Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra Đồng bằng sông Cửu Long sang thị trường EU

MỤC LỤC

Phân nhóm thị trường thủy sản EU

Ở khu vực Bắc Âu, người tiêu dùng thích các loài thủy sản nước lạnh như cá trích, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi trong khi đó cá melúc, mực, bạch tuộc và nhiều loài giáp xác khác được ưa chuộng hơn cả ở khu vực Ðịa Trung Hải. Phân đoạn thị trường khác là theo dạng sản phẩm như phương thức bảo quản sản phẩm tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh; hoặc chế biến sẵn và dạng sản phẩm được chế biến như nguyên con, phi lê, cắt miếng, sơ chế, ăn liền.

Hệ thống phân phối thủy sản EU

Do nhờ họ có mối quan hệ lâu đời với các nhà cung ứng của họ nên họ có thể yêu cầu nhà xuất khẩu về các tiêu chí xuất khẩu như: chất lượng, kích cỡ, quy cách đóng gói…và các tiêu chí họ yêu cầu ngày càng cao , phù hợp khách hàng của họ. Nhà xuất khẩu thủy sản nhìn chung sẽ phân phối cho nhà nhập khẩu EU, những nhà trung gian này đã thiết lập mối quan hệ lâu đời với khách hàng của họ và họ biết tốt hơn về yêu cầu của thị trường nội địa và người tiêu dùng cuối cùng.

Cơ chế quản lý hàng thủy sản nhập khẩu EU

Nội dung chính của cả hai Chỉ thị này là tất cả các sản phẩm cá (bao gồm tươi, ướp lạnh, đông, đóng hộp, hun khói, khô) qua quá trình chuẩn bị, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ từ cơ sở chế biến, khi nhập khẩu vào EU từ 1 quốc gia thứ 3 phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm. quyền tại quốc gia liên quan. Danh sách các công ty được cho phép xuất khẩu do Ủy ban Châu Âu xác nhận và được công bố trong Official Journal của EU). Đối với chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dư lượng hóa chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.

KINH NGHIỆM NUÔI TRỒNG VÀ XUẤT KHẨU CÁ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀO EU

Quy định 1251/2008 bao gồm nhiều yêu cầu liên quan đến điều kiện nhập khẩu và các chứng nhận đối với thủy sản nuôi và các sản phẩm có liên quan (trứng cá..) nhập khẩu vào EU để nuôi thả trong nhiều vùng nước của EU trước khi đưa vào chế biến (hoặc không chế biến) hoặc là để phục vụ tiêu dùng của con người. Ở các quốc gia này, nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng vào sản xuất cá giống có chất lượng cao như sàng lọc cá bố mẹ sạch bệnh bằng phương pháp kiểm tra PCR, sử dụng cá bố mẹ sạch bệnh để sản xuất giống, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, tăng cường áp dụng các chế phẩm sinh học, áp dụng các biện pháp kiểm dịch vệ sinh nghiêm ngặt.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2008

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Thực trạng xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL
    • Thành tựu và hạn chế trong chế biến xuất khẩu cá tra .1: Thành tựu

      Khu vực tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác các loại nông sản và là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu nông sản để chế biến thức ăn cho cá nuôi (cám, tấm, đậu, bắp..) Một thuận lợi nữa là vào cuối mùa gió Tây - Nam hàng năm (sau đỉnh lũ) nước sông từ thượng nguồn đổ xiết về hạ lưu và mang về nguồn lợi cá tự nhiên rất dồi dào cả về số lượng lẫn chủng loại. Đáng chú ý cũng nằm trong mục tiêu trên, các tỉnh trọng điểm về nuôi cá tra tại ĐBSCL quan tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến, khuyến khích nông dân nuôi theo ngưỡng an toàn, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn SQF 1000, SQF 2000 trong nuôi trồng thủy sản nhằm xây dựng những vùng nguyên liệu chất lượng cao hướng tới xuất khẩu. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL chưa cao mặc dù cá tra ĐBSCL đã được biết ở nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu được phân phối qua các nhà xuất khẩu và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau của nhà xuất khẩu chứ không phải thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

      Bảng 2.4  Tình hình xuất khẩu cá tra ĐBSCL (2003-2008)
      Bảng 2.4 Tình hình xuất khẩu cá tra ĐBSCL (2003-2008)

      THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀO EU

      • Kết quả xuất khẩu cá tra vào EU 2005-2008

        Kênh phân phối: Hầu hết cá tra xuất khẩu sang Tây Ban Nha được phân phối chủ yếu qua các nhà xuất khẩu và các đại lý, các nhà xuất khẩu và đại lý sau khi nhận hàng tại cảng sẽ phân phối cho các công ty tái đông và đóng gói giao cho những nhà bán sỉ và các công ty chế biến, sau đó cá tra mới được phân phối đến nhà bán lẻ, quán ăn, nhà hàng, căn tin, trường học…. Tuy Cá ĐBSCL mang tính đặc thù với chất lượng cao, chiếm thị phần cao nhất trong nhập khẩu cá nước ngọt của Eu nhưng cá catfish của Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia (những nước có điều kiện tự nhiên giống Việt Nam) đặc biệt là Trung Quốc đã gia tăng thị phần nhập khẩu cá ở EU trong tương lai Trung Quốc sẽ gây ra sức ép cạnh tranh đối với các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia có một số chính sách trợ cấp nói chung và đối với ngành thủy sản nói riêng thể hiện một số khía cạnh cần phải điều chỉnh để phù hợp hơn với quy định của WTO, nhất là các biện pháp thưởng xuất khẩu, cho vay ưu đãi v.v… Thậm chí, nếu Việt Nam không chứng minh các chính sách này tuân thủ các nghĩa vụ mà WTO đã đề ra thì sẽ phải bị bãi bỏ, nếu không sẽ vấp phải sự phản đối và thậm chí là trả đũa của các thành viên WTO khi đã gia nhập WTO.

        Bảng 2.7  Tình hình xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang Tây Ban Nha
        Bảng 2.7 Tình hình xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang Tây Ban Nha

        PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA

          Từ đó là hệ lụy làm cho cá tra nuôi mắc phải nhiều chứng bệnh và dịch bệnh lan truyền khó kiểm soát, người nuôi trồng đã lạm dụng không ít loại kháng sinh và thuốc thú y thủy sản để cứu đàn cá trong khi đó thị trường tiêu thụ EU đòi hỏi khắt khe hơn và đưa ra nhiều qui định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn đối với hàng cá tra nhập khẩu. W4: Sản xuất thức ăn và cung ứng chế phẩm xử lý môi trường còn nhiều bất cập - lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế và vệ sinh an toàn sản phẩm cá tra xuất khẩu - không được quản lý tốt và bị chi phối chủ yếu bởi các cty nước ngoài hay liên doanh, do đó chất lượng và giá cả đều khó kiểm soát và lợi ích của người nuôi phụ thuộc nặng nề vào nhà cung cấp nhất là khi biến động giá cả, cung cầu trên thị trường. Về Marketing: 44 % doanh nghiệp có web site riêng, hơn 56 % doanh nghiệp quảng cáo trên web của hiệp hội vasep và tạp chí thương mại thủy sản Việt Nam, 24 % doanh nghiệp quảng cáo trên tạp chí chuyên về thủy sản (seafood international), 54% doanh nghiệp tham gia hội chợ ở nước ngòai và 90 % doanh nghiệp đã từng tham gia hội Vietfish.

          Bảng 2.14 Đánh giá mức độ ổn định nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu Mức độ ổn định nguyên liệu Số doanh nghiệp Tỉ trọng %
          Bảng 2.14 Đánh giá mức độ ổn định nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu Mức độ ổn định nguyên liệu Số doanh nghiệp Tỉ trọng %

          CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO XUẤT KHẨU CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU

          • Mục tiêu của giải pháp 1 Mục tiêu chung

            - Bên cạnh việc phát triển trên phải đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu có qui hoạch tổng thể để ngành nuôi trồng, chế biến cá tra phát triển bền vững. - Nhà nước và hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, quản lí nhằm ổn định lợi ích của các bên tham gia, hạn chế rủi ro cho nhà nuôi trồng và sản xuất. Bên cạnh đó, nhà nước đứng ra thương lượng với nước nhập khẩu EU để duy trì và mở rộng xuất khẩu cá tra.

            SWOT

            CÁC GIẢI PHÁP NHẦM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU

            • Hoàn thiện và phát triển các doanh nghiệp chế biến
              • Giải pháp để thâm nhập thị trường EU xuất khẩu

                Chỉ tiêu về diện tích, sản lượng cá nuôi cần phải căn cứ vào các qui luật của kinh tế thị trường - nhất là qui luật cung cầu, qui luật giá trị để tính toán cân đối trong quá trình qui hoạch, nhằm tạo điều kiện cho qui hoạch có tính khả thi cao, không để xảy ra tình trạng qui hoạch treo, qui hoạch trên giấy, không khả thi, không đưa được vào cuộc sống. Bên cạnh đó nhà nước còn đóng vai trò đưa ra các quy định, khuôn khổ thể chế và cơ sở luật pháp để các bên thực hiện,vai trò điều hành, chỉ đạo các bộ ngành và doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ để bao tiêu hết cá tra và bảo đảm nguồn hàng cho các hợp đồng đã ký, cùng với việc thực hiện chớnh sỏch linh hoạt, đỳng đắn. Việc nâng cao chất lượng này không đồng nghĩa với việc giảm giá thành (bằng cách quay tăng trọng để giảm định mức sản xuất, tăng mạ băng)… mà quan trọng là phải nâng cao tay nghề của công nhân để nâng cao năng suất và nâng cao trình độ của bộ phận quản lý để quản lý một cách có hiệu quả nhất, đổi mới công nghệ để có hiệu suất cao hơn.

                Hiệp hội này sẽ có thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được nhà nước giao để ứng xử với các bên liên quan như DN, người nuôi, nhà sản xuất thức ăn,… Trong các công việc như quy định giá, khối lượng xuất khẩu, sản lượng, diện tích và mùa vụ nuôi, và giá bán cá nguyên liệu, quy định chất lượng cá tra xuất khẩu cho từng thị trường cụ thể. Để thực hiện mục tiêu trên, ngòai các giải pháp như ổn định nguồn nguyên liệu cả về chất lượng lẫn số lượng, nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ, các cách để xúc tiến xuất khẩu thì việc liên kết giữa của mắc xích trong chuỗi liên kết với vai trò điều phối của nhà nước là rất quan trọng.

                Hình 3.1: “Mô hình liên kết dọc hoàn thiện” của VASEP
                Hình 3.1: “Mô hình liên kết dọc hoàn thiện” của VASEP