là 4 loài, số loài không có tên trong sách Đỏ Việt Nam nhưng có tên trong sách Đỏ Thế giới là 6 loài.

          Những họ có nhiều loài phân bố trong khu vực này là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Lan (Orchidaceae), họ Đậu (Fabaceae),… Đặc biệt, trong KBTTN Mường Nhé có hơn 200 ha rừng Pơmu có đường kính từ 1,5 – 1,8 m tập trung quanh khu vực Pu Huổi Luông. Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, 2008 Trong số này, có tới 29 loài có tên trong sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới, như Kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Thất diệp Trung Quốc (Paris chinensis), Trầm (Aquilaria crassna), Ba gạc Ấn Độ (Pottsia laxiflora),. Hiện tại các loài dưới đây được xem như là những đối tượng bảo tồn quan trọng ở KBTTN Mường Nhé: Gấu chó (Ursus malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Vượn bạc má (Nomacus leucogenys), Voọc xám (Trachypethicus phayrii), Công (Pavo muticus), Niệc cổ hung (Aceros nipalensis),.

          Tập quán canh tác lạc hậu, cộng với điều kiện địa hình tương đối phức tạp, việc đầu tư về giống vốn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng đạt thấp. Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2008 Trong khu vực vẫn còn tình trạng sử dụng đất theo cổ truyền không có các biện pháp cải tạo làm giàu và duy trì độ phì cho đất, chưa áp dụng biện pháp chống xói mòn để bảo vệ đất đai dẫn đến tình trạng đất chỉ canh tác được 2 - 3 năm, năng suất giảm phải bỏ hoang. Do phần lớn dân cư ở khu vực thuộc thành phần dân tộc ít người, có tập quán và thói quen sống dựa vào tài nguyên rừng nên nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên rừng rất lớn.

          Trước đây là Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với UBND huyện và phòng địa chính, nay có thêm BQL KBTTN Mường Nhé đã thực hiện giao đất giao rừng cho từng xã tuy nhiên tốc độ triển khai còn chậm diện tích đã giao khoán là 7.150 ha cho 520 hộ gia đình (chiếm 9,8% rừng và đất trống đồi trọc).

          Bảng 1. Các loại đất ở KBTTN Mường Nhé
          Bảng 1. Các loại đất ở KBTTN Mường Nhé

          Tác động của xây dựng KBTTN Mường Nhé đến khai thác tài nguyên và sản xuất

          • Tác động đến thu nhập

            Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với hầu hết các cộng đồng, đặc biệt đối với các vùng mà sản xuất nông nghiệp thì nguồn thu, nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu nhờ vào tài nguyên đất. Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Mường Nhé, 2008 - Lúa nước: Người dân sử dụng các giống lúa địa phương, chúng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai trong khu vực. Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn, tháng 12/2009 Như vậy, tính từ thời điểm KBTTN Mường Nhé được thành lập thì đa số người dân đều cho rằng diện tích canh tác nương rẫy của họ không đổi.

            Theo báo cáo của KBTTN Mường Nhé, đến thời điểm tháng 11/2009, xã Chung Chải có 02 điểm chăn thả gia súc tập trung tại khu vực đầu nguồn suối Nậm Ma và Thác Rồng nằm trong diện tích của KBT. Từ khi thành lập BQL KBTTN Mường Nhé, năm 2008, cộng đồng xã Chung Chải đã được hưởng lợi trực tiếp từ việc nhận khoanh nuôi tái sinh và khoán bảo vệ rừng với BQL KBT. Đến năm 2009, thu nhập này tăng lên gấp đôi theo quyết định số1274/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 27/7/2009 về việc phê duyệt thiết kế dự toán đầu tư hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng tự nhiên chuyển tiếp cho Ban quản lý KBTTN Mường Nhé (Bảng 14).

            Nguồn: Ban quản lý KBTTN Mường Nhé, 2009 Ngoài lợi ích trực tiếp là tăng thu nhập, cộng đồng xã Chung Chải còn được hưởng lợi gián tiếp từ hoạt động bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh. Theo kết quả phỏng vấn các hộ gia đình trong xã, trong những năm gần đây người dân không phải chịu những thiên tai như hạn hán, lũ lụt,…; nguồn nước tại địa phương vẫn được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt cũng như canh tác lúa nước.

            Bảng 12. Tình hình sử dụng tài nguyên đất (Đơn vị tính: ha)                          Năm
            Bảng 12. Tình hình sử dụng tài nguyên đất (Đơn vị tính: ha) Năm

            Tỷ trọng thu nhập từ 2008 – Nay

            • Kết quả thảo luận
              • Giải pháp

                Sự nghèo đói là hậu quả của trình độ sản xuất lạc hậu và thực trạng thu nhập của địa phương đồng thời là nguyên nhân dẫn đến khai thác tài nguyên, phá rừng của cộng đồng các dân tộc trong điểm nghiên cứu (Sơ đồ 1). Cơ quan này có quan hệ trực tiếp với người dân trong việc hỗ trợ chính sách, đời sống kinh tế - văn hóa… Gần 100% người dân xã Chung Chải làm nông nghiệp, nhưng mối liên hệ giữa cộng đồng với các bên như Trạm bảo vệ thực vật, Trạm thú y, Khuyến nông – khuyến ngư… rất hạn chế. Hỗ trợ của các chương trình trước và sau thành lập KBTTN Mường Nhé Sự hỗ trợ cho cộng đồng địa phương xã Chung Chải từ các chương trình hỗ trợ trước và sau khi KBTTN Mường Nhé được thành lập được thể hiện ở bảng 18.

                - Trong những năm qua do không có sự quản lý của cộng đồng, hay Nhà nước hoặc đồng quản lý hoặc hoạt động quản lý tài nguyên rừng không hợp lý, chú trọng đến khai thác tài nguyên – khai thác không theo chu kỳ tái tạo tự nhiên. - Việc qui hoạch sử dụng đất ở địa phương triển khai chậm: một số diện tích đất rừng, đất canh tác trước đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) từ năm 2001 theo Chương trình 164 về việc giao đất, giao rừng nay đã qui hoạch trong KBT. - Hoàn chỉnh bộ máy về quản lý bảo tồn trên cơ sở Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng; hoàn chỉnh Đề ánh chi tiết thành lập Ban quản lý KBT; hoàn chỉnh tổ chức nhân sự và cơ cấu bộ máy; hoàn chỉnh các Qui chế, gồm: qui chế quản lý KBT; qui chế làm việc, qui chế tài chính.

                Trước mắt, cần huy động nguồn lực của tỉnh phối hợp với các Viện và Trường như Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh Vật. - Xây dựng “cơ chế đồng quản lý” hoặc “quản lý dựa vào cộng đồng” trên cơ sở thực tiễn của địa phương, đồng thời phát huy quyền tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng các quyết định về quản lý bảo tồn. - Song song với xây dựng KBT, Dự án phát triển kinh tế vùng đệm cần được triển khai nhằm mục đích nâng cao nhận thức về bảo tồn và sinh kế của cộng đồng hạn chế những tác động tiêu cực lên tài nguyên rừng.

                - Cộng đồng từ lâu có sự phụ thuộc rất lớn đến tài nguyên rừng ở Mường Nhé nói chung và KBTTN Mường Nhé nói riêng, một phần thu nhập, thực phẩm, lương thực của họ phụ thuộc vào các loài động vật rừng, cá, gỗ, LSNG; Tỷ trong trong tổng thu nhập giảm dần theo thời gian.

                Bảng 16. Phân tích công cụ PNPR Trước năm 2008 Sau 2008 Phân tích/
                Bảng 16. Phân tích công cụ PNPR Trước năm 2008 Sau 2008 Phân tích/

                PHIẾU ĐIỀU TRA

                Diện tích đất nương rẫy của gia đình thay đổi như thế nào trong những năm gần đây?. Gia đình ông/bà hiện nay cókhó khăn gì so với khi chưa có KBT không?.