MỤC LỤC
Rèn luyện cho HS các kĩ năng đọc, hiểu kênh hình có trong SGK mới và biết xây dựng một số dạng dạng KH đơn giản tự tạo để nâng cao chất lượng dạy học SH 11 là vấn đề mới đối với các đối tượng HS lớp 11 cả nước. Nhưng với đặc thù HS người dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với HS trường Văn hoá I – Bộ công an thì cần phải giải quyết yêu cầu trên sao cho phù hợp đối tượng HS luôn là mối quan tâm thôi thúc những GV đứng lớp chúng tôi.
Trong thời đaị công nghệ thông tin việc ứng dụng những thành tựu công nghệ này vào giáo dục đã tạo ra cuộc cách mạng về công cụ và phương pháp dạy học mà sự học tập có sự hỗ trợ của máy tính, sử dụng các phần mềm dạy học, sử dụng các phuơng tiện nghe nhìn đa năng. PTDH trực quan giúp cụ thể hóa những kiến thức lý thuyết cơ bản, trừu tượng và phức tạp để học sinh tiếp thu đầy đủ và sâu sắc nội dung học tập, đồng thời giúp học sinh khái quát hóa lí thuyết từ những sự kiện, hiện tượng để đi sâu vào bản chất đối tượng học mà HS cần chiếm lĩnh, PTDH giúp cho HS hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi sáng tạo, giúp các em phát huy tính tích cực, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, giúp phát triển các năng lực tư duy và năng lực hành động, giáo dục lòng ham mê nghiên cứu khoa học, thói quen làm việc khoa học và hiệu quả cho học sinh.
Trong khi giáo viên tổ chức hoạt động học tập mà không kèm theo việc tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng thì các em có những khó khăn trong việc nghe hiểu để hoạt động tư duy bất nguồn từ chỗ thiếu những cảm giác và tri giỏc trực tiếp, khú khăn về phương diện tớnh tớch cực của sự chỳ ý, tớnh rừ rệt của biểu tượng, sự sâu sắc của tư duy, tính vững chắc của ghi nhớ. Với ý nghĩa đó, A.N.Leonchev chia các tài liệu trực quan thành hai loại: Những tài liệu trực quan dùng để mở rộng kinh nghiệm cảm tính, và những tài liệu trực quan dùng để khám phá ra bản chất của hiện tượng nghiên cứu, giải thích các định luật, dẫn dắt HS đến những khái niệm khoa học.
Chức năng cơ bản của phân hóa dạy học theo đối tượng HS là làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với cá nhân người học, với những đặc điểm khác nhau của nhóm dân cư, nhóm xã hội, nhóm tuổi, với bản chất tự nhiên và xã hội của việc học tập và với điều kiện học tập khác nhau để đảm bảo chất lượng học tập, đồng thời đáp ứng hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục, nhu cầu xã hội. Để hình ảnh trực quan về đối tượng học tập trở thành kênh thông tin, một mặt quan trọng và rất cần thiết đó là sự hoạt động của HS , để giúp HS đọc và hiểu được KH thì người GV cần có phương pháp phù hợp với đối tượng HS, tuỳ theo từng vấn đề, mặt khác hình ảnh trực quan ấy phải tác động phù hợp với cơ quan cảm giác và nằm trong vùng ngưỡng tri giác của nó. Trong lý luận dạy học sinh học, theo GS Đinh Quang Báo, PGS Nguyễn Đức Thành, Tiến sĩ Dương Tiến Sỹ và một số tác giả khác[5], [6], [42], trong quy trình hình thành khái niệm cho HS người GV phải tổ chức cho HS quan sát các cứ liệu trực quan không những để làm điểm tựa cho nhận thức cảm tính mà còn cụ thể hóa các khái niệm trừu tượng, bước này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó cơ sở cho cho thực hiện các thao tác tư duy và rút ra bản chất khái niệm.
Các kiến thức Sinh học 11 là các kiến thức sinh học đại cương, SH11 đề cập các hoạt động sống, các quá trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hoá vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh tr ưởng và phát triển, sinh sản, mối quan hệ phụ thuộc giữa các quá trình sinh học ở mức cơ thể và mức tế bào, tác động của môi trường đến các quá trình sinh học của cơ thể [9]. Hệ KH trong SGK 11 đã được các tác giả lựa chọn công phu, có nội dung phù hợp, tính trực quan cao, chứa đựng lượng thông tin cần thiết, có vai trò trong định hướng tư duy, tổ chức nhận thức..KH là ảnh chụp, hình vẽ mô tả nội dung học tập có tính trực quan cao, nhờ loại KH này HS biết được quá trình, nội dung, vị trí, mối quan hệ giữa các dạng kiến thức. Về cơ sở lý luận dạy học đó là KH sử dụng trong các khâu của qúa trình dạy học, nhưng quan trọng nhất là khâu giới thiệu tri thức mới, tuy nhiên KH có tác dụng không nhỏ để ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá nếu GV sử dụng các loại KH như dạng bài tập, còn HS sử dụng KH để tự kiểm tra và tự đánh giá sự nắm vững kiến thức và trình độ thành thạo về kĩ năng tái tạo mô hình.
KH dùng trong rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng tư duy như quan sát, làm thí nghiệm, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa..; Dùng KH để ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức học tập của học sinh; Dùng KH để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó hình thành cho HSDTTS biết, hiểu và vận dụng để học tập giáo trình, nâng cao hiệu quả học tập bộ môn. Mục tiêu của đề tài là nhằm xây dựng cơ sở khoa học và cách tiến hành các biện pháp dạy học rèn luyện cho HSNDTTS một số kĩ năng cơ bản về sử dụng tốt kênh hình SGK và xây dựng một số dạng KH tự tạo đơn giản để nâng cao chất lượng dạy học SH 11, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này chúng tôi đề cập đến một số bảng khái quát hóa kiến thức và một số dạng sơ đồ đơn giản, sơ đồ grap hóa. Qua thực tiễn nghiên cứu và kết quả mà đề tài đã thu được chúng tôi thấy do rèn luyện được cho HSNDTTS cấp THPT các kĩ năng sử dụng tốt KH có trong SGK và biết cách lập các loại sơ đồ đơn giản và các dạng bảng khái quát hoá kiến thức như chương trình chúng tôi đã đề ra đã có tác dụng làm cho các em tăng thêm niềm ham thích, hứng thú, say mê, tự tin trong học tập và quan trọng là có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
GV gọi 1 số HS đọc nội dung khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật, cho ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở động vật. + file ảnh phát triển ở phôi thai người GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm, lập grap nội về các kiểu phát triển ở động vật. - Sinh trưởng ở cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào động vật.
(?) Sinh trưởng và phát triển ở động vật qua biến thái có gì khác với hình thức sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?. GV file ảnh sinh trưởng ở châu chấu (?) Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn thường xảy ra ở đối tượng sinh vật nào?.
+ Nguồn gốc: Êtylen được sinh ra ở các loại mô trong cơ thể thực vật, êtylen được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương. + Tác dụng: Êtylen thúc quả chín sớm, rụng lá, tạo quả trái vụ, ức chế sinh trưởng chiều cao, tăng sinh trưởng bề ngang của thân cây, khởi động tạo rễ lông hút ở cây mầm rau diếp xoắn, cảm ứng ra hoa ở cây họ dứa, gây sự ứng động ở lá cà chua. Là biến thái trải giai đoạn ấu trùng giống con trưởng thành (phải qua nhiều lần lột xác mới thành con trưởng thành).
Là sinh trưởng và phát triển mà con non có đặc điểm hình thái và sinh lí gần giống con trưởng thành. Là sinh trưởng và phát triển trực tiếp: Từ trứng thụ tinh thành hợp tử, phôi, con non, con trưởng thành.
Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá TB và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Sự phân bố không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng TB đối với ion. Phát triển những tập tính học được Câu 7: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng?.
Muốn ngon cây mọc nhanh và ức chế phát triển của chồi bên, ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin và ngược lại. (0,5 điểm) Đánh thức chồi ngủ: Sử dụng các hoá chất (este, H2O2) hoặc các chất kích thích sinh trưởng: Gibêrelin.